PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng ôtô theo
Quá trình kinh doanh dịch vụ VTHK theo tuyến cố định diễn ra tại các đơn vị kinh doanh vận tải chịu ảnh hƣởng từ rất nhiều các nhân tố tác động hết sức đa dạng và phức tạp. Mỗi một yếu tố đó đều ảnh hƣởng đến việc sử dụng xe, nhu cầu đi lại của hành khách qua đó làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động và chất lƣợng vận tải. Vì vậy cần phải nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng tới công tác VTHK để làm căn cứ tổ chức quản lý vận tải hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng xe cũng nhƣ nhu cầu đi lại của hành khách trên địa bàn tỉnh và có các biện pháp đảm bảo chất lƣợng vận tải. [35]
1.5.1. Tình hình kinh tế - xã hội
Bao gồm các yếu tố về phƣơng thức sản xuất của xã hội; các loại hình doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất; các chính sách của Chính phủ…
Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế bao gồm:
Thu nhập
Đƣợc đánh giá qua: Tổng sản phẩm quốc dân (GNP), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Bình quân GNP/ngƣời hoặc GDP/ngƣời. Trong đó, chỉ số GNP/ngƣời hoặc GDP/ngƣời là tiêu thức khá rõ để chỉ ra mức sống vật chất trung bình (mức tiêu dùng) của mỗi quốc gia và sự chênh lệch giàu nghèo về đời sống vật chất giữa các quốc gia của các khu vực trên thế giới. Mức tăng trƣởng thu nhập trên đầu ngƣời ảnh hƣởng đến nhu cầu vận chuyển hành khách, khi GDP tăng đời sống của ngƣời
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
dân tăng lên nhu cầu đi lại tăng lên cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Điều này đòi hỏi các DN vận tải cũng phải nỗ lực để đáp ứng nhu cầu đó một cách đầy đủ.
Cơ cấu kinh tế (%GDP)
Cơ cấu kinh tế là một tiêu thức phản ánh đặc trƣng trình độ phát triển và sức mạnh kinh tế của mỗi quốc gia và mỗi vùng. Đây là tỷ trọng tƣơng quan giữa nhóm
ngành (3 khu vực) kinh tế: Nông nghiệp (kể cả lâm ngƣ nghiệp), công nghiệp (kể cả xây dựng cơ bản) và dịch vụ (bao gồm mọi hoạt động kinh tế hữu ích ngoài nông nghiệp và công nghiệp). Cơ cấu kinh tế thay đổi kích thích sự gia tăng của dịch chuyển dân cƣ và trao đổi lao động, hình thành các khu dân cƣ, các khu công nghiệp, các khu mua sắm, khu vui chơi giải trí... lao động làm việc ở những khu xa nơi dân cƣ, nhu cầu đi lại tăng lên, đòi hỏi gia tăng các phƣơng tiện vận tải trong đó có ô tô để đáp ứng nhu cầu gia tăng đó.
