CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất
3.4.2. Mối liên hệ giữa cách ứng phó với stress trong học tập của sinh viên với khí chất
3.4.2.1. Các loại khí chất của sinh viên
Để đo được khí chất của sinh viên tôi dùng Trắc nghiệm nghiên cứu kiểu khí chất của H.J.Eysenok, sau khi khảo sát và xử lý số liệu ta có kết quả sau:
Bảng 3.17: Các kiểu khí chất của sinh viên
STT Kiểu khí chất SL %
1 Ưu tư 22 13,2
2 Nóng nảy 40 24,0
3 Hoạt bát 38 22,8
70
Theo kết quả khảo sát thì, sinh viên khơng chỉ có 4 loại kiểu khí chất cơ bản : Ưu tư, nóng nảy, hoạt bát, bình thản, mà bên cạnh đó cịn có những loại kiểu khí chất khác như hướng ngoại, hướng nội, trung gian, không ổn định và ổn định. Những loại khí chất khác này cũng chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số kiểu khí chất của 167 sinh viên được khảo sát.
Qua việc tính tốn mối liên hệ của các cách ứng phó với stress trong học tập và khí chất của sinh viên bằng cách tìm hiểu mối liên hệ giữa hai trắc nghiệm: Thang đo ứng phó của Carver, CS, Scheir, M.F và Weintraub, J.K (1989) và Trắc nghiệm nghiên cứu kiểu nhân cách của H. J. Eysenok, kết quả được thể hiện như sau:
Bảng 3.18: Sự tương quan giữa cách ứng phó với stress trong học tập với khí chất hướng nội - hướng ngoại
Cách ứng phó Khí chất hướng nội – hướng ngoại
r Sig.
Ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề -0,120 0,122 Ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc -0,171 0,027 Ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực
-0,206 0,008
Dựa vào bảng 3.23 có thể khẳng định khơng có sự tương quan giữa cách ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề với khí chất hướng nội – hướng ngoại, nhưng có sự tương quan giữa cách ứng phó trung vào điều tiết cảm xúc, và ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực. Vì hệ số tương quan là r = -0,171 với p = 0.027 > 0,05 với cách ứng phó trung vào điều tiết cảm xúc, và r = -0,026 với p = 0,008 > 0,05 nên có sự tương quan nghịch giữa hai cách ứng phó này với kiểu khí chất hướng nội – hướng ngoại. Điều này tương đương rằng người có số điểm càng thấp trong thang điểm hướng nội – hướng ngoại của trắc nghiệm
5 Hướng ngoại 21 12,6 6 Trung gian 4 2,4 7 Hướng nội 5 3,0 8 Không ổn định 3 1,8
71
Eysenok (người càng hướng nội) thì càng sử dụng các cách ứng phó trung vào điều tiết cảm xúc, và ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực, người càng hướng ngoại (có số điểm càng cao trong thang điểm hướng nội – hướng ngoại) thì càng ít sử dụng cách ứng phó trung vào điều tiết cảm xúc, và ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực, người càng hướng ngoại.
