Mối liên hệ giữa các cách ứng phó với stress trong học tập với giới tính

Một phần của tài liệu (Trang 71 - 76)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3.2.Mối liên hệ giữa các cách ứng phó với stress trong học tập với giới tính

3.3. Cách ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất trường ĐH Sư

3.3.2.Mối liên hệ giữa các cách ứng phó với stress trong học tập với giới tính

3.3.2.1. Ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề

Bảng 3. 12: Tương quan giữa cách ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề theo giới tính

Cách ứng phó Giới tính Sig. Nam Nữ

Giải thích khó khăn cách tích cực và tăng trưởng

trong khó khăn 2,78 2,98 0,209

Nỗ lực để giải quyết vấn đề 2,67 2,51 0,157 Lên kế hoạch giải quyết vấn đề 2,51 2,52 0,952 Xin lời khuyên từ người khác 2,76 2,91 0,323 Tập trung giải quyết khó khăn 2,65 2,58 0,652

Tổng hợp 2,67 2,70 0,792

Biểu đồ 3.6: Tương quan giữa cách ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề theo giới tính

Kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt trong cách ứng phó tập trung giải quyết vấn đề theo giới tính. Tuy nhiên nhìn chung thì sinh viên nữ (ĐTB = 2,70) thường xuyên sử

63

dụng cách ứng phó tập trung giải quyết vấn đề hơn sinh viên nam (ĐTB = 2,67). Điều này cho thấy ở sinh viên nữ năm nhất có cách ứng phó với tress trong học tập hợp lí hơn sinh viên nam năm nhất. Tuy sinh viên nữ thường xuyên sử dụng cách ứng phó này hơn sinh viên nam nhưng ở sinh viên nữ thường ứng phó hơn nam bằng cách tập trung giải thích khó khăn cách tích cực và tăng trưởng trong khó khăn (nữ : ĐTB = 2,98; nam ĐTB = 2,78) và xin lời khuyên từ người khác (nữ : ĐTB = 2,91; nam ĐTB = 2,76), còn sinh viên nam thường xuyên ứng phó hơn nữ bằng cách nỗ lực để giải quyết vấn đề (nam: ĐTB = 2,76; nữ: ĐTB = 2,51) và tập trung giải quyết khó khăn (nam: ĐTB = 2,65; nữ: ĐTB = 2,58) và với cách ứng phó lên kế hoạch giải quyết vấn đề thì sinh viên nữ thường xuyên sử dụng nhiều hơn sinh viên nam một chút (nữ: ĐTB = 2,52; nam: ĐTB = 2.51). Sở dĩ có sự khác nhau như vậy bởi trong ứng phó với stress trong học tập hay trong ứng phó với một khó khăn nào đó sinh viên nam thường cương quyết, tự lập, tự nổ lực, dựa vào bản thân hơn để giải quyết vấn đề gây khó khăn và muốn giải quyết một cách nhanh chóng, trở ngại cho bản thân, trong khi đó sinh viên nữ thường mềm mỏng, phân tích tìm hiểu sâu vấn đề, muốn giải quyết vấn đề một cách chắn chắn khơng nóng vội, và lưỡng lự hơn trong cách chọn cách giải quyết vấn đề nên có xu hướng hỏi ý kiến, tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh.

3.3.2.2. Ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc

Bảng 3.13: Tương quan giữa cách ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc theo giới tính

Cách ứng phó

Giới tính

Sig. Nam Nữ

Chia sẻ và tìm sự nâng đỡ tinh thần từ người khác 2,08 2,15 0,566 Dựa vào niềm tin tôn giáo 2,06 1,99 0,699 Trút bỏ cảm xúc khó chịu 2,33 2,28 0,682 Nhìn nhận khó khăn một cách hài hước 2,69 2,69 0,983

Tổng hợp 2,29 2,28 0,880

64

Biểu đồ 3.7: Tương quan giữa cách ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc theo giới tính

Kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt trong cách ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc theo giới tính. Tuy nhiên nhìn chung với sinh viên nam năm nhất thường xuyên sử dụng cách ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc nhích hơn sinh viên nữ năm nhất một chút (nam: ĐTB =2,29 ; nữ ĐTB = 2,28). Trong đó xét về các tiêu chí trong cách ứng phó này thì đầu tiên cả hai đều có xu hướng sử dụng cách ứng phó nhìn nhận khó khăn một cách tích hài hước ngang nhau (ĐTB = 2,69), thứ hai sinh viên nam năm nhất có xu hướng thường xuyên sử dụng cách ứng phó dựa vào niềm tin tôn giáo (nam: ĐTB = 2,06; nữ ĐTB = 1,99) và trút bỏ cảm xúc khó chịu (nam: ĐTB = 2,33; nữ ĐTB = 2,28) hơn sinh viên nữ năm nhất, trong khi đó sinh viên nữ có xu hướng sử dụng thường xuyên cách ứng phó chia sẻ và tìm sự nâng đỡ tinh thần từ người khác (nữ: ĐTB = 2,15; nam ĐTB = 2,08) hơn sinh viên nam năm nhất. Có sự khác biệt này bởi sinh viên nữ có xu hướng giải tỏa cảm xúc bằng cách chia sẻ những khó khăn, những vấn đề gây áp lực căng thẳng với người khác, tìm sự thơng cảm, sự thấu hiểu, sẻ chia từ những người xung quanh, còn với sinh viên nam năm nhất có xu hướng giấu cảm xúc của mình khơng muốn thể hiện ra ngồi, thay vào đó các em tự mình giải tỏa cảm xúc của mình.

