Tăng cƣờng công tác quản lý chất lƣợng VTHK bằng ôtô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về vận tải HÀNH KHÁCH BẰNG ô tô THEO TUYẾN cố ĐỊNH TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 98 - 101)

2.5.1 .Kết quả đạt đƣợc

3.2.2. Tăng cƣờng công tác quản lý chất lƣợng VTHK bằng ôtô

Nhằm hoàn thiện công tác quản lý của doanh nghiệp với mục đích nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải hành khách của doanh nghiệp, tạo đƣợc thƣơng hiệu, uy tín doanh nghiệp trên thị trƣờng, đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại của hành khách nhƣ:

- Ngƣời tham gia làm công tác QLVT phải đảm bảo trình độ chuyên môn.

- Doanh nghiệp phải có quy định tuyển dụng lao động chặt chẽ ngay từ khâu đầu vào, lựa chọn ngƣời và bố trí công việc phù hợp với năng lực sở trƣờng thông qua thực tiễn chứ không chỉ dựa trên bằng cấp hay các mối quan hệ xã hội khác,...

- Cập nhật kịp thời các hƣớng dẫn quy định văn bản của nhà nƣớc và các tổ chức tuyên tuyền văn bản đến cán bộ công nhân viên thông qua các buổi giao lƣu tham quan học tập giữa các cán bộ công nhân viên của doanh nhiệp với các vùng miền trong và ngoài nƣớc, để nâng cao tinh thần lao động, đạo đức nghề nghiệp.

Thực trạng hiện nay, các doanh nghiệp hầu hết đều sử dụng phƣơng pháp

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

khoán doanh thu cho từng xe, mà trực tiếp là ngƣời lái phƣơng tiện. Hàng tháng, ngƣời lái xe phải có trách nhiệm nộp về cho doanh nghiệp một khoản doanh thu nhất định tuỳ theo luồng tuyến vận tải, chất lƣợng xe và số ghế xe. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn phó mặc cho lái xe từ việc xếp khách, vận chuyển trên đƣờng đến khi hoàn thành chuyến xe. Doanh nghiệp hầu nhƣ không quan tâm đến chất lƣợng dịch vụ vận tải mà hành khách đƣợc hƣởng, nhất là đối với vận tải khách theo tuyến cố định đƣờng dài. Điều này dẫn đến tình trạng các lái xe vì doanh thu mà bỏ qua các yêu cầu về chất lƣợng phục vụ, thậm chí còn có những trƣờng hợp lái phụ xe cố tình chèn ép hành khách, thu tiền cao hơn giá vé quy định, chở quá số ngƣời cho phép,... làm mất uy tín của doanh nghiệp.

Trên cơ sở mục tiêu quản lý, doanh nghiệp cần tổ chức và quản lý phƣơng tiện hoạt động trên các tuyến vận tải đảm bảo các yếu tố sau:

- Các xe thực hiện đúng lịch trình chạy xe đã đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền (nhƣ Sở GTVT, Tổng cục đƣờng bộ, Ban quản lý bến xe), xe chạy trên đƣờng không dừng đón trả khách tuỳ tiện mà chỉ dừng đỗ, đón trả khách tại các trạm dừng nghỉ dọc đƣờng theo quy định hoặc các điểm dừngđỗ đã đƣợc quy định trƣớc.

- Thời gian điều khiển phƣơng tiện của lái xe phải phù hợp với quy định của Luật giao thông đƣờng bộ và thiết bị giám sát hành trình, nhằm đảm bảo sức khoẻ cho lái xe, qua đó gián tiếp đảm bảo an toàn cho hành khách đi xe.

- Lái xe và phụ xe chấp hành nghiêm chỉnh các quy định vận tải trên đƣờng, luôn có thái độ hoà nhà, vui vẻ với hành khách.

