Khái quát về đặc điểm tâm lý của sinh viên năm nhất

Một phần của tài liệu (Trang 28 - 31)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Khái quát về đặc điểm tâm lý của sinh viên năm nhất

1.3.1. Khái niệm sinh viên năm nhất

Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc La Tinh là “studens” có nghĩa là người làm việc, người tìm kiếm, khai thác tri thức, khái niệm này được dùng tương đương với “student” trong tiếng Anh, “ctudiant” trong tiếng Pháp để chỉ những người theo học ở bậc đại học và được phân biệt với trẻ em đang theo học phổ thông.

Sinh viên năm nhất là người học tập vào năm đầu tiên khi mới bước vào trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Quá trình học của họ theo phương pháp chính qui, tức là họ đã trãi qua bậc tiểu học và trung học.

1.3.2. Sự phát triển tâm lý của sinh viên

Ở lứa tuổi sinh viên, đặc điểm phát triển thể chất của các em đã phát triển hoàn thiện đặc biệt là về cấu trúc và chức năng của não bộ, chính vì thế sinh viên có thể đáp ứng được với những yêu cầu cao của hoạt động học nghề. Sự phát triển nhận thức và trí tuệ của sinh viên đạt một trình độ cao. Hoạt động trí tuệ vẫn lấy sự kiện của quá trình nhận thức làm cơ sở. Các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao và có sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế và uyển chuyển, linh động tùy theo từng hồn cảnh của vấn đề.

Tình cảm, nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm, tính độc lập được nâng cao. Cá tính và lập trường sống của sinh viên cũng được nâng cao rõ rệt.

20

Sự hình thành về mặt khoa học tư tưởng và đạo đức, việc hình thành những phẩm chất đạo đức và sự ổn định chung về nhân cách của sinh viên được phát triển.

Khả năng tự giáo dục phát triển.

Tính sẵn sàng, độc lập với hoạt động nghề nghiệp tương lai được củng cố. Đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở sinh viên là sự phát triển của tự ý thức. Đó là ý thức về sự đánh giá con người về tư tưởng, tình cảm, phẩm chất đạo đức và hứng thú về tư tưởng và động cơ của hành vi. Là sự đánh giá tồn diện về chính bản thân mình vị trí của mình trong cuộc sống. Tự ý thức là dấu hiệu thiết kế nhân cách được hình thành cùng với sự hình thành nhân cách sau này.

Tự ý thức là một hình thức của ý thức giúp sinh viên có những hiểu biết và thái độ với mình để chủ động hướng nhân cách theo nhu cầu của xã hội. Vì ln có khát khao mong muốn được khẳng định chỗ đứng của mình trong xã hội, muốn được xã hội thừa nhận về sự trưởng thành của mình nên sinh viên thường có sự để ý, xem xét mật độ hội tụ ở bản thân những giá trị được xã hội ưa chuộng như: có trình độ chun mơn giỏi, vốn hiểu biết xã hội rộng, có tinh thần trách nhiệm, có đức tính ham học.

Sinh viên gắn tự ý thức với nghề nghiệp.

Hành động chủ đạo là hành động học tập – nghề nghiệp.

Năng lực tưởng tượng ở sinh viên thường gắn với lí tưởng của họ về cuộc sống, nghề nghiệp.

Về tình cảm của sinh viên B. G Ananhep cho rằng đây là thời kì phát triển nhất của tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ. Tình cảm nghĩa vụ cũng được thể hiện khá rõ. Tình cảm đạo đức của sinh viên có thái độ cao. Sinh viên tự nhận thức được tình cảm đạo đức của mình và cịn điều chỉnh chúng phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tình yêu loại tình cảm đặc biệt giữa nam và nữ có vai trị quan trọng để họ xây dựng cho mình những quan điểm rõ ràng về hạnh phúc gia đình, chí hướng và sở thích, cũng như đồng cảm của sinh viên.

Ở sinh viên tình yêu đối với nghề nghiệp đã được hình thành. Tình bạn ở sinh viên sâu sắc, xây dựng trên cơ sở cùng lý tưởng.

21

1.3.3. Đặc điểm học tập của sinh viên

Bước vào lứa tuổi sinh viên, hoạt động học tập mang những tính chất và sắc thái khác với việc học tập ở trường phổ thông. Để hoạt động học tập có kết quả, trong thời gian đầu ở ĐH –CĐ, sinh viên phải thích nghi với hoạt động học tập bởi hoạt động học tập trong các trường đại học mang tính chuyên ngành, phạm vi hẹp hơn, sâu hơn nhằm đào tạo những chuyên gia thuộc các lĩnh vực ngành nghề cho đất nước.

Có nhiều tác giả cho rằng, học đại học là học phương pháp tự học. Quan điểm này xuất phát từ thực tiễn là tri thức nhân loại thật khủng lồ và mỗi ngày kho tàng kiến thức đó lại được tăng lên với tốc độ chóng mặt. Đó là hệ thống tri thức mở đối với cả giảng viên lẫn sinh viên. Chỉ những ai biết cách tự học, tự chiếm lĩnh tri thức thì người đó mới có kiến thức. Hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động trí tuệ có cường độ cao và tính lựa chọn rõ rệt.

Q trình thích nghi với hoạt động học tập của sinh viên năm nhất tập trung ở các mặt:

- Nội dung học tập mang tính chuyên ngành.

- Phương pháp học tập mới mang tính nghiên cứu khoa học.

- Mơi trường sinh hoạt mở rộng phạm vi quốc gia, thậm chí quốc tế.

- Nội dung cách thức giao tiếp với thầy cô giáo, bạn bè và các tổ chức xã hội phong phú, đa dạng...

Chính vì thế, với những sinh viên năm nhất, khi mới tiếp cập với một hình thức, nội dung, phương pháp học tập mới các em không tránh khỏi những bở ngỡ, khó khăn và tự mình thích ứng với môi trường học tập mới. Có những sinh viên nhanh chóng và dễ hịa nhập, họ sẽ vượt qua và cảm thấy thỏa mái, bình thường. Nhưng cũng có những sinh viên chưa kịp thích ứng, đơi khi cần rất nhiều thời gian, có thể kéo dài 1 đến 2 năm học đầu tiên, với những sinh viên này các em rất dễ bị stress đặc biệt là trong khoảng thời gian ôn thi và thi /kiểm tra.

22

Một phần của tài liệu (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)