Bảng 3.19: Mối liên hệ giữa cách ứng phó với stress trong học tập với các kiểu khí chất
Ứng phó tập trung vào giải
quyết vấn đề
Ứng phó tập trung vào điều tiết
cảm xúc Ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực Ưu tư ĐTB 2,82 2,48 2,23 ĐLC 0,57 0,53 0,49 Nóng nảy ĐTB 2,57 2,28 2,14 ĐLC 0,60 0,54 0,54 Hoạt bát ĐTB 2,75 2,24 2,02 ĐLC 0,53 0,46 0,54 Bình thản ĐTB 2,80 2,40 2,37 ĐLC 0,54 0,53 0,54 Hướng ngoại ĐTB 2,59 2,10 1,83 ĐLC 0,69 0,55 0,47 Trung gian ĐTB 2,65 1,81 1,58 ĐLC 0,75 0,94 0,50 Hướng nội ĐTB 2,56 2,45 2,40 ĐLC 0,46 0,65 0,56 Không ổn định ĐTB 3,20 2,33 1,61 ĐLC 0,20 0,38 0,35 Ổn định ĐTB 2,63 2,23 2,14 ĐLC 0,50 0,31 0,42 Tổng ĐTB 2,69 2,28 2,10 ĐLC 0,57 0,52 0,54 Sig. 0,472 0,204 0,007
72
Biểu đồ 3. 9: Mối liên hệ giữa cách ứng phó với stress trong học tập với các kiểu khí chất
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 Ứng phó tập trung vào giải
quyết vấn đề
Ứng phó tập trung vào điều tiết
cảm xúc Ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực 2.82 2.48 2.23 2.57 2.28 2.14 2.75 2.24 2.02 2.8 2.4 2.37 2.59 2.1 1.83 2.65 1.81 1.58 2.56 2.45 2.4 3.2 2.33 1.61 2.63 2.23 2.14 Ưu tư Nóng nảy Hoạt bát Bình thản Hướng ngoại Trung gian Hướng nội Khơng ổn định Ổn định
Với cách ứng phó với tress trong học tập của sinh viên thì chỉ có cách ứng phó dè, dặt, né tránh tiêu cực có sự tương quan với các kiểu khí chất. Tuy vậy nhưng một số tiêu chí trong cách ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề và ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc vẫn có ý nghĩa, cụ thể:
- Ở cách ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề được sinh viên có khí chất khơng ổn định sử dụng nhiều nhất, tiếp theo sau đó là sinh viên có kiểu khí chất ưu tư. Sinh viên có kiểu khí chất bình thản cũng thường sử dụng cách ứng phó này hơn các kiểu khí chất cịn lại. Với cách ứng phó này thì sinh viên có khí chất hoạt bát sử dụng nhiều hơn so với khí chất nóng nảy và hướng nội, hướng ngoại, ổn định.
73
- Ở cách ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc được sinh viên có kiểu khí chất ưu tư sử dụng nhiều nhất, sau đó là sinh viên hướng nội, tiếp đến là sinh viên có kiểu khí chất bình thản. Đứng vị thứ 4 trong 9 kiểu khí chất sử dụng cách ứng phó này là sinh viên có khí chất khơng ổn định, vị thứ 5 là sinh viên có khí chất nóng nảy, vị thứ 6 là sinh viên có khí chất hoạt bát, vị thứ 7 là sinh viên có khí chất ổn định, đứng gần cuối cùng là sinh viên có khí chất hướng ngoại và cuối cùng là sinh viên có khí chất trung gian.
- Ở cách ứng phó dè dặt, né tránh tiêu cực của sinh viên có sự tương quan với kiểu khí chất, sinh viên có khí chất hướng nội, bình thản, ổn định, hay ưu tư thì sử dụng cách ứng phó này nhiều hơn sinh viên có khí chất nóng nảy, hoạt bát, hướng ngoại và trung gian. Trong đó sinh viên có khí chất hướng nội ưu tiên sử dụng cách ứng phó này, tiếp đến lần lượt là sinh viên có khí chất bình thản, ổn định và ưu tư. Sinh viên có khí chất hoạt bát ít sử dụng cách ứng phó này hơn là sinh viên có khí chất nóng nảy, trong nghiên cứu này thì sinh viên có khí chất trung gian ít sử dụng cách ứng phó này nhất.
Như vậy, khơng có sự tương quan giữa cách ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề và tập trung điều tiết cảm xúc của sinh viên với các kiểu khí chất, và có sự tương quan giữa cách ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực của sinh viên với các kiểu khí chất. Sinh viên có khí chất hướng nội thì sử dụng cách ứng phó này hơn là sinh viên hướng ngoại. Sinh viên có khí chất nóng nảy thì sử dụng cách ứng phó này nhiều hơn là sinh viên hoạt bát.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Kết quả nghiên cứu Ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng cho thấy:
Hầu hết sinh viên năm nhất trường trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng bị stress ở mức độ cấp tính (69,5%).
