7. Phương pháp nghiên cứu
1.4. Ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất
1.4.3.1. Yếu tố chủ quan
* Nền tảng kiến thức của SV
Nền tảng nền tảng kiến thức của SV có thể hiểu là những kiến thức mà các em tích lũy được qua việc học tập tại nhà trường, qua sách báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua tình huống của cuộc sống. Kiến thức lại là cơ sở của kĩ năng nên nếu SV có kiến thức, họ sẽ nhanh chóng nhìn nhận, đánh giá vấn đề và đưa ra những phương án khả thi, hiệu quả nhằm thoát khỏi những tình huống bất lợi, tính huống stress. Vì thế, cùng một tình huống gây stress trong hoạt động học tập, với cùng nhiệm vụ học tập, những SV có trình độ kiến thức cao hơn, vững hơn có thể có stress ở mức độ thấp hơn do họ nhanh chóng tìm ra được phương án giải quyết khó khăn cũng như stress của họ và vì thế làm giảm stress và giải quyết được vấn đề.
28
*Kinh nghiệm sống của SV
Kinh nghiệm “trong triết học, theo ý nghĩa truyền thống, là sự phản ánh thế giới bên ngoài một cách kinh nghiệm - cảm tính”. Đó thực chất là những cái con người tích lũy được trong cuộc sống (những thành công, những cảm xúc, những thất bại...). Tất cả những thành công và thất bại đều là kinh nghiệm sống và là bài học q báu vì nó giúp cho con người vững vàng hơn, dày dạn hơn, tinh tường hơn trong việc giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống. Gắn với đề tài luận án, những sinh viên có kinh nghiệm sống nhiều sẽ có thể nhanh chóng tìm ra và xác định được những phương án ứng phó với stress, giúp cá nhân họ thốt khỏi tình huống bất lợi nhanh hơn và do thế vấn đề stress cũng được giải quyết. Ở đây tơi tìm hiểu kinh nghiệm sống của sinh viên ở các mặt: Kinh nghiệm tiến hành các hình thức học theo tín chỉ; Kinh nghiệm tự tạo các tình huống học tập cho cá nhân; Kinh nghiệm xử lý các tình huống khó khăn mà gây căng thẳng.
*Hứng thú học tập của SV
Hứng thú là nét tâm lý cá nhân luôn được xem xét tới trong mọi hoạt động. Người ta xem đây là đặc trưng đầu tiên của con người có thiên hướng. Bởi hứng thú tạo động lực cho con người hoạt động và giải quyết vấn đề của cuộc sống. Cho nên, nếu SV có hứng thú học tập thì họ sẽ tìm mọi cách để ứng phó với những điều bất lợi, gây căng thẳng cho bản thân với mục đích đạt kết quả tốt trong học tập. Có thể nói, hứng thú học tập tạo ra sự can đảm để SV vượt qua những khó khăn, căng thẳng xuất hiện trong tiến trình học tập. David A. Statt (1994) trong nghiên cứu của mình đã đề cập đến vai trò của sự yêu thích cơng việc như một khía cạnh của đặc điểm nhân cách cần có để thực hiện cơng việc có kết quả và học tập cũng là công việc. Trong đề tài, tơi tìm hiểu các biểu hiện: Thích chuẩn bị bài trước cho các giờ học trên lớp; Thích trao đổi thảo luận trong học tập; Thích được GV định hướng tự học ở nhà.
*Khí chất của SV
Khí chất là thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân. Khái niệm cho thấy, khí chất chỉ rõ những hoạt động tâm lý của cá nhân diễn ra mạnh hay yếu, nhanh hay chậm, bình thường hay thất thường. Do khí chất khác nhau mà trước một tình huống, có người vội vàng, hấp tấp, có người lại ung ung, tự tại. Khí chất ln chiếm
29
một vị trí đặc biệt quan trọng trong nhân cách của cá nhân, tạo sự khác biệt giữa các cá nhân.
Cho đến nay, kết quả nghiên cứu của I.P. Pavlov về học thuyết phản xạ có điều kiện vẫn là cơ sở khoa học quan trọng để nói về các kiểu khí chất của con người. Ơng đã chỉ ra, hai quá trình thần kinh hưng phấn và ức chế có ba thuộc tính cơ bản: cường độ (chỉ năng lực chịu đựng mạnh hay yếu), tính cân bằng (chỉ sự cân đối nhất định), tính linh hoạt (chỉ độ nhanh nhẹn khi chuyển từ quá trinh này sang quá trình kia). Sự kết hợp theo các cách khác nhau của 3 thuộc tính này tạo nên 4 kiểu thần kinh cơ bản chung cho người và động vật là cơ sở cho 4 loại khí chất:
Kiểu mạnh, cân bằng, linh hoạt là cơ sở cho kiểu khí chất hăng hái. Những người thuộc kiểu khí chất này thường năng động, linh hoạt, ham thích tìm tịi cái mới; nhạy cảm, vui vẻ, nhưng xúc cảm không bền vững, sâu sắc, dễ tiếp xúc, dễ hòa nhập, dễ tiếp thu cái mới nhưng cũng dễ di chuyển chú ý, chóng qn, khơng thích ngồi n một chỗ.
Kiểu mạnh, cân bằng, không linh hoạt là cơ sở cho kiểu khí chất bình thản. . Người thuộc kiểu khí chất này thường điềm tĩnh, chậm chạp, khó quen với hoàn cảnh mới. Trong sinh hoạt thường kiên trì, cố gắng hồn thành công việc. Nếu biết động viên, khích lệ tham gia vào hoạt động của tập thể thì sẽ dễ hình thành những nét tính cách tốt như chuyên cần, kiên trì, chắc chắn. Ngược lại sẽ dễ phát triển tính ỳ, thụ động, thờ ơ, bàng quan với hoạt động chung của gia đình, xã hội.
Kiểu mạnh, không cân bằng là cơ sở cho kiểu khí chất nóng nảy. Người thuộc kiểu khí chất này thường dễ xúc động, hành động nhanh nhưng không bền vững. Xúc cảm mạnh, dễ thay đổi, tính tình nóng nảy.
Kiểu yếu là cơ sở cho kiểu khí chất ưu tư. Người thuộc kiểu khí chất này có các q trình tâm lý diễn ra chậm chạp, khó đáp ứng với những kích thích mạnh, kéo dài, khó thích nghi với mơi trường mới, dễ lo sợ, xúc cảm xuất hiện muộn nhưng sâu sắc, bền vững. Nếu được động viên, khuyến khích sẽ tạo tính kiên trì, tế nhị, nhạy cảm. Ngược lại nảy sinh tính nhút nhát, xa lánh mọi người, xa lánh tập thể.
Các đặc điểm khí chất tạo nên sự khác biệt cá nhân là một trong những tác nhân ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc cá nhân sử dụng phương án ứng phó nào trong các tình huống khó khăn. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để khám phá mối quan hệ này.
30
Trong một nghiên cứu về trẻ song sinh, các tác giả Kendler, Kessler, Health, Neal, và Eaves (1991) đã cố gắng tìm hiểu những nhân tố nào đóng góp vào cách ứng phó của con người. Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm khí chất có đóng góp tương đối cho xu hướng ứng phó với tình huống stress theo những cách thức này. Ngược lại, phương án ứng phó phủ nhận được giải thích bằng mơi trường gia đình như cách ni dạy con của cha mẹ, phong cách xã hội, trải nghiệm stress thời thơ ấu, v.v....[8].