Thực trạng năng lực làm việc của lao động tại các khu công nghiệp của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực làm việc của người lao động tại các khu công nghiệp huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 58)

KHU CÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN YÊN PHONG TỈNH BẮC NINH 4.1.1. Khái quát chung về các khu công nghiệp của huyện Yên Phong

Sau 20 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh, năm 2016 huyện Yên Phong đã cơ bản đạt các tiêu chí huyện công nghiệp. Trong đó, việc tập trung đầu tƣ xây dựng, phát triển các KCN tập trung đƣợc xác định là một trong những giải pháp quan trọng, động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Khu công nghiệp Yên Phong nằm tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, là một phần của dự án tổ hợp khu công nghiệp – Đô thị Yên Phong, với quy mô của đô thị loại V, dân số khoảng 45.000 ngƣời. Đây là Khu công nghiệp tập trung đa ngành, tiếp nhận các dự án đầu tƣ cơ sở sản xuất kinh doanh không gây ô nhiễm môi trƣờng, bao gồm các nghành nghề sau: Dƣợc phẩm, thuốc thú y, thức ăn gia súc, công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp vật liệu xây dựng và cơ khí. Khu công nghiệp Yên Phong đƣợc xây dựng hiện đại, đồng bộ, đảm bảo điều kiện về phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trƣờng, đẩy mạnh xúc tiến đầu tƣ, sản xuất công nghiệp và kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Ninh phù hợp với chủ trƣơng Công nghiệp, hiện đại hóa của Đảng và nhà nƣớc. Tạo tiền đề cho sự phát triển các khu đô thị mới, góp phần đẩy nhanh tiến tình đô thị hóa của tỉnh Bắc Ninh.

Chủ đầu tƣ : Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng (Viglacera) làm chủ đầu tƣ theo văn bán số 303/TTg-CN ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Thủ Tƣớng Chính phủ.

Hồ sơ pháp lý

- Văn bản số 303/TTg-CN ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Thủ Tƣớng Chính Phủ cho phép thành lập và cho phép đầu tƣ Khu Công Nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh do Tổng Công ty Thuỷ Tinh và Gốm Xây Dựng (Bộ Xây Dựng) làm chủ đầu tƣ.

- Văn bản số 289/QĐ-UBND ngày 27 tháng 2 năm 2006 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bắc Ninh về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

- Văn bản số 842/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Quy mô khu công nghiệp và cơ cấu sử dụng :

Diện tích quy hoạch tổng thể Khu công nghiệp khoảng 761ha, trong đó: - Giai đoạn 1 là 351.33ha.

- Giai đoạn 2 là 410 ha (Khởi công xây dựng vào quý 4/2008).

Tháng 8 năm 2008, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh có văn bản giới thiệu địa điểm cho Tổng Cty Viglacera – lập quy hoạch dự án đầu tƣ xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Yên Phong II. Vị trí khu đất nằm tại các xã: Đông Tiến, Tam Giang và Thị trấn Chờ, thuộc huyện Yên Phong. Tổng diện tích khoảng 288ha, trong đó khoảng 234ha đã đƣợc quy hoạch xây dựng KCN Yên Phong II theo Văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20/8/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Bắc Ninh, khoảng 54ha dành cho Khu dịch vụ và nhà ở cho ngƣời lao động làm việc trong KCN.

Nhƣ vậy, năm 2005, khu công nghiệp (KCN) tập trung đầu tiên với qui mô hiện đại, hạ tầng kỹ thuật khang trang về giao thông, điện, nƣớc và môi trƣờng đƣợc xây dựng tại huyện. Từ đó đến nay, nhiều khu, cụm công nghiệp trên địa bàn đã hình thành, phát triển, vƣơn mình chào đón các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp vào sản xuất. Công nghiệp về làng đã đánh thức cả một vùng quê, mang niềm vui cho ngƣời dân, mở ra nhiều cơ hội trong liên kết phát triển kinh tế-xã hội của cả vùng. Hiện nay, hầu hết các khu CN đƣợc qui hoạch đồng bộ, chi tiết, hiện đại. Quy mô nhỏ hơn KCN tập trung là cụm CN, trong đó cụm CN đa nghề Đông Thọ đƣa Nhà máy gạch Catalan đã đi vào hoạt động, có diện tích 20 ha, giải quyết việc làm cho 500 lao động. Năm 2010, doanh thu đạt trên 200 tỷ đồng, nộp NSNN 19,5 tỷ đồng. Tƣơng tự, tại Cụm CN thị trấn Chờ, Cụm CN Tam Giang cũng đang đƣợc mở rộng qui mô, thu hút nhiều công ty, DN. Cùng với phát triển các khu, cụm CN, các làng nghề thủ công: đúc nhôm, nuôi tằm, ƣơm tơ, sản xuất đồ gỗ... cũng đang tiếp tục đƣợc mở rộng, phát triển. Ông