- Phƣơng thức quản lý đƣợc khuyến khích áp dụng là: Vừa khoán doanh thu vừa quản lý chặt chẽ hoạt động của lái phụ xe trên đƣờng. Các yêu cầu khi thực hiện phƣơng thức quản lý này là:

- Yêu cầu lái phụ xe phải đƣa phƣơng tiện vào đón trả khách tại các khách và các trạm dừng nghỉ dọc đƣờng theo quy định.

- Chuẩn bị đủ vé bán cho hành khách đi xe, yêu cầu lái phụ xe phải đảm bảo tất cả hành khách đi xe đều có vé và số ngƣời theo số ghế trên xe.

- Chuẩn bị phƣơng tiện đảm bảo chất lƣợng kỹ thuật và đủ điều kiện hoạt

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

động trên đƣờng.

- Niêm yết nội quy, quy chế cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp, lái phụ xe và hành khách đi xe. Ghi rõ tên lái phụ xe, số điện thoại của doanh nghiệp để khi cần thiết hành khách có thể liện hệ phản ánh.

- Trên xe có thông báo cụ thể, chi tiết các thông tin liên quan đến chuyến xe, giá vé trên từng cự ly, kết nối truyền dữ liệu hành trình thƣờng xuyên về cơ quan quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách.

- Bố trí cán bộ, nhân viên thanh tra nội bộ của doanh nghiệp dọc tuyến, tại các điểm dừng đỗ, trạm dừng nghỉ dọc đƣờng và tại các nhằm kiểm soát thời gian xe lƣu hành trên đƣờng, nắm bắt tình hình hoạt động của chuyến xe, thời gian đến các trạm dừng nghỉ dọc đƣờng, số lƣợng hành khách trên xe, số lƣợng hành khách đi toàn tuyến, số hành khách từng chặng,... Để có đƣợc thông tin khách quan và chính xác, doanh nghiệp nên thuê một số ngƣời ngoài và bố trí đi trên xe với tƣ cách là một hành khách bình thƣờng. Tại các điểm dừng đỗ, trạm dừng nghỉ, doanh nghiệp có thể thuê các tổ chức khai thác trạm hoặc hợp đồng lao động với một số ngƣời dân địa phƣơng để giảm bớt chi phí.

- Các trạm dừng nghỉ đóng vai trò quan trọng trong QLVT, là một công đoạn phụ trợ của quá trình vận tải. Thực tế cho thấy hoạt động của các trạm dừng nghỉ có hai yếu tố trực tiếp tác động đến hành khách đó là tổ chức hoạt động và vấn đề phục vụ. Đồng thời, các trạm dừng nghỉ dọc đƣờng cần có những quy định cụ thể thông tin cho nhau về tình hình xe hoạt động trên tuyến thông qua hệ thống thông tin công cộng hiện nay, phối hợp để xử lý các hiện tƣợng phát sinh, đảm bảo giao thông thông suốt trên tuyến. Thực hiện đƣợc tốt việc này sẽ nâng cao uy tín của VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định trên thị trƣờng vận tải. Hành khách sẽ không phải ngại ngần khi lựa chọn phƣơng thức vận tải khi có nhu cầu di chuyển vì sợ không tới kịp, không đúng thời gian dự định, làm lỡ kế hoạch của bản thân.

Đặc tính của vận tải ô tô là rất cơ động, có thể vận chuyển “từ cửa đến cửa” nên khi xe ra khỏi gara doanh nghiệp hoặc rời khỏi thì công tác kiểm soát phƣơng tiện gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, để kiểm soát việc vận chuyển của xe không chỉ

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

trông chờ vào các lực lƣợng chức năng nhƣ Thanh tra Giao thông vận tải, cảnh sát giao thông,… mà các cơ quan QLNN cần phải có các quy định bắt buộc phƣơng tiện vận tải hành khách đƣờng dài theo tuyến cố định phải vào các trạm dừng nghỉ dọc đƣờng theo lộ trình đã định sẵn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về vận tải HÀNH KHÁCH BẰNG ô tô THEO TUYẾN cố ĐỊNH TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)