65

3.3.2.3. Ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực

Bảng 3.14: Tương quan giữa cách ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực theo giới tính.

Cách ứng phó Giới tính Sig. Nam Nữ

Chấp nhận khó khăn 2,41 2,32 0,531 Suy nghĩ việc khác thay thế 2,51 2,72 0,160 Bỏ cuộc, không cố gắng giải quyết vấn đề nữa 1,88 1,86 0,889

Từ chối khó khăn 1,96 1,77 0,110

Trì hỗn ứng phó 2,47 2,42 0,748

Rượu/ma túy 1,75 1,34 0,004

Tổng hợp 2,16 2,07 0,315

Biểu đồ 3.8: Tương quan giữa cách ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực theo giới tính

2.41 2.51 1.88 1.96 2.47 1.75 2.32 2.72 1.86 1.77 2.42 1.34 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Chấp nhận khó khăn Suy nghĩ việc khác thay thế Bỏ cuộc, không cố gắng giải quyết vấn đề nữa Từ chối khó khăn Trì hỗn ứng phó Rượu/ma túy Nam Nữ

Theo kết quả sinh viên nam năm nhất thường sử dụng cách ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực hơn sinh viên nữ năm nhất (nam: ĐTB =2,16; nữ: ĐTB =2,07). Trong đó, sinh viên nam năm nhất thường chấp nhận khó khăn (nam: ĐTB =2,41; nữ: ĐTB =2,32),

66

từ chối khó khăn (nam: ĐTB = 1,96; nữ: ĐTB = 1,77), bỏ cuộc không cố gắng giải quyết vấn đề nữa (nam: ĐTB =1,88; nữ: ĐTB =1,86), trì hỗn ứng phó (nam: ĐTB = 2,47; nữ:

ĐTB = 2.42) hơn sinh viên nữ năm nhất, ngược lại sinh viên nữ năm nhất thường suy nghĩ việc khác thay thế (nữ: ĐTB = 2,72; nam: ĐTB = 2,51) hơn sinh viên nam năm nhất.

Có sự khác nhau như vậy bởi với sinh viên nam thường dứt khốt hơn, thích giải quyết căng thẳng bằng hành động cụ thể, còn với sinh viên nữ thường giải quyết căng thẳng bằng cách đắm chìm vào trong nỗi buồn hoặc suy nghĩ cả ngày về những cảm giác của họ

nên sinh viên nữ phải suy nghĩ việc khác thay thể để giảm bớt sự căng thăng của mình. Về cách ứng phó bằng rượu/ma túy, đây là cách ứng phó cho thấy tương quan ý nghĩa với giới tính. Ở sinh viên nam thường xuyên sử dụng cách ứng phó này hơn so với sinh viên nữ, mặc dù điểm trung bình của cách ứng phó này khá thấp. Điều này cũng phù hợp với một nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ và nam giới gặp phải những rối loạn tâm lý khác nhau khi họ bị căng thẳng. Nghiên cứu do trường đại học Y khoa Yale, tiến hành và được công bố vào tháng 6 năm 2008 với chủ đề Nghiện rượu nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm do nghiên cứu viên Tara M. Chaplin tiến hành. "Chúng ta biết rằng phụ nữ và nam giới phản ứng với căng thẳng theo những cách khác nhau” Chaplin cho biết. Một nghiên cứu về cảm xúc và ham muốn sử dụng rượu như là các phản ứng ứng phó với căng thẳng, đã phát hiện ra rằng khi đàn ông gặp chuyện buồn, họ có ham muốn sử dụng rượu lớn hơn phụ nữ. Tuy nhiên, sự khác biệt không chỉ dừng lại ở ham muốn mà nó cịn thể hiện rõ ở những vấn đề tâm lý ở hai giới hay gặp phải sau khi bị căng thẳng. Tỉ lệ phụ nữ bị trầm cảm và một vài dạng của rối loạn lo âu nhiều hơn so với nam giới, trong khi đó, tỉ lệ nam giới được chuẩn đốn có rối loạn sử dụng rượu lại lớn hơn nhiều.

Theo nhà nghiên cứu Chaplin: "Sau khi trải qua một trải nghiệm căng thẳng, phụ nữ có nhiều khả năng bộc lộ mình buồn bã hoặc lo lắng hơn nam giới, xu hướng này có thể dẫn tới bị rối loạn trầm cảm hoặc lo âu. Một số nghiên cứu cũng đã cho thấy nam giới có nhiều khả năng uống rượu sau khi trải qua căng thẳng. Nếu điều này trở thành một khn mẫu hành vi/thói quen, nó có thể dẫn tới việc bị rối loạn sử dụng rượu”.

Như vậy, ở sinh viên năm nhất cũng đã có cách ứng phó tích cực, đặc biệt là các em thường sử dụng các cách ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề bên cạnh cách ứng phó

67

tập trung vào điều tiết cảm xúc. Cách ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực, đặc biệt là các cách ứng phó liên quan đến tệ nạn xã hội như rượu, ma túy tỉ lệ sử dụng rất thấp.

Một phần của tài liệu (Trang 71 - 76)