Yên Phong là điểm đến, ngoài thực hiện các chính sách chung của tỉnh, về phía địa phƣơng, chúng tôi luôn sẵn sàng tạo mọi điều kiện để DN sản xuất thuận lợi nhất. Tính đến năm 2015 huyện có 2 KCN; 2 cụm CN tập trung; 5 điểm sản xuất CN-tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đi vào hoạt động. Ngoài ra, chúng tôi cũng phấn đấu lấp đầy trên 70% diện tích đất trong các khu, cụm CN và các điểm tiểu thủ công nghiệp làng nghề”.

Có thể nói, hiện nay, việc thu hút các DN đến Yên Phong có khá nhiều thuận lợi. Tuy phía trƣớc vẫn còn nhiều thách thức, song với cách nghĩ, cách làm và sự vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành sẽ sớm đƣa Yên Phong trở thành huyện CN và đến năm 2020 trở thành đô thị loại 4.

Chính sách ƣu đãi đầu tƣ để phát triển khu CN của huyện Yên Phong

Phát triển các KCN Bắc Ninh bền vững là mục tiêu hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

Yên Phong là một huyện có tốc độ phát triển các Khu CN tập trung rất mạnh của tỉnh, nhất là trong những năm gần đây. Một trong các giải pháp để thực hiện mục tiêu đó là công tác quy hoạch và đầu tƣ xây dựng các Khu CN đƣợc đặt lên hàng đầu. Phát huy vai trò gắn kết với hạ tầng kỹ thuật bên ngoài hàng rào KCN, góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế-xã hội của huyện, tạo sự phát triển đồng đều, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực. Công tác quy hoạch các Khu CN luôn đi trƣớc một bƣớc. Quy hoạch các Khu CN đƣợc xây dựng mang tính tổng thể theo mô hình phát triển KCN gắn liền với khu đô thị dân cƣ và dịch vụ kèm theo để phát triển thành các Đô thị công nghiệp.

Một trong các giải pháp huyện Yên Phong thực hiện phát triển khu CN là:

*Về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư hạ tầng đối với, KCN

- Ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:

Theo quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), dự án đầu tƣ vào KCN tại Yên Phong đƣợc áp dụng thuế suất phổ thông là 22%, đƣợc miễn 02 năm và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.

Hình 4.1. Khu công nghiệp Yên Phong

Nguồn http://yenphong.bacninh.gov.vn/ Ƣu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

Theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, UBND huyện Yên Phong đã quy định hàng hóa từ Cụm CN, KCN xuất khẩu ra nƣớc ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nƣớc ngoài vào KCN Yên Phong đối tƣợng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Ƣu đãi đất đai:

Tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc, dự án đầu tƣ xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN đƣợc miễn tiền thuê đất 15 năm. Riêng đối với phần diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong KCN thì đƣợc miễn tiền thuê đất cho cả thời hạn thuê.

*Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN:

Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và xã hội bên trong và bên ngoài KCN nhƣ: Hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, mạng lƣới cung cấp điện, nƣớc, các dịch vụ bƣu điện, ngân hàng, bảo hiểm, hệ thống xử lý chất thải tập trung...

Về xây dựng nhà ở và thực hiện chính sách cải thiện đời sống cho ngƣời lao động trong các KCN:

Các chính sách cải thiện đời sống ngƣời lao động nhƣ tiền lƣơng, đào tạo, chăm sóc y tế, giáo dục cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho ngƣời lao động đã đƣợc quan tâm theo hƣớng tạo điều kiện tốt hơn cho ngƣời lao động.

