Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (Trang 39)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.4.3.2.Yếu tố khách quan

* Cách thức tổ chức đào tạo của nhà trường

Với cách thức tổ chức đào tạo của nhà trường thì trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng tổ chức học tập theo tín chỉ. Với cách thức đào tạo này thì được tiến hành cụ thể với nhiều công đoạn khác nhau. Tuy nhiêu trong khuôn khổ của bài khóa luận, tôi tập trung vào 3 nội dung tổ chức đào tạo: cách tổ chức đăng kí học phần, cách tổ chức tích lũy tín chỉ cả cách tính khối lượng kiến thức tích lũy. Thông qua cách tổ chức đào tạo của nhà trường, SV năm nhất có định hướng và dần hình thành cho bản thân kĩ năng học tập - yếu tố làm cho SV không bị stress bởi SV bị stress trong học tập theo tín chỉ phần lớn là những SV năm nhất bối rối trước những nhiệm vụ của học tập theo tín chỉ. Cho nên, công việc tổ chức đào tạo càng tốt thì SV càng dễ thích ứng.

+ Tổ chức đăng ký học phần: Đây là khâu đầu tiên quan trọng của đào tạo theo tín chỉ khi chương trình đào tạo được môđun hóa với nhiều học phần chung cho nhiều ngành và khối kiến thức giáo dục có nhiều học phần tự chọn theo hướng chuyên sâu nghề nghiệp. SV chưa thực sự am hiểu chương trình đào tạo. Do đó, cách hướng dẫn của nhà trường sẽ rất giúp ích cho SV khi đăng ký học phần trực tuyến hoặc trực tiếp nhằm đáp ứng năng lực và nhu cầu của người học.

+ Cách tổ chức tích lũy khối lượng kiến thức: Lớp học tổ chức theo môn học/học phần. SV đăng ký học các môn học/học phần vào đầu mỗi học kỳ sao cho phù hợp với năng lực, hoàn cảnh của mình và đảm bảo quy định chung (môn học chưa học, thuộc chuyên ngành đang học, thỏa mãn điều kiện tiên quyết, không trùng lịch học…) nhằm đạt được kiến thức theo một chuyên môn chính với quy định các môn học tối thiểu phải tích luỹ cho việc đạt một văn bằng nào đó. Lớp học được hình thành bởi số các sinh viên chọn học môn học đó tại thời điểm đó, tổ chức lớp học như vậy gọi là lớp môn học.

31

Lớp môn học không cố định mà thay đổi theo từng học kỳ. Cho nên, sau mỗi học kỳ, khối lượng tín chỉ tích lũy được dùng như là các điểm quy chiếu để các trường đại học định ra cấp độ học tập của SV và xếp họ tương ứng với các năm học.

*Vai trò của giảng viên bộ môn

GV đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hướng ý thức học tập cho SV. GV giúp SV rất nhiều trong quá trình học tập môn họ dạy nói riêng. Do đó, nếu được định hướng học tập đúng tư tưởng, đặc biệt ở những giờ tự học thì SV có thể giảm mức độ căng thẳng một cách đáng kể. Vậy giáo viên có những vai trò sau đây: Giúp sinh viên nắm được đề cương môn học: GV cần giới thiệu và cung cấp đầy đủ cho SV đề cương của môn học. Qua đó, SV chủ động lên kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để thực hiện được các mục tiêu của môn học; Xác định rõ nội dung tự học và phương tiện để thực hiện nội dung học thông qua việc thiết kế các nhiệm vụ tự học cụ thể cho SV để họ có thể tự chiếm lĩnh được các nội dung này, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của từng bài học trong một khoảng thời gian định trước. Để giúp SV thực hiện được nhiệm vụ tự học của mình, GV cần giới thiệu đầy đủ các tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo, cách thu thập, tra cứu và xử lý thông tin trong tài liệu; Bồi dưỡng cho SV các kiến thức về tự học từ cơ sở lý luận đến các kỹ năng cần thiết để lập kế hoạch tự học cho từng học kỳ, từng môn học, kế hoạch ôn thi...và phải biết tự đánh giá mức độ tích luỹ theo yêu cầu của GV khi thực hiện mục tiêu môn học; Kiểm tra - đánh giá hoạt động tự học của SV. Khi hoạt động tự học là một thành phần bắt buộc trong cơ cấu thời khóa biểu thì cần phải có các hình thức kiểm tra - đánh giá hoạt động này. Nếu GV chỉ giao nhiệm vụ tự học mà không tổ chức kiểm tra, đánh giá thì hoạt động học tập này chỉ mang tính hình thức, đối phó mà không đem lại kết quả như mong muốn. GV thường xuyên đánh giá SV trong suốt quá trình của môn học thông qua các hình thức kiểm tra đa dạng như bài tập cá nhân (tuần), bài tập nhóm (tháng), bài tập lớn (học kỳ) và các bài thi giữa kỳ, cuối kỳ. Qua đó hình thành cho sinh viên cách làm việc nghiêm túc, tính tích cực và ý chí phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong học tập; Quản lý sát sao hoạt động học tập trước, trong và sau giờ lên lớp.

*Cố vấn học tập

Cố vấn học tập là một trong những người có vai trò quan trọng trong việc thực hiện triển khai chương trình học tập của SV. Cố vấn học tập được xem như là một chỗ

32

dựa xã hội quan trọng bậc nhất của SV để giải quyết các vấn đề khúc mắc, khó khăn và căng thẳng trong học tập. Để có sức ảnh hưởng lớn tới SV, một cố vấn học tập cần thoả mãn 3 yêu cầu: Có kiến thức về tâm lý học sư phạm, biết tìm hiểu năng lực, hoàn cảnh của SV để tư vấn việc lập tiến độ tích luỹ phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của từng SV; Nắm chắc chương trình và quy trình đào tạo dẫn tới một văn bằng của từng ngành học trong từng khóa học để giúp từng SV lựa chọn và đăng ký môn học phù hợp với năng lực, thời gian. Nhờ đó mà sinh viên lập kế hoạch học tập tối ưu nhất cho mình; Có kinh nghiệm học tập, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp để hỗ trợ cách học cho sinh viên khi được yêu cầu.