Dân cư và nguồn lao động
Việt Nam là một quốc gia đông dân, mật độ dân số cao, dân cƣ phân bố không đồng đều giữa các vùng trong cả nƣớc: có sự chênh lệch lớn giữa đồng bằng với trung du và miền núi, đặc biệt là phân bố không đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn. Đặc điểm phân bố dân cƣ này thể hiện nền kinh tế của Việt Nam chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố địa hình, thuỷ văn, thổ nhƣỡng và sự phân bố tài nguyên thiên nhiên khác nhau giữa các vùng. Xu thế phát triển của xã hội hiện nay là giảm cơ cấu về mặt tƣơng đối của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế, tăng tỷ lệ của công nghiệp và dịch vụ. Muốn nhƣ vậy phải chuyển dịch cơ cấu lao động: Chuyển dịch tuyệt đối nghĩa là đƣa lao động về các khu công
nghiệp, đƣa lao động đi xuất khẩu lao động, đƣa lao động về thành phố. Thứ hai, dịch chuyển tại chỗ nghĩa là đƣa công nghiệp về nông thôn, phát triển làng nghề. Đây là hƣớng đi chủ yếu của các nƣớc công nghiệp có tỷ lệ dân nông nghiệp thấp. Theo đó, ngành dịch vụ vận tải hành khách cũng sẽ phải có những bƣớc tiến nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển chung của toàn xã hội.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
Các yếu tố khác
- Phong tục tập quán, thói quen đi lại của ngƣời dân: Đối với mỗi vùng ngƣời dân thƣờng có sở thích sử dụng một loại phƣơng tiện nào đó. Sở thích của họ thƣờng xuất phát từ sự an toàn, thuận tiện khi đi lại cũng nhƣ các chỉ tiêu thuộc về tổ chức vận tải nhƣ: Độ chính xác về thời gian, giờ đi, giờ đến, thời gian giãn cách giữa 2 chuyến, nhƣ vậy các doanh nghiệp vận tải cần nắm rõ các yếu tố này để bố trí chạy xe hợp lý đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Sự cạnh tranh trên thị trƣờng: Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay để tồn tại các doanh nghiệp cần phải khẳng định đƣợc uy tín của mình thông qua chất lƣợng sản phẩm mà mình cung cấp, thái độ mà mình phục vụ cho hành khách khi đi xe. Đối với vận tải tổ chức vận tải tốt là một trong các biện pháp để nâng cao chất lƣợng sản phẩm và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng.
- Chế độ chính sách của Nhà nƣớc: Các chính sách của Chính phủ nói chung về kinh tế và các chính sách về vận tải nói riêng. Chính phủ cần xây dựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn mẫu, thể lệ nhằm tăng cƣờng sự phối hợp giữa các phƣơng thức vận tải với nhau, giữa vận tải và khách hàng, định hƣớng phát triển các loại hình vận tải phù hợp với từng vùng cụ thể. Các doanh nghiệp vận tải cần quan tâm tới tất cả các quy định để có thể tổ chức vận tải có hiệu quả đúng theo pháp luật.
1.5.2. Điều kiện khí hậu - thời tiết
Hoạt động vận tải ô tô nói chung và vận tải hành khách bằng ô tô nói riêng chịu sự ảnh hƣởng rất lớn của điều kiện thời tiết khí hậu. Nó không chỉ ảnh hƣởng đến kết cấu và tính năng sử dụng của phƣơng tiện mà còn gây ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác tổ chức và quản lý hoạt động vận tải. Cụ thể:
- Điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí: ảnh hƣởng đến kết cấu và tính năngsử dụng xe, ảnh hƣởng đến sức khoẻ của ngƣời lái xe và hành khách đi xe.
- Mưa, bão và các hiện tương thiên nhiên khác: ảnh hƣởng đến kết cấu hạtầng giao thông phục vụ hoạt động vận tải nhƣ đƣờng, cầu, bến bãi, trạm dừngnghỉ,...làm hạn chế số ngày hoạt động của xe, ảnh hƣớng đến chất lƣợng dịch vụ vận tải.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
1.5.3. Điều kiện vận tải
Điều kiện vận tải phản ánh những đặc điểm, yêu cầu của đối tƣợng vận tải, điều đó ảnh hƣởng trực tiếp tới công tác tổ chức và quản lý vận tải. Các điều kiện vận tải bao gồm: Tính chất vận tải; thời hạn vận chuyển; khu vực vận chuyển và cự ly vận chuyển; điều kiện hành khách và điều kiện bến bãi.
Bến ô tô khách có chức năng phục vụ hoạt động vận tải bằng ôtô theo tuyến cố định. Bến ô tô đƣợc bố trí trong thành phố và các điểm dân cƣ đông, các điểm dừng thông qua và điểm dừng cuối cùng của tuyến ô tô đã đƣợc cấp có cƣờng độ phƣơng tiện tƣơng đối ít. Các bến ô tô xây dựng trong những thành phố lớn, nơi tập trung lại các điểm cuối cùng của giao thông bằng ô tô có cƣờng độ xe chạy cao. Thông qua
các bến xe hành khách đƣợc xác định bằng số lƣợng khách rời bến trong một đơn vị thời gian. Các bến xe ô tô hành khách còn chức năng phụ bổ sung để phục vụ lái xe
và hành khách: căng tin, điện thoại,...