Những nhóm nguyên nhân như nhóm nguyên nhân gây stress trong lựa chọn và đăng kí học phần, nhóm nguyên nhân gây stress trong tích lũy tín chỉ học tập, nhóm ngun nhân gây stress trong hợp tác để hoàn thiện kiến thức, kĩ năng tích lũy, nhóm nguyên nhân gây stress trong kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì và thi kết thúc học phần, nhóm nguyên nhân gây stress trong làm bài kiểm tra, bài thi đều góp phần gây nên stress trong học tập của sinh viên năm nhất trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng ở mức độ
74
trung bình, trong đó nhóm nguyên nhân gây stress trong kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì và thi kết thúc học phần ảnh hưởng với mức độ nhiều nhất.
Về cách ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng, hầu hết các em cũng đã có cách ứng phó tích cực, đặc biệt là các em thường sử dụng các cách ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề bên cạnh cách ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc. Cách ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực, đặc biệt là các cách ứng phó liên quan đến tệ nạn xã hội như rượu, ma túy tỉ lệ sử dụng rất thấp.
Các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan đều ảnh hưởng đến sự ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất trường ĐH Sư Phạm – ĐH Đà Nẵng ở mức độ khác nhau, trong đó hứng thú học tập và sự giúp đỡ của GV để sinh viên nắm được đề cương môn học, tài liệu học tập, nhiệm vụ tự học của mình có mức độ ảnh hưởng rất cao đến sự ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất.
Khơng có sự tương quan giữa cách ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề với khí chất hướng nội – hướng ngoại, nhưng có sự tương quan giữa cách ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc, và ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực. Sinh viên năm nhất có khí chất càng hướng nội thì càng sử dụng cách ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc, và ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực. Khơng có sự tương quan giữa cách ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề, ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc với các kiểu khí chất nhưng có sự tương quan giữa ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực với các kiểu khí chất.
75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về ứng phó với stress của sinh viên năm nhất trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng, tôi rút ra những kết luận sau:
1.1. Về mặt lý luận
Sau khi đã tổng quan các tài liệu nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến luận án, tôi chọn quan niệm: Ứng phó là hành động của cá nhân, bao gồm các hành động như nhận diện những nguyên nhân gây mệt mỏi, căng thẳng; xác định các phương án ứng phó và thực hiện các phương án ứng phó nhằm giải quyết những tình huống gây mệt mỏi, căng thẳng hoặc những tình huống vượt quá khả năng của cá nhân và giúp cá nhân thích ứng với hồn cảnh.
Từ khái niệm và cách tiếp cận về ứng phó, đề tài xác định ứng phó với stress trong học tập bao gồm 3 cách: Cách ứng phó tập trung giải quyết vấn đề (giải thích khó khăn cách tích cực và tăng trưởng trong khó khăn, nổ lực để giải quyết vấn đề, lên kế hoạch để giải quyết vấn đề, xin lời khuyên từ người khác, tập trung giải quyết khó khăn); cách ứng phó tập trung điều tiết cảm xúc (chia sẻ và tìm sự nâng đỡ tinh thần từ người khác, dựa vào niềm tin tôn giáo, trút bỏ cảm xúc khó chịu, nhìn nhận khó khăn một cách hài hước) và cách ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực (chấp nhận khó khăn, suy nghĩ việc khác thay thế, bỏ cuộc, không tiếp tục cố gắng giải quyết vấn đề nữa, từ chối khó khăn, trì hỗn khó khăn, rượu/ ma túy).
1.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Hầu hết sinh viên năm nhất đều bị tress, trong đó 69,5% bị stress cấp tính, có thể kiểm soát được, 27,5% sinh viên bắt đầu quá tải vì stress, 3% sinh viên năm nhất stress nặng và cần được khám và điều trị. Như vậy vấn đề stress trong học tập của sinh viên năm nhất cần được quan tâm và có biện pháp để hỗ trợ sinh viên vượt qua để sinh viên năm nhất có thể thích ứng với mơi trường học tập ở Đại học.
