Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (Trang 39 - 43)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.4.3.2.Yếu tố khách quan

1.4. Ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất

1.4.3.2.Yếu tố khách quan

* Cách thức tổ chức đào tạo của nhà trường

Với cách thức tổ chức đào tạo của nhà trường thì trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng tổ chức học tập theo tín chỉ. Với cách thức đào tạo này thì được tiến hành cụ thể với nhiều công đoạn khác nhau. Tuy nhiêu trong khuôn khổ của bài khóa luận, tơi tập trung vào 3 nội dung tổ chức đào tạo: cách tổ chức đăng kí học phần, cách tổ chức tích lũy tín chỉ cả cách tính khối lượng kiến thức tích lũy. Thơng qua cách tổ chức đào tạo của nhà trường, SV năm nhất có định hướng và dần hình thành cho bản thân kĩ năng học tập - yếu tố làm cho SV không bị stress bởi SV bị stress trong học tập theo tín chỉ phần lớn là những SV năm nhất bối rối trước những nhiệm vụ của học tập theo tín chỉ. Cho nên, cơng việc tổ chức đào tạo càng tốt thì SV càng dễ thích ứng.

+ Tổ chức đăng ký học phần: Đây là khâu đầu tiên quan trọng của đào tạo theo tín chỉ khi chương trình đào tạo được mơđun hóa với nhiều học phần chung cho nhiều ngành và khối kiến thức giáo dục có nhiều học phần tự chọn theo hướng chuyên sâu nghề nghiệp. SV chưa thực sự am hiểu chương trình đào tạo. Do đó, cách hướng dẫn của nhà trường sẽ rất giúp ích cho SV khi đăng ký học phần trực tuyến hoặc trực tiếp nhằm đáp ứng năng lực và nhu cầu của người học.

+ Cách tổ chức tích lũy khối lượng kiến thức: Lớp học tổ chức theo môn học/học phần. SV đăng ký học các môn học/học phần vào đầu mỗi học kỳ sao cho phù hợp với năng lực, hoàn cảnh của mình và đảm bảo quy định chung (môn học chưa học, thuộc chuyên ngành đang học, thỏa mãn điều kiện tiên quyết, không trùng lịch học…) nhằm đạt được kiến thức theo một chun mơn chính với quy định các môn học tối thiểu phải tích luỹ cho việc đạt một văn bằng nào đó. Lớp học được hình thành bởi số các sinh viên chọn học mơn học đó tại thời điểm đó, tổ chức lớp học như vậy gọi là lớp môn học.

31

Lớp môn học không cố định mà thay đổi theo từng học kỳ. Cho nên, sau mỗi học kỳ, khối lượng tín chỉ tích lũy được dùng như là các điểm quy chiếu để các trường đại học định ra cấp độ học tập của SV và xếp họ tương ứng với các năm học.

*Vai trị của giảng viên bộ mơn

GV đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hướng ý thức học tập cho SV. GV giúp SV rất nhiều trong quá trình học tập mơn họ dạy nói riêng. Do đó, nếu được định hướng học tập đúng tư tưởng, đặc biệt ở những giờ tự học thì SV có thể giảm mức độ căng thẳng một cách đáng kể. Vậy giáo viên có những vai trị sau đây: Giúp sinh viên nắm được đề cương môn học: GV cần giới thiệu và cung cấp đầy đủ cho SV đề cương của mơn học. Qua đó, SV chủ động lên kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để thực hiện được các mục tiêu của môn học; Xác định rõ nội dung tự học và phương tiện để thực hiện nội dung học thông qua việc thiết kế các nhiệm vụ tự học cụ thể cho SV để họ có thể tự chiếm lĩnh được các nội dung này, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của từng bài học trong một khoảng thời gian định trước. Để giúp SV thực hiện được nhiệm vụ tự học của mình, GV cần giới thiệu đầy đủ các tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo, cách thu thập, tra cứu và xử lý thông tin trong tài liệu; Bồi dưỡng cho SV các kiến thức về tự học từ cơ sở lý luận đến các kỹ năng cần thiết để lập kế hoạch tự học cho từng học kỳ, từng môn học, kế hoạch ôn thi...và phải biết tự đánh giá mức độ tích luỹ theo yêu cầu của GV khi thực hiện mục tiêu môn học; Kiểm tra - đánh giá hoạt động tự học của SV. Khi hoạt động tự học là một thành phần bắt buộc trong cơ cấu thời khóa biểu thì cần phải có các hình thức kiểm tra - đánh giá hoạt động này. Nếu GV chỉ giao nhiệm vụ tự học mà không tổ chức kiểm tra, đánh giá thì hoạt động học tập này chỉ mang tính hình thức, đối phó mà khơng đem lại kết quả như mong muốn. GV thường xuyên đánh giá SV trong suốt quá trình của môn học thông qua các hình thức kiểm tra đa dạng như bài tập cá nhân (tuần), bài tập nhóm (tháng), bài tập lớn (học kỳ) và các bài thi giữa kỳ, cuối kỳ. Qua đó hình thành cho sinh viên cách làm việc nghiêm túc, tính tích cực và ý chí phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong học tập; Quản lý sát sao hoạt động học tập trước, trong và sau giờ lên lớp.

