Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực làm việc của người lao động tại các khu công nghiệp huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực làm việc của ngƣời lao động trong các KCN trên thế giới KCN trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia không đƣợc thiên nhiên ƣu đãi để có nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào, nhƣng là một quốc gia nổi tiếng về phƣơng pháp quản lý và chế độ đãi ngộ lao động để có những thành công và phát triển vƣợt bậc ngày nay. Nâng cao năng lực làm việc của lao động đƣợc xác định vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật thực sự đƣợc chú trọng tại Nhật. Sự coi trọng từng cá nhân trong các công ty Nhật Bản là căn cứ xác lập sự thành công trên toàn thế giới. Phƣơng thức quản trị này chính là chìa khóa để chất lƣợng lao động tại các công ty Nhật Bản đƣợc nâng cao và đƣợc thế giới công nhận, mà ví dụ nhƣ TOYOTA và ISUZU là hai thƣơng hiệu nổi tiếng thế giới trong thị trƣờng ô tô. Toyota và Isuzu luôn nhấn mạnh, đề cao công tác đào tạo lao động về kinh doanh, tác phong làm việc tạo hình ảnh chuyên nghiệp cho NNL.

Nhật Bản liên tục khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy khả năng sáng tạo và luôn có phần thƣởng xứng đáng cho sáng kiến sáng tạo của ngƣời lao động.

Nhƣ vậy, chế độ ƣu đãi, trọng dụng ngƣời có năng lực làm việc trong quản lý và sử dụng, trong đào tạo và phát triển lao động của Nhật Bản, là chế độ đãi ngộ xứng đáng. Từ cơ chế đãi ngộ đó, ngƣời lao động nhất là lao động có năng lực luôn trung thành và tận tâm với công việc. Đó là bí kíp để ngƣời lao động Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới.

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc là một quốc gia rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên nhƣng vƣơn lên thành một trong 15 nƣớc phát triển nhất trên thế giới. Có đƣợc thành tựu ngày nay chính là dựa vào ngƣời lao động. Chính phủ Hàn Quốc khẳng định mục tiêu: Bồi dƣỡng tính sáng tạo, tinh thần kỷ luật tự giác, tính cạnh tranh, phát triển khả năng và nhân cách bảo vệ, phát huy sức mạnh, ý chí dân tộc, năng lực, trí tuệ của ngƣời Hàn Quốc lên những trình độ cao nhất, đƣa Hàn Quốc trở thành một quốc gia có vai trò chủ chốt trong các vấn đề của thế giới. Do đó, đào tạo để phát triển năng lực làm việc của ngƣời lao động là mối quan

tâm không chỉ đƣợc Chính phủ mà các hãng kinh doanh, dân chúng đều tạo điều kiện tốt nhất cho đào tạo.

2.2.1.3. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nam Phi

Ngay từ khi trở thành nhân viên của công ty, ngƣời lao động đƣợc trang bị đồng phục đầy đủ và các phƣơng tiện bảo hộ lao động cá nhân đƣợc cấp phát cho ngƣời lao động sản xuất trực tiếp.

Lao động sản xuất trực tiếp đƣợc phân chia theo nhóm trong sản xuất và không thay đổi vị trí làm việc tại mỗi phân xƣởng để nâng cao tính chuyên môn hóa. Hàng năm, công ty lựa chọn một số nhân viên kỹ thuật và thay phiên nhau đi học tập ở nƣớc ngoài (trong đó có Việt Nam) để tìm hiểu về công nghệ sản xuất, các sản phẩm hiện hành đƣợc ƣa chuộng, xu hƣớng tiêu dùng của khách hàng, các mẫu mã thiết kế mới. Công ty đề cao tính sáng tạo cho nhân viên và có phần thƣởng lớn và tôn vinh tập thể cho ngƣời đƣa ra sáng kiến, nhất là ngƣời thiết kế mẫu sản phẩm và đƣa đƣợc sản phẩm đó sản xuất thành sản phẩm đƣợc tiêu thụ.