Phƣơng pháp tổ chức VTHK theo tuyến cố định nội tỉnh hay ngoại tỉnh, cự ly ngắn hay cự ly dài đều có những yêu cầu khác nhau. Ngoài ra công tác tổ chức vận tải ô tô theo tuyến cố định cũng có những điểm không giống nhau. Đặc điểm của vận tải đƣờng ngắn chủ yếu là vận chuyển trên những tuyến đƣờng nhánh, giữa nông thôn và thành thị, vận tải trong một khu vực nhỏ, điều kiện đƣờng sá tƣơng đối phức tạp, lƣợng khách có tính chất theo mùa. Do đó tính năng thông qua, tính cơ động, tính vững chắc của xe phải đạt yêu cầu cao; Vận tải đƣờng dài chủ yếu là liên tỉnh, trên các trục đƣờng chính cũng có khi để hỗ trợ cho đƣờng sắt trên cự ly ngắn. Đặc điểm của loại này có tính định kỳ, khoảng cách lớn, tốc độ cao nên có thể tổ chức chạy xe định kỳ, dùng đoàn xe có trọng tải lớn. Vận tải bằng ô tô trên đƣờng dài cũng đƣợc thực hiện để hoàn thành một nhiệm vụ trong thời gian nhất định.
1.5.4. Công tác quản lý hoạt động vận tải
- Quản lý phƣơng tiện:
+ Công tác kiểm định chất lƣợng phƣơng tiện: Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện giám sát kỹ thuật, chứng nhận chất lƣợng và an toàn cho các phƣơng tiện và
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
thiết bị giao thông vận tải đƣờng bộ.
+ Công tác bảo dƣỡng sửa chữa: Trong quá trình khai thác vận hành phƣơng tiện vận tải chịu nhiều tác động khác nhau và do đó có thể xuất hiện những trục trặc, hỏng hóc. Bảo dƣỡng sửa chữa nhằm mục đích dự phòng và khắc phục các hƣ hỏng ở phƣơng tiện vận tải.
- Quản lý ngƣời điều khiển phƣơng tiện: Việc quản lý ngƣời điều khiển phƣơng tiện đƣợc thực hiện thông qua công tác đào tạo, sát hạch và cấp đổi GPLX. Các đối tƣợng tham gia giao thông phải có GPLX tƣơng ứng với loại phƣơng tiện mình điều khiển.
- Quản lý hệ thống hạ tầng giao thông vận tải:Mạng lƣới giao thôngđƣờng bộ: Điều kiện này rất quan trọng, nó ảnh hƣởng đến việc thành lập các tuyến vận tải, điều kiện quản lý và khai thác xe.
+ Hệ thống quốc lộ: nối các trung tâm kinh tế, chính trị, giao thông có ý nghĩa toàn quốc.
+ Hệ thống đƣờng địa phƣơng (tỉnh lộ, huyện lộ,...): nối liền các trungtâm kinh tế có tính chất địa phƣơng nhƣ tỉnh, huyện, xã,....
+ Hệ thống các bến xe, điểm dừng đỗ, đón trả khách tại các xã chƣa có bến:
Bến xe ô tô khách (bến xe khách) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giaothông đƣờng bộ thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách.
Điểm đón trả khách tại các xã chưa có Bến xe: là các điểm mà sau khi Sở GTVT cấp tuyến cố định thì đơn vị có trách nhiệm liên hệ với các xã có tuyến đó để đặt điểm đón trả khách cho phù.
Yêu cầu đối với bến xe:Bến xe phải đƣợc xây dựng phù hợp với quy hoạch đã đƣợc phê duyệt; Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho ngƣời, hàng hóa và phƣơng tiện trong bến xe và khi ra, vào bến; Bến xe phải xây dựng theo quy chuẩn tƣơng ứng với từng loại bến xe.