Hình 4.2. Lễ động thổ khu nhà ở Công nhân huyện Yên Phong

Nguồn http://yenphong.bacninh.gov.vn/

Kết quả phát triển các Khu CN tại huyện Yên Phong

Tính đến tháng 6/2015, toàn tỉnh Bắc Ninh có 15 KCN tập trung đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 6.847 ha, trong đó huyện Yên Phong có hai Khu công nghiệp là Yên Phong I và Yên Phong II.

Quy mô công nghiệp trên địa bàn tăng nhanh, là hạt nhân thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Đến nay, Yên Phong đã đƣợc tỉnh Bắc Ninh cho phép khảo sát lập quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với diện tích 1.054,43 ha, chiếm 10,9% tổng diện tích đất tự nhiên.

Bảng 4.1. Quy hoạch xây dựng, tình hình sử dụng đất tại các KCN Yên Phong

Stt Tên kcn

Diện tích quy hoạch xây dựng KCN (ha) Tình hình sử dụng đất Tổng số Diện tích đất công nghiệp cho thuê Diện tích thu hồi (ha) Diện tích đã giao (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) Tổng số Đất công nghiệp Tổng số Đã cho thuê Trên diện tích quy hoạch Trên diện tích thu hồi 1 2 3 4 5 6 7 8 8/4 8/6 1 Yên Phong I 344.81 244.02 314.07 224.11 314.07 210.10 86.1 93.7 Mở rộng Yên Phong I 313.90 182.40 33.70 19.58 0.70 0.00 0.00 0.00 2 Yên Phong II 273.22 188.53 17.00 11.73 9.17 0.00 0.00 0.00

Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh Các KCN đƣợc phân bố chủ yếu theo các tuyến giao thông chính: QL 1A (B), QL 18 cũ (mới). Số lƣợng và chất lƣợng các dự án đầu tƣ, nhất là dự án FDI tăng mạnh. Huyện đƣợc đánh giá là khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng mạnh, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Trên địa bàn đang hình thành các sản phẩm chủ lực gồm điện tử, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, chế biến nông sản… Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề duy trì ổn định.

Ngày 31/10/2013, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 396/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, qua đó đã sáp nhập cụm công nghiệp thị trấn Chờ: 230,8ha vào KCN Yên Phong II. Cũng theo Quyết định số 396/QĐ – UBND, Yên Phong đƣợc quy hoạch 3 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 165ha, trong đó:

+ Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ 75 ha, đã thu hút đƣợc 41 doanh nghiệp vào đầu tƣ.

+ Cụm công nghiệp Yên Trung 50 ha; + Cụm công nghiệp Văn Môn 40 ha.

Trong đó, Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, xã Văn Môn đã đƣợc phê duyệt với quy mô là 25 ha.

- Bên cạnh cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ, cũng đƣợc quy hoạch 26 ha cho Nhà máy sản xuất gạch ốp lát Catalan thuộc công ty cổ phần Catalan.

- Cụm công nghiệp Yên Trung - Đông Tiến đã đƣợc khảo sát địa điểm có diện tích khoảng 23,05 ha.

- Khu công nghiệp An Ninh với quy mô 100ha do Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an làm chủ đầu tƣ đang thực hiện các thủ tục để tiến hành GPMB ĐTXD hạ tầng.

Ngoài 2 KCN và 3 cụm công nghiệp trên, tính đến hết năm 2015, Yên

Phong có 5 điểm sản xuất CN-tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đã đi vào hoạt động.

Tính đến 31/12/2017 có khoảng 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào các KCN Yên Phong, trong đó Hàn Quốc là quốc gia có số dự án và vốn đầu tƣ nhiều nhất, tiếp theo là Nhật Bản; Đài Loan và các quốc gia khác.