*Cố vấn học tập

Cố vấn học tập là một trong những người có vai trị quan trọng trong việc thực hiện triển khai chương trình học tập của SV. Cố vấn học tập được xem như là một chỗ

32

dựa xã hội quan trọng bậc nhất của SV để giải quyết các vấn đề khúc mắc, khó khăn và căng thẳng trong học tập. Để có sức ảnh hưởng lớn tới SV, một cố vấn học tập cần thoả mãn 3 yêu cầu: Có kiến thức về tâm lý học sư phạm, biết tìm hiểu năng lực, hoàn cảnh của SV để tư vấn việc lập tiến độ tích luỹ phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của từng SV; Nắm chắc chương trình và quy trình đào tạo dẫn tới một văn bằng của từng ngành học trong từng khóa học để giúp từng SV lựa chọn và đăng ký môn học phù hợp với năng lực, thời gian. Nhờ đó mà sinh viên lập kế hoạch học tập tối ưu nhất cho mình; Có kinh nghiệm học tập, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp để hỗ trợ cách học cho sinh viên khi được yêu cầu.

33

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua việc tổng quan và phân tích các nội dung nghiên cứu thì nghiên cứu về ứng phó với stress trong học tập cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu nghiên cứu về phương diện lí luận lẫn thực tiễn. Nhưng nghiên cứu về ứng phó với stress trong học tập ở sinh viên năm nhất thì chưa được nghiên cứu. Chính vì vậy đây là đề tài đáng được quan tâm, có tính cấp thiết và thiết thực.

Xây dựng cơ sở lí luận về ứng phó với stress trong học tập là cơ sở để làm rõ vấn đề nghiên cứu của đề tài. Trong bài khóa luận tơi quan niệm: Ứng phó với stress trong học tập là sự vận dụng các phương án ứng phó với stress nhằm làm giải quyết những vấn đề gây căng thẳng xuất phát từ hoạt động học tập. Và các cách ứng phó với stress trong học tập ở sinh viên năm nhất được xác định thành các nhóm sau đây: Ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề (giải thích khó khăn cách tích cực và tăng trưởng trong khó khăn; nỗ lực để giải quyết vấn đề; lên kế hoạch để giải quyết vấn đề, xin lời khuyên từ người khác; tập trung giải quyết khó khăn); ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc (chia sẻ và tìm sự nâng đỡ tinh thần từ người khác, dựa vào niềm tin tôn giáo, trút bỏ cảm xúc khó chịu, nhìn nhận khó khăn một cách hài hước); ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực (chấp nhận khó khăn; suy nghĩ việc khác thay thế; bỏ cuộc, không tiếp tục cố gắng giải quyết vấn đề nữa; từ chối khó khăn; trì hỗn khó khăn; rượu/ ma túy).

Ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất phụ thuộc vào những yếu tố: yếu tố chủ quan (Nền tảng kiến thức của SV, kinh nghiệm sống của SV, hứng thú học tập của SV và khí chất của SV) và một số yếu tố khách quan (cách tổ chức đào tạo theo tín chỉ của nhà trường, vai trị của GV bộ mơn, cố vấn học tập).

34

Một phần của tài liệu (Trang 39 - 43)