CHƯƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.3.2.1. Phương pháp trắc nghiệm
Với đề tài này tôi dùng 3 trắc nghiệm sau:
+ Thang đo tự đánh giá về stress của Cohen 10 câu. (Câu 1).
+ Thang đo ứng phó của Carver, CS, Scheir, M.F và Weintraub, J.K (1989): Assessing Coping stategies. A theoretically based approach (Journal of Personalit y and Social Psychology). (Câu 3)
+ Trắc nghiệm nghiên cứu kiểu nhân cách của H. J. Eysenok
a. Mục đích:
- Nhằm đo lường mức độ căng thẳng mà sinh viên nhận thấy cuộc sống của họ trong 1 tháng qua là khơng thể dự đốn trước, khơng kiểm sốt được và quá tải.
- Biết được các kiểu ứng phó với stress của sinh viên năm nhất. - Nhằm đánh giá loại khí chất của sinh viên năm nhất.
b. Cách tiến hành trắc nghiệm:
+ Thang đo tự đánh giá về stress Percieved Stress Scale - PSS của Cohen và Williamson (1988): Thang đo này gồm 10 câu. Đây là thang đo duy nhất được thiết kế dựa trên cơ sở lí luận về stress của Lazarus & Folkman (1984). PSS đo lường mức độ mà các tình huống trong cuộc sống của cá nhân được nhận định là căng thẳng. (Cohen & Williamson, 1988, tr385). Lựa chọn này phù hợp với cách tiếp cận khái niệm stress dưới góc độ tâm lý của Lazarus & Folkman (1984).
Phát cho mỗi sinh viên 1 bảng trắc nghiệm gồm 10 câu. Hướng dẫn cho sinh viên làm trắc nghiệm, sau khi làm xong tôi thu lại các bài trắc nghiệm.
+ Thang đo ứng phó của Carver, CS, Cheir, M.F và Weintraub, J.K (1989).
Phát cho mỗi sinh viên 1 bảng trắc nghiệm gồm 44 câu, giới thiệu về nội dung và yêu cầu của trắc nghiệm, sau khi sinh viên làm xong tôi thu lại các bài trắc nghiệm.
38
Phát cho mỗi sinh viên 1 bảng trắc nghiệm gồm 57 câu. Hướng dẫn cho sinh viên làm trắc nghiệm, sau khi sinh viên làm xong tôi thu lại các bài trắc nghiệm.
- Cách tính điểm và xử lý đối với từng trắc nghiệm. + Thang đo tự đánh giá về stress của Cohen.
Cách tính điểm:
Thang đo gồm 10 câu ứng với 10 nhận định, với mỗi nhận định như vậy có 5 mức độ lựa chọn: Không bao giờ, Gần như không bao giờ, Đôi lúc, Thường xuyên, Rất thường xuyên. Các chỉ số định tính này đượng chuyển sang định lượng từ 0 – 4 cho các câu 1,2,3,6,9,10; riêng các câu 4,5,7,8 thì tính điểm ngược lại từ 4-0, nghĩa là 4 điểm = không bao giờ; 3 điểm = gần như không bao giờ …
Cách đánh giá:
Điểm số được tính từ 0 đến 40, điểm càng cao cho thấy mức độ stress càng nặng.
Dưới 24 điểm: stress cấp tính.
Từ 24-30 điểm: bắt đầu quá tải vì stress.
Trên 30 điểm: bị stress nặng.
+ Thang đo ứng phó của Carver, CS, Scheir, M.F và Weintraub, J.K (1989) (44 câu)
Cách tính điểm:
Thang đo gồm 44 câu ứng với 44 nhận định, mỗi nhận định có 4 mức độ lựa chọn: Tôi thường không làm điều này chút nào; Tôi thường làm điều này chút ít; Tơi thường làm điều này kha khá; Tôi thường làm điều này rất nhiều. Các chỉ số định tính này được chuyển sang định lượng từ 1 – 4, nghĩa là: 1 điểm = Tôi thường không làm điều này chút nào; 2 điểm = Tôi thường làm điều này chút ít...
Cách đánh giá:
44 câu phát biểu tập trung vào 3 nhóm ứng phó sau:
Ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề
1. Giải thích khó khăn cách tích cực và tăng trưởng trong khó khăn (câu 1, 30). 2. Nỗ lực để giải quyết vấn đề (câu 5, 21, 36, 43).
3. Lên kế hoạch để giải quyết vấn đề (câu 16, 26, 31, 41). 4. Xin lời khuyên từ người khác (câu 4, 13, 24).
39
5. Tập trung giải quyết khó khăn (câu 14, 27, 33).
Ứng phó tập trung điều tiết cảm xúc
1. Chia sẻ và tìm sự nâng đỡ tinh thần từ người khác (câu 10, 19, 28, 39). 2. Dựa vào niềm tin tôn giáo (câu 37, 44).
3. Trút bỏ cảm xúc khó chịu (câu 3, 15, 23). 4. Nhìn nhận khó khăn một cách hài hước (câu 7).
Ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực 1. Chấp nhận khó khăn (câu 12, 17, 40). 2. Suy nghĩ việc khác thay thế (câu 2, 25, 34).
3. Bỏ cuộc, không tiếp tục cố gắng giải quyết vấn đề nữa (câu 8, 20, 29). 4. Từ chối khó khăn (câu 6, 22, 32, 42).
5. Trì hỗn khó khăn (câu 9, 18, 38). 6. Rượu/ ma túy (câu 11).
Sử lý số liệu dựa vào phần mền SPSS 20.0 để xác định tần số, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn... nhằm xách định cách ứng phó với stress trong học tập của sinh viên.
Đầu tiên 44 cách ứng phó gom các nhóm cách ứng phó, sau đó tính giá trị trung bình của từng nhóm. Ta có Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (4 – 1)/4 = 0,75
Cách ứng phó có giá trị trung bình từ 1 – 0,75: cách ứng phó khơng thường xun Cách ứng phó có giá trị trung bình từ 0,76 – 1,5: cách ứng phó ít thường xun Cách ứng phó có giá trị trung bình từ 1,6 – 2,25: cách ứng phó khá thường xuyên Cách ứng phó có giá trị trung bình từ 2,26 – 3: cách ứng phó rất thường xuyên + Trắc nghiệm nghiên cứu kiểu khí chất của H.J.Eysenok.
Cách tính điểm:
A. Các câu 1, 3, 8, 10, 13, 17, 22, 25, 27, 39, 44, 46, 49, 53, 56 cho 1 điểm nếu đánh dấu + (tức là trả lời có)
Các câu 5, 15, 20, 29, 32, 34, 37, 41, 51 nếu đánh dấu – (tức là trả lời không)
B. Các câu 2, 4, 7, 9, 11, 14, 16, 19, 21, 23, 26, 28, 31, 33, 35, 38, 40, 43, 45, 47, 50, 52, 55, 57 cho 1 điểm nếu trả lời có.
C. Trả lời có các câu 6, 24, 36 và trả lời không các câu 12, 18, 30, 44, 48, 54 cho 1điểm.
40 Nếu C > 4, loại (không trung thực).
Sau đó, đối chiếu lên trục tung và trục hồnh như trong hình vẽ:
Mơ hình mơ tả đặc trưng khí chất của H. J. Eysenok
Không ổn định 24
Hướng nội 0( A) 0 24 Hướng ngoại
(B) 0
Ổn định