Nhóm nguyên nhân gây stress tích lũy tín chỉ học tập

Một phần của tài liệu (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.2.Nhóm nguyên nhân gây stress tích lũy tín chỉ học tập

3.2. Nguyên nhân gây ra stress trong học tập của sinh viên năm nhất trường ĐH Sư

3.2.2.Nhóm nguyên nhân gây stress tích lũy tín chỉ học tập

Với nhóm nguyên nhân gây stress trong lựa chọn và đăng kí học phần gồm 12 nguyên nhân, kết quả của mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân này đến stress trong học tập của sinh viên năm nhất của các nguyên nhân trong nhóm này được thể hiện qua bảng sau:

48

Bảng 3.3: Nhóm nguyên nhân gây stress trong tích lũy tín chỉ học tập

ST T Nguyên nhân Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng nhều ĐTB ĐLC Thứ bậc f % f % f % 1 NN10 50 29,9 76 45,5 41 24,6 1,95 0,74 5 2 NN11 45 26,9 83 49,7 39 23,4 1,96 0,71 4 3 NN12 51 30,5 86 51,5 30 18,0 1,87 0,69 6 4 NN13 54 32,3 80 47,9 33 19,8 1,87 0,71 6 5 NN14 42 25,1 83 49,7 42 25,1 2,00 0,71 2 6 NN15 62 37,1 73 43,7 32 19,2 1,82 0,73 8 7 NN16 47 28,1 77 46,1 43 25,7 1,98 0.73 3 8 NN17 61 35,5 74 44,3 32 19,2 1,82 0,73 8 9 NN18 53 31,7 89 53,3 25 15,0 1,83 0,66 7 10 NN19 65 38,9 66 39,5 36 21,6 1,82 0,76 8 11 NN20 43 25,7 78 46,7 46 27,5 2,01 0,73 1 12 NN21 50 29,9 75 44,9 42 25,1 1,95 0,74 5 ĐTB chung = 1,91

Ghi chú: Điểm TB từ 1,00 -> 1,67: Không ảnh hưởng (mức độ ảnh hưởng ở mức thấp); Điểm TB từ 1,68-> 2,33: Ảnh hưởng ít (mức độ ảnh hưởng ở mức trung bình); Điểm TB từ 2,33-> 3,00: Ảnh hưởng nhiều (mức độ ảnh hưởng ở mức cao).

Trong đó:

NN10: Bản thân không có hứng thú với hoạt động học.

NN12: Kỹ năng học tập theo tín chỉ của bản thân còn hạn chế.

NN13: Các thành viên trong lớp không có sự gắn bó nên khó tổ chức các giờ tín chỉ. NN14: Không tích cực tạo sự gắn kết với GV nên rất khó trao đổi, hợp tác trong giờ học.

49

NN15: Giảng viên giới thiệu tài liệu nhưng không thể tìm kiếm được nên khó khăn trong tự học.

NN16: Số lượng sinh viên trong một lớp quá đông.

NN17: Phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa phù hợp.

NN18: Giảng viên không trả bài đúng thời hạn và không có lời nhận xét nên sinh viên không có cơ hội rút kinh nghiệm để điều chỉnh quá trình học tập.

NN19: Rất khó để liên lạc với giảng viên do đó không nhận được sự tư vấn trong hoạt động tự học một cách kịp thời.

NN20: Giảng viên lên lớp không có đề cương bài giảng nên sinh viên khó theo dõi giờ học.

NN21: Nội dung tự học quá nhiều.

NN22: Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đảm bảo.

Từ bảng 3.3 có thể khẳng định nhóm nguyên nhân gây stress trong tích lũy tín chỉ học tập có một sự ảnh hưởng đến stress trong học tập của sinh viên năm nhất, với mức độ ảnh hưởng ở mức trung bình. Trong đó thì nguyên nhân Nội dung tự học quá nhiều (ĐTB = 2,01) chiếm vị trí cao nhất, với 25,7% sinh viên không bị ảnh hưởng, 46.7% sinh viên bị ảnh hưởng ít và 27,5% bị ảnh hưởng nhiều, nội dung học tập quá nhiều khiến cho sinh viên không khỏi bị áp lực đặc biệt là trong các kì thi, như ở đây lúc tôi khảo sát là lúc sinh viên đang thi giữa kì ngay sau khi các em đi học quân sự một tháng không ôn luyện, xem bài, các em khó tránh khỏi việc kiến thức bị hao mòn.

Điều khiến các em lo lắng gây stress thứ hai trong nhóm nguyên nhân này là Giảng

viên giới thiệu tài liệu nhưng không thể tìm kiếm được nên khó khăn trong tự học (ĐTB =

2,00), học ở đại học thì chủ yếu là các em sẽ tự học, nó chiếm hầu hết thời gian và là phương pháp học tập trọng tâm ở chương trình đại học, khi còn ở năm nhất các em vẫn có thể chưa quen được, để phương pháp tự học phát huy sự thành công thì vấn đề tài liệu cũng ảnh hưởng đáng kể, khi mới bước vào kì học mới thì các thầy cô sẽ giới thiệu cho sinh viên rất nhiều tài liệu tham khảo có liên quan đến học phần mình học, nhưng bên cạnh đó việc tìm tài liệu đó thực sự không dễ dàng, từ đó khiến các em rất hoang mang, lo lắng và dẫn đến căng thẳng (stress).

50

Xếp thứ bậc thứ 3 trong nhóm nguyên nhân này là Phương pháp giảng dạy của

giảng viên chưa phù hợp (ĐTB = 1,98), tuy nguyên nhân này có mức độ ảnh hưởng ở

mức trung bình nhưng nó cũng là nguyên nhân quan trọng khiến cho các em bị stress trong học tập.

Bên cạnh đó các nguyên nhân sau cũng khiến cho sinh viên năm nhất bị stress trong học tập: Kỹ năng học tập theo tín chỉ của bản thân còn hạn chế (ĐTB = 1,96, vị trí thứ 4);

Bản thân không có hứng thú với hoạt động học (ĐTB = 1,95, vị trí thứ 5); Cơ sở vật chất

của nhà trường chưa đảm bảo (ĐTB = 1,95, vị trí thứ 5); Các thành viên trong lớp không

có sự gắn bó nên khó tổ chức các giờ tín chỉ (ĐTB = 1,87, vị trí thứ 6); Không tích

cực tạo sự gắn kết với GV nên rất khó trao đổi, hợp tác trong giờ học (ĐTB = 1,87, vị trí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thứ 6); Rất khó để liên lạc với giảng viên do đó không nhận được sự tư vấn trong hoạt

động tự học một cách kịp thời (ĐTB = 1,83, vị trí thứ 7). Và đứng vị trí thấp nhất trong

nhóm nguyên nhân gây stress trong học tập của sinh viên năm nhất này là Số lượng sinh

viên trong một lớp quá đông (ĐTB = 1,82); Giảng viên không trả bài đúng thời hạn và

không có lời nhận xét nên sinh viên không có cơ hội rút kinh nghiệm để điều chỉnh quá

trình học tập (ĐTB = 1,82); Giảng viên lên lớp không có đề cương bài giảng nên sinh

viên khó theo dõi giờ học (ĐTB = 1,82).

Một phần của tài liệu (Trang 56 - 59)