Cách ứng phó với stress trong học tập

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 36)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.4.2.Cách ứng phó với stress trong học tập

1.4. Ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất

1.4.2.Cách ứng phó với stress trong học tập

Hiện nay có khá nhiều nghiên cứu, tài liệu về phương án ứng phó với stress. Những tài liệu được công bố phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu của từng tác giả. Có thể nêu ra khái quát 4 cách tiếp cận nổi tiếng về phương án ứng phó. Đây là cơ sở khoa học để xác định các phương án ứng phó với stress.

- Theo cách tiếp cận của Lazarus và Folkman:

Lazarus và Folkman cho rằng có hai phương án ứng phó với hồn cảnh. Đó là tập trung trọng tâm vào vấn đề (hành vi hướng tới vấn đề cần giải quyết, giải quyết vấn đề) và tập trung trọng tâm vào cảm xúc (thay đổi thái độ, tâm thế của cá nhân trong mối quan hệ với hoàn cảnh). Phương án ứng phó trọng tâm vào vấn đề, hay là những cố gắng để giải quyết vấn đề là sự cố gắng để làm một cái gì đó có tính xây dựng trước tình huống khó

25

khăn, trong điều kiện stress. Phương án ứng phó trọng tâm vào cảm xúc bao gồm vào những nỗ lực của con người nhằm điều chỉnh các hệ quả của phản ứng cảm xúc trong các biến cố xảy ra.

- Một cách phân loại khác chia các loại ứng phó của con người làm ba mảng: phương án ứng phó bằng nhận thức (cognitive coping strategies), phương án ứng phó bằng hành động (behavioal coping strategies),và phương án ứng phó bằng con đường sinh lí (physiological coping strategies).

Phương án ứng phó bằng nhận thức gồm việc thay đổi cách diễn giải những hồn cảnh khó khăn của con người và vì thế có thể thay đổi được cách họ đáp lại với hoàn cảnh. Phương án ứng phó bằng hành động bao gồm việc lên kế hoạch, sắp xếp lại các công việc phải làm trước hoàn cảnh xảy ra nhằm làm giảm đến mức tối thiểu những khó khăn gây ra cho bản thân. Phương án ứng phó bằng con đường sinh lí là việc phản ứng trực tiếp hướng về thể chất của bản thân trước hồn cảnh khó khăn, stress xảy ra, ví dụ như sử dụng thuốc lá, ma túy… Cách ứng phó này chỉ có tác dụng tạm thời vì nó khơng nhằm trực tiếp đến những vấn đề xảy ra [6].

- Theo hướng tiếp cận của Olson:

Olson phân tích phương án ứng phó thành ba loại: phương án ứng phó hướng đến nguyên nhân kích thích; phương án ứng phó hướng đến làm giảm nhẹ stress; phương án ứng phó nhận thức.

Phương án ứng phó hướng đến tác nhân kích thích, phương án này hướng đến nguyên nhân kích thích nhằm cố gắng thu hẹp, hạn chế tiêu cực của nguồn gây ra stress, có thể hạn chế được nguyên nhân của vấn đề, tiềm năng của sự đe dọa cũng như giảm được khả năng kéo dài của stress; đây là cách thức ứng phó xoay quanh vấn đề xảy ra: tìm hiểu kĩ lưỡng về vấn đề, các nguyên nhân phát sinh, những bước hành động để khắc phục nó, làm thay đổi hoặc phát triển theo hướng thuận lợi, gây tác hại ít hơn. Phương án ứng phó hướng đến giảm nhẹ phản ứng stress, ứng phó hướng đến phản ứng đáp lại nhằm giảm biên độ của phản ứng lại với stress, là một trong những cách làm quên đi tình huống khó khăn hiện tại (có thể luyện tập thể dục thể thao, sử dụng hóa chất;…). Phương án ứng phó nhận thức là việc thay đổi cách nghĩ về nguyên nhân gây stress cũng như phản ứng

26

stress; đa số các phản ứng stress là kết quả của phản ứng cảm xúc đối với sự kiện, về vấn đề xảy ra sẽ giúp con người suy nghĩ về biến cố theo hướng tích cực.