Bảng 4.2. Kết quả thu hút các dự án đầu tƣ vào KCN Yên Phong giai đoạn 2015-2017 Năm Số lƣợng KCN, CCN Số lƣợng dự án đƣợc cấp phép SL Doanh nghiệp đã đi vào SX Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Thu hút LĐ (Nghìn ngƣời) 2015 4 (02 KCN và 02 CCN) 141 Trong đó FDI 118 116 110.000 29.641 2016 5 (02 KCN và 03 CCN) 153 Trong đó FDI 129 111 111.000 34.873 2017 5 (02 KCN và 03 CCN) 228 Trong đó FDI 169 160 121.100 41.223 Nguồn: Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Yên Phong (2015-2017) Qua bảng 4.2 ta thấy, số lƣợng KCN từ năm 2015 đến năm 2017 đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu nhƣ tính đến thời điểm năm 2015 chỉ có 02 KCN tập trung và 02

Cụm công nghiệp thì đến năm 2017 con số đó đã có sự thay đổi. Tổng số cụm CN, KCN tính đến hết năm 2016 là 05 và đó cũng là con số của năm 2017. Ngoài

ra còn có 5 điểm sản xuất CN-tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đã đi vào hoạt động.

Cùng với sự tăng lên về số lƣợng các Cụm CN, KCN tập trung thì số lƣợng các dự án đƣợc cấp phép, diện tích và quy mô vốn đầu tƣ cũng tăng lên nhanh chóng. Cụ thể tính đến thời điểm năm 2015 chỉ có 141 dự án đƣợc cấp với 116 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Đến năm 2017 tổng số dự án đầu tƣ lên tới 228 dự án lên với 160 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.

Qua bảng trên ta thấy, đến thời điểm năm 2017 có 130 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất trong các cụm CN, KCN của huyện. Giá trị mà các doanh nghiệp này tạo ra tính đến thời điểm năm 2017 là 121.100 tỉ đồng. Quan trọng nhất là số lao động các doanh nghiệp trên đã giải quyết đƣợc việc làm là tƣơng đối cao. Theo kết quả báo cáo của Phòng Lao động Thƣơng binh xã hội huyện, trong số lao động trên thì gần 70% là lao động từ nơi khác đến, còn lại hơn 30% là lao động địa phƣơng. Ở khía cạnh thu nhập, thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp trong các cụm CN, KCN là cao hơn lao động nông nghiệp đơn thuần. Thu nhập bình quân của lao động gián tiếp 6.800.000 đồng/ngƣời/tháng. Thu nhập bình quân của ngƣời lao động trực tiếp 5.200.000 đồng/ngƣời/tháng.

4.1.2. Thực trạng năng lực làm việc của lao động tại các khu công nghiệp của huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh của huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh

Cùng với cả nƣớc, Bắc Ninh là một trong những địa phƣơng tiên phong trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ hội để phát triển rất nhiều nhƣng thử thách cũng không kém phần khắc nghiệt. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ bằng con đƣờng nâng cao chất lƣợng, năng lực làm việc của ngƣời lao động là con đƣờng ngắn nhất để tạo ra sức cạnh tranh trong môi trƣờng kinh doanh quốc tế đặc biệt là trong trào lƣu của nền kinh tế tri thức. Thật vậy, bất kỳ một doanh nghiệp hay một tổ chức nào dù có quy mô đến đâu, hoạt động trong lĩnh vực nào thì tầm quan trọng của yếu tố con ngƣời là một thực thể hiển nhiên không thể phủ nhận đƣợc. Việc hình thành các KCN ban đầu với mục đích ban đầu là thu hút đầu tƣ đặc biệt là đầu tƣ FDI, thông qua đó sẽ giải quyết công ăn việc làm cho một lực lƣợng lớn lao động địa phƣơng. Thực tê cho thấy trên 10 năm hoạt động các KCN huyện Yên Phong đã thu hút, sử dụng và đào tạo nâng cao tay nghề cho số lớn lao động đƣợc tuyển dụng. Tuy nhiên so với nhu cầu sử

dụng lao động tại các KCN của huyện thì việc cung ứng nguồn lao động mới chỉ đáp ứng đƣợc 70%. Khan hiếm nhất là lao động cho ngành công nghệ điện, điện tử...

4.1.2.1. Thực trạng quy mô và cơ cấu nguồn lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực làm việc của người lao động tại các khu công nghiệp huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)