Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực làm việc của người lao động tại các khu công nghiệp huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 55)

Phần 3 Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Qua nghiên cứu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm dân số, nguồn nhân lực cho thấy huyện Yên Phong trong quá trình CNH - HĐH có những thuận lợi và khó khăn sau:

Những thuận lợi

- Yên Phong có điều kiện tự nhiên, tiềm năng đất đai lớn, khí hậu tƣơng đối thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất nông nghiệp theo hƣớng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi.

- Nền kinh tế đã và đang chuyển dịch đúng hƣớng, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá.

- Nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ cao, lao động có năng lực và chuyên môn ngày càng cao. Cùng với tăng trƣởng kinh tế khá, nguồn lao động sẽ là nguồn lực lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới.

- Công tác văn hoá, y tế, giáo dục... dần đƣợc đầu tƣ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con ngƣời, đảm bảo đáp ứng và phục vụ ngày càng tốt cho nhu cầu của ngƣời dân và sự phát triển của huyện..

- Năng lực trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, tổ chức sản xuất kinh doanh có nhiều kinh nghiệm ... là điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế trong những năm tiếp theo.

- Do ảnh hƣởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, việc phục hồi kinh tế trong nƣớc rất chậm gây nên nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng, ảnh hƣởng lớn tới đời sống dân sinh.

- Trong phát triển kinh tế chƣa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng. Do vậy, tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá nhƣng chƣa bền vững. Sự gia tăng dân số tự nhiên, dân số tăng cơ học và sự hình thành các khu đô thị, khu tái định cƣ phải cần một quỹ đất để xây dựng nhà ở, bố trí sắp xếp lại dân cƣ.

- Tiến độ thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn, tiến độ chậm do thiếu kinh phí đầu tƣ và sự vào cuộc của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chƣa thực sự tích cực sâu sát, còn có ý trông chờ ỉ lại nguồn vốn cấp trên.

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn và phát triển dịch vụ của Yên Phong còn chậm so với nhiều huyện trong tỉnh. Tiểu thủ công nghiệp phát triển không đều, quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, một số doanh nghiệp hoạt động chƣa hiệu quả.

- Nguồn lao động dồi dào cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cách thức nào để sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội, nâng cao năng lực làm việc tạo nguồn thu nhập cho ngƣời lao động góp phần vào sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế địa phƣơng.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng còn nhiều vấn đề phải đƣợc giải quyết, đặc biệt là đƣờng giao thông, nƣớc sạch, các công trình công cộng, văn hoá, thể dục thể thao, các khu vui chơi giải trí, các cụm thƣơng mại.

Trong giai đoạn 2015-2020, Yên Phong tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển, tạo nền tảng vững chắc sớm đƣa Yên Phong trở thành thị xã. Để thực hiện thànhh công mục tiêu trên, Yên Phong xác định thực hiện 3 khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Trƣớc hết là việc xác lập không gian kinh tế và đô thị gắn với chƣơng trình phát triển đô thị Bắc Ninh; nâng cấp thị trấn Chờ thành đô thị loại IV. Bên cạnh đó, huyện sẽ tạo bƣớc đột phá về phát triển công nghiệp; đẩy nhanh tốc độ phát triển các loại hình dịch vụ, nhất là các dịch vụ phục vụ các khu, cụm công nghiệp. Huyện cũng tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu cho các dự án công nghiệp trên địa bàn.

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực làm việc của người lao động tại các khu công nghiệp huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)