2.2.2. Kinh nghiệm của các địa phƣơng của Việt Nam

a. Kinh nghiệm của Hà Nội

Nhiều cơ quan, các nhà quản lý cho phép nhân viên, ngƣời lao động tự sắp xếp thời gian làm việc của mình. Với kế hoạch thời gian làm việc đƣợc đề xuất tự nguyện, ngƣời lao động đã có đƣợc những khoảng thời gian hợp lý cho công việc và an tâm tận hƣởng ngày nghỉ với ngƣời thân. Với chƣơng trình đã làm trên đã làm cho mức chi phí cho lao động tăng ca giảm xuống 36%. Ngƣời lao động sẵn sàng ở lại với công việc nên chi phí tuyển dụng, đào tạo giảm mạnh.

b. Kinh nghiệm của Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Trong những năm gần đây, kinh tế của Bắc Giang phát triển khá toàn diện và đang dần khẳng định đƣợc vị thế là Trung tâm kinh tế lớn thứ hai của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, Bắc Giang đã quy hoạch và triển khai các khu công nghiệp cùng một số cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 1.500 ha.

Trong thực tiễn hoạt động, một bộ phận quản lý cho phép ngƣời lao động tự nguyện chọn chế độ phúc lợi cho mình nhƣ các phúc lợi về lƣơng, bảo hiểm…Do đó gây tâm lý thoải mái, tự tin đối với ngƣời lao động và gia tăng khả năng giữ chân lao động, nhất là những lao động lâu năm và có kinh nghiệm làm việc. Khi các chế độ đƣợc đáp ứng theo đúng nhu cầu thì ngƣời lao động sẽ nỗ lực cống hiến và phát huy hơn nữa năng lực của mình.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về việc nâng cao năng lực làm việc của lao động tại các KCN của huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh động tại các KCN của huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh

Huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh là một trong những địa phƣơng có tốc độ công nghiệp hóa diễn ra nhanh, các cụm CN, KCN, các trung tâm thƣơng mại liên tiếp đƣợc xây dựng và mở rộng... Vì vậy, giải quyết nhu cầu lao động và nâng cao năng lực làm việc cho lao động luôn là những thách thức cho các cấp, các ngành của huyện Yên Phong.

Các giải pháp của huyện đã áp dụng:

- Tạo môi trƣờng làm việc và có chế độ đãi ngộ phù hợp. Đó là điều kiện cần và đủ để thu hút và nâng cao năng lực làm việc cũng nhƣ giữ chân đƣợc ngƣời ngƣời lao động.

- Nâng cao trình độ học vấn, khuyến khích lao động tự học, trọng dụng nhân tài. Đào tạo để nâng cao chuyên môn, tay nghề cho lao động luôn đƣợc quan tâm và tạo điều kiện cho ngƣời lao động học tập, phát triển kỹ năng nghề cũng nhƣ phát triển lao động có năng lực cho các doanh nghiệp.

- Hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho phát triển ngành thông qua chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đặc biệt là đào tạo năng lực làm việc cho ngƣời lao động.

- Các cuộc tiếp xúc và đàm phán thƣơng mại mở rộng tạo cơ hội cho lao động học tập, hiểu biết về môi trƣờng kinh doanh quốc tế nhằm nâng cao năng lực và khả năng ứng xử, giải quyết tình huống có thể xảy ra. Đặc biệt là sự hiểu biết pháp luật để có thể vận dụng trong các tranh chấp thƣơng mại quốc tế nhất là với số doanh nghiệp trong có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, cơ hội học tập nhiều nhƣng đôi khi ngƣời lao động chƣa cố gắng trau dồi kiến thức. Mức độ lành nghề chƣa là yếu tố cạnh tranh với quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt là khả năng thiết kế mẫu mã còn yếu, tài chính ít nên khả năng đầu tƣ vào công nghệ mới. Tỷ lệ lao động làm việc thủ công chiếm phần lớn và 80% ngƣời lao

động chƣa qua đào tạo. Lao động gián tiếp và lao động kỹ thuật không hoàn toàn đúng chuyên môn. Các doanh nghiệp chủ yếu dạy lý thuyết, khâu thực hành trên thực tế rất hạn chế trƣớc khi ngƣời lao động làm việc chính thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực làm việc của người lao động tại các khu công nghiệp huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)