Hạn chế, thiếu sót

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về vận tải HÀNH KHÁCH BẰNG ô tô THEO TUYẾN cố ĐỊNH TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 92 - 95)

2.5.1 .Kết quả đạt đƣợc

2.5.2. Hạn chế, thiếu sót

Tuy nhiên, công tác quản lý vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn còn một số tồn tại, hạn chế nhƣ sau:

Một là, hệ thống đƣờng giao thông nông thôn của tỉnh chiếm 77,4% tổng sốchiều dài km toàn tỉnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, nhƣng còn một đƣờng về trung tâm xã quy mô nhỏ, mặt đƣờng hẹp. Một số công trình cầu xây dựng trƣớc những năm 1975 đã xuống cấp cần xây dựng lại. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị còn bộc lộ nhiều hạn chế: Chất lƣợng bị xuống cấp do ảnh hƣởng của lũ, việc tập trung nguồn lực đầu tƣ cho CSHT kỹ thuật chƣa đáp ứng đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế-xã hội. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho VTHK bằng ô tô còn nhiều hạn chế, hệ thống bến bãi, trạm dừng nghĩ chƣa đƣợc quam tâm, đầu tƣ đúng mức, chất

lƣợng dịch vụ vận tải chƣa đáp ứng yêu cầu của ngƣời dân.

Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tƣợng liên quan chƣa đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông ở một số địa phƣơng chƣa đƣợc duy trì thƣờng xuyên, chủ yếu tập trung vào các đợt cao điểm; nội dung tuyên truyền còn chung chung, chƣa sát với thực tế, chƣa đúng đối tƣợng cần đƣợc tuyên truyền; hình thức tuyên truyền thiếu sáng tạo.

Ba là, một số hệ thống quy chuẩn, văn bản QPPL của ngành GTVT thuộc lĩnh vực vận tải đƣờng bộ chƣa đƣợc chi tiết, cụ thể, thiếu thống nhất, chƣa thực sự đi

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

vào đời sống thực tế. Có những văn bản mới ban hành đã phải nghiên cứu, sửa đổi, điều chỉnh do chƣa phù hợp với thực tế khi triển khai thực hiện.

Bốn là, công tác quy hoạch giao thông còn thiếu đồng bộ, chƣa huy động hết các nguồn lực; đầu tƣ xây dựng bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, hệ thống điểm dừng đỗ dọc đƣờng còn chậm dẫn đến tình trạng lái xe dừng đỗ đón trả khách tuỳ tiện, bán khách, xe chạy vòng vo, các dịch vụ đi kèm nhƣ ăn uống, nghỉ ngơi dọc đƣờng chƣa đảm bảo, nhất là đối với vận tải khách đƣờng dài.

Năm là, công tác tổ chức giao thông vẫn còn nhiều bất cập nhƣ: việc phân làn,

phân luồng giao thông chƣa phù hợp; việc bố trícác biển báo, đèn tín hiệu nhiều nơi chƣa hợp lý. Bên cạnh đó, do thiếu các bãi đỗ xe công cộng, vì thế các phƣơng tiện dừng đỗ tùy tiện, chủ yếu tại các khu đất rộng, nhƣ: Nhà văn hóa, sân vận động…, thậm chí trên cả các tuyến đƣờng tỉnh và quốc lộ gây khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải, cản trở giao thông.

Sáu là, công tác đăng ký, đăng kiểm, ngƣời điều khiển phƣơng tiện, hoạt động vận tải và quản lý vận tải còn bộc lộ những hạn chế, bất cập; “xe dù”, “bến cóc” còn phổ biến; phƣơng tiện kém chất lƣợng vẫn còn hoạt động ở các tuyến nội tỉnh; phƣơng tiện chạy vòng vo, đón trả khách tuỳ tiện, chở quá số ngƣời quy định, chạy quá tốc độ, vi phạm thiết bị GSHT còn diễn ra phổ biến và đang gây nhiều bức xúc trong xã hội, trật tự an toàn giao thông không đƣợc đảm bảo tiềm ẩn rủi ro, ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác bảo đảm trật tự ATGT. Chƣa có nhiều giải pháp xử lý các DNVT không thực hiện truyền dẫn dữ liệu thiết bị GSHT về cơ quan quản lý.

Bảy là, công tác thanh tra, kiểm ra, giám sát đƣợc triển khai thực hiện thƣờng xuyên nhƣng việc xử lý vi phạm còn nhẹ, chƣa triệt để, thiếu kiên quyết, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn chƣa đồng bộ, thống nhất dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật về VTHK có điều kiện tồn tại do lực lƣợng còn mỏng, thiếu các

trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, nên còn nhiều hành vi vi phạm chƣa đƣợc phát hiện và xử lý triệt để. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Tám là, các điều kiện kinh doanh VTHK bằng ô tô còn đơn giản, các thành phần kinh tế đều có thể tham gia đƣợc dẫn đến số lƣợng phƣơng tiện tham gia vận tải phát triển quá nhanh, khó kiểm soát đƣợc chất lƣợng sản phẩm vận tải. Các quy định của nhà nƣớc về quản lý các doanh nghiệp vận tải còn lỏng lẻo, chỉ mới quản lý các doanh nghiệp bằng giấy tờ đăng ký kinh doanh, quản lý đầu xe, giá cƣớc, cấp phù hiệu và khi lƣu thông trên đƣờng tại các trạm kiểm tra, kiểm soát, còn lại hầu nhƣ bị bỏ ngỏ. Chƣa có biện pháp quản lý vận tải khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch... dẫn đến trật tự vận tải rất lộn xộn, xe vận tải hành khách hợp đồng trá hình, tạo nên sự tranh giành hành khách, chất lƣợng dịch vụ vận tải thấp, tai nạn giao thông do xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách gây ra còn nhiều.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

CHƢƠNG 3:

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ

THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về vận tải HÀNH KHÁCH BẰNG ô tô THEO TUYẾN cố ĐỊNH TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)