- Theo hướng tiếp cận của Erica Frydenberg và Ramon Lewis:

Erica Frydenberg và Ramon Lewis lại đưa ra 18 phương án ứng phó mà trẻ vị thành niên hay sử dụng (có thể áp dụng cho độ tuổi lớn hơn): 1) Tìm kiếm chỗ dựa xã hội, 2) Tập trung giải quyết vấn đề, 3) Làm việc chăm chỉ và đạt được thành công 4) Lo lắng, 5) Tập trung vào những người bạn thân, 6) Tìm kiếm sự gắn bó, 7) Mơ tưởng 8) Bng xuôi, 9) Giảm thiểu căng thẳng, 10) Hành động xã hội, 11) Phớt lờ vấn đề, 12) Tự trách bản thân, 13) Khơng nói vấn đề của mình với ai, 14) Tìm kiếm sự hỗ trợ về tâm linh, 15) Tập trung vào những mặt tích cực, 16) Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp, 17) Tìm kiếm những trị giải trí, 18) Luyện tập thể chất.

Theo hướng tiếp cận của Carver, CS, Scheir, M.F và Weintraub, J.K (1989).

Theo cách ứng phó này có 3 nhóm phương án ứng phó chính là nhóm ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề gây nên tress, tình huống khó khăn (Giải thích khó khăn cách tích cực và tăng trưởng trong khó khăn; Nỗ lực để giải quyết vấn đề; Lên kế hoạch để giải quyết vấn đề; Xin lời khuyên từ người khác; Tập trung giải quyết khó khăn), nhóm ứng phó tập trung điều tiết cảm xúc của bản thân để có thể làm giảm stress (Chia sẻ và tìm sự nâng đỡ tinh thần từ người khác; Dựa vào niềm tin tôn giáo; Trút bỏ cảm xúc khó chịu; Nhìn nhận khó khăn một cách hài hước), nhóm ứng phó dè dặt, né tránh tình huống gây stress, khó khăn; hay ứng phó một cách tiêu cực (Chấp nhận khó khăn; Suy nghĩ việc khác thay thế; Bỏ cuộc, không tiếp tục cố gắng giải quyết vấn đề nữa; Từ chối khó khăn; Trì hỗn khó khăn; Rượu/ ma túy).

Ở mỗi phương án ứng phó đều được xác định bởi ý nghĩa chủ quan của hoàn cảnh trãi nghiệm và đều đáp ứng lại các nhiệm vụ đặt ra theo các cách khác nhau – giải quyết vấn đề thực tế hoặc trãi nghiệm các cảm xúc, thay đổi tự đánh giá hoặc điều chỉnh mối quan hệ qua lại với mọi người. Khơng có một bảng phân loại chung các phương án ứng phó mà chúng được xác định bởi các nhà nghiên cứu khác nhau tùy theo hướng nghiên cứu của họ.

Với bài khóa luận này, tôi dựa vào cách phân loại của Carver, CS, Scheir, M.F và Weintraub, J.K (1989) để xác định các phương án ứng phó cụ thể phù hợp với đặc điểm

27

stress trong học tập của sinh viên năm nhất. Bởi vì, các phương án nêu ra cách tiếp cận phù hợp với phạm vi và mục đích nghiên cứu của đề tài.

Vậy các phương án ứng phó với stress trong học tập ở sinh viên năm nhất được xác định thành các nhóm sau đây:

Ứng phó tập trung giải quyết vấn đề, cá nhân triển khai các hành động trực tiếp ngay khi xuất hiện stress trong học tập.

Ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc, cá nhân tập trung làm dịu những cảm xúc về sự việc đã qua.

Ứng phó tập trung vào sự né tránh, cá nhân cố tránh đề cập những vấn đề gây stress trong học tập.

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 36)