Có nhiều nguyên nhân gây nên stress trong học tập của sinh viên, Nhóm nguyên nhân gây stress trong lựa chọn và đăng kí học phần, Nhóm ngun nhân gây stress trong
76
tích lũy tín chỉ học tập; Nhóm nguyên nhân gây stress trong hợp tác để hoàn thiện kiến thức, kĩ năng tích lũy; Nhóm ngun nhân gây stress trong kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì và thi kết thúc học phần; Nhóm ngun nhân gây stress trong làm bài kiểm tra, bài thi. Các nguyên nhân này đều có mức độ ảnh hưởng ở mức trung bình. Trong đó, ngun nhân gây stress trong kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì và thi kết thúc học phần có mức độ ảnh hưởng cao nhất, khiến cho sinh viên bị stress trong học tập.
Sinh viên năm nhất khi bị stress trong học tập sử dụng các loại ứng phó tập trung vào vấn đề thường xuyên hơn so với các loại ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc và ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực. Trong cách ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề thì sinh viên năm nhất thường sử dụng cách thức “giải thích khó khăn cách tích cực và tăng trưởng trong khó khăn” nhiều nhất, trong cách ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc thì sinh viên năm nhất chủ yếu lựa chọn “cách nhìn nhận khó khăn một cách hài hước” hơn là sử dụng các cách thức có liên quan đến người khác (trút bỏ, chia sẻ hoặc dựa vào niềm tin tôn giáo). Phần lớn tỉ lệ sinh viên năm nhất khơng hoặc ít sử dụng các cách ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực khi đối mặt với stress trong học tập. Nếu có sử dụng thì đa phần sinh viên năm nhất sử dụng những cách thức mang tính né tránh như suy nghĩ việc khác thay thế, trì hỗn ứng phó hoặc chấp nhận khó khăn cách bị động hơn là cách thức tiêu cực có liên quan đến chất kích thích như rượu, ma túy.
Đối với ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề thì sinh viên nữ có cách giải thích khó khăn cách tích cực và tăng trưởng trong khó khăn, xin lời khuyên từ người khác hơn là sinh viên nam, và cách ứng phó nỗ lực để giải quyết vấn đề, tập trung giải quyết khó khăn được sinh viên nam ưu tiên sử dụng nhiều hơn sinh viên nữ. Các cách ứng phó thuộc nhóm tập trung vào giải quyết vấn đề khơng có sự khác biệt theo giới.
Đối với cách ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc cũng khơng có sự khác biệt theo giới. Cách ứng phó chia sẻ và tìm sự nâng đỡ tinh thần từ người khác được sinh viên nữ sử dụng nhiều hơn sinh viên nam.
Đối với cách ứng phó dè dặt, né tránh tiêu cực thì ứng phó dựa vào rượu/ma túy cho thấy sự tương quan ý nghĩa với giới tính. Ở sinh viên nam thường xuyên sử dụng ứng phó này hơn sinh viên nữ. Ở sinh viên nữ thường xuyên sử dụng cách ứng phó suy nghĩ việc khác thay thế nhiều hơn so với sinh viên nam. Ở các cách ứng phó chấp nhận khó khăn;
77
bỏ cuộc, không cố gắng giải quyết vấn đề nữa; từ chối khó khăn; trì hỗn ứng phó được sinh viên nam sử dụng nhiều hơn so với sinh viên nữ.
Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến sự ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất là yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, trong đó hứng thú học tập và sự giúp đỡ của GV để sinh viên nắm được đề cương môn học, tài liệu học tập, nhiệm vụ tự học của mình ảnh hưởng rất cao đến sự ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất.
Khơng có sự tương quan giữa cách ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề với khí chất hướng nội – hướng ngoại, nhưng có sự tương quan giữa cách ứng phó trung vào điều tiết cảm xúc, và ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực. Sinh viên năm nhất có khí chất càng hướng nội thì càng sử dụng cách ứng phó trung vào điều tiết cảm xúc, và ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực. Khơng có sự tương quan giữa cách ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề, ứng phó trung vào điều tiết cảm xúc với các kiểu khí chất nhưng có sự tương quan giữa ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực với các kiểu khí chất.