33

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua việc tổng quan và phân tích các nội dung nghiên cứu thì nghiên cứu về ứng phó với stress trong học tập cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu nghiên cứu về phương diện lí luận lẫn thực tiễn. Nhưng nghiên cứu về ứng phó với stress trong học tập ở sinh viên năm nhất thì chưa được nghiên cứu. Chính vì vậy đây là đề tài đáng được quan tâm, có tính cấp thiết và thiết thực.

Xây dựng cơ sở lí luận về ứng phó với stress trong học tập là cơ sở để làm rõ vấn đề nghiên cứu của đề tài. Trong bài khóa luận tôi quan niệm: Ứng phó với stress trong học tập là sự vận dụng các phương án ứng phó với stress nhằm làm giải quyết những vấn đề gây căng thẳng xuất phát từ hoạt động học tập. Và các cách ứng phó với stress trong học tập ở sinh viên năm nhất được xác định thành các nhóm sau đây: Ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề (giải thích khó khăn cách tích cực và tăng trưởng trong khó khăn; nỗ lực để giải quyết vấn đề; lên kế hoạch để giải quyết vấn đề, xin lời khuyên từ người khác; tập trung giải quyết khó khăn); ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc (chia sẻ và tìm sự nâng đỡ tinh thần từ người khác, dựa vào niềm tin tôn giáo, trút bỏ cảm xúc khó chịu, nhìn nhận khó khăn một cách hài hước); ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực (chấp nhận khó khăn; suy nghĩ việc khác thay thế; bỏ cuộc, không tiếp tục cố gắng giải quyết vấn đề nữa; từ chối khó khăn; trì hoãn khó khăn; rượu/ ma túy).

Ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất phụ thuộc vào những yếu tố: yếu tố chủ quan (Nền tảng kiến thức của SV, kinh nghiệm sống của SV, hứng thú học tập của SV và khí chất của SV) và một số yếu tố khách quan (cách tổ chức đào tạo theo tín chỉ của nhà trường, vai trò của GV bộ môn, cố vấn học tập).

34

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng(tên tiếng Anh: The University of Danang, University of Education) - được thành lập theo Nghị định 32/CP ngày 04/04/1994 của Chính phủ, trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại các đơn vị: Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam - Đà Nẵng, cở sở Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Đà Nẵng, bộ môn cơ bản của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, bộ môn văn hóa của Trường Công nhân kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi. Là trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng. Cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên nhà trường ngày càng khang trang, hiện đại. Bao gồm một hệ thống các giảng đường, phòng học với hàng trăm phòng khác nhau với tổng diện tích 10.000 m², 4 phòng multimedia với 300 máy vi tính nối mạng, 1 phòng Internet, 3 phòng sản xuất giáo trình điện tử. Hệ thống 39 phòng thí nghiệm Lý, Hoá, Sinh, Địa...phòng thực hành Âm nhạc với nhiều thiết bị hiện đại. Hội trường lớn có sức chứa trên 600 chỗ. Thư viện tổng hợp với hàng vạn bản sách. Tất cả các phòng, khoa, đơn vị trực thuộc đều được kết nối mạng cáp quang nội bộ Đại học Đà Nẵng và trong khuôn viên nhà trường có thể kết nối mạng Internet không dây. Về tổ chức bộ máy, hiện nay Trường có 12 khoa, 6 phòng chức năng, 3 trung tâm và 1 tổ trực thuộc. Hàng năm, trường tuyển sinh gần 3000 sinh viên các hệ; hiện đang có gần 6000 sinh viên chính quy đang theo học tại trường và gần 5200 sinh viên hệ vừa học vừa làm đang theo học tại 15 cơ sở liên kết đào tạo trong cả nước. Qua hơn 35 năm xây dựng, phát triển và gần 15 năm hội nhập Đại học Đà Nẵng, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã đào tạo được hàng trăm thạc sĩ và tiến sĩ, hơn 15.000 cử nhân sư phạm và cử nhân khoa học, hơn 14.000 cử nhân cao đẳng sư phạm, 17.500 trung cấp sư phạm tiểu học và mầm non. Chuẩn hoá gần 18.000 giáo viên các cấp, đào tạo gần 5.000 cán bộ quản lý giáo dục. Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (1985), Huân chương Lao động hạng Nhì (2002) cùng nhiều bằng khen khác của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng.

35

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Mục đích nghiên cứu

Để thu thập thông tin thực tiễn phục vụ cho việc nghiên cứu về Ứng phó với stress trong học tập ở sinh viên năm nhất trường ĐH sư phạm – ĐH Đà Nẵng.

2.2.2. Mẫu khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu gồm 187 sinh viên ở các lớp. Trường có số lượng sinh viên năm nhất khá lớn (hơn 2200 sinh viên). Với số lượng sinh viên năm nhất như vậy tôi áp dụng công thức tính cỡ mẫu với sai số cho phép là ±7%, độ tin cậy là 95% và P=0,5:

n= N = 2200 = 187 1+ N (e)2 1+2200 (0,07)2

Như vậy, với cỡ mẫu 187 sinh viên năm nhất đã đủ độ tin cậy, phân tích có ý nghĩa và kết quả nghiên cứu có giá trị về mặt khoa học.

Do điều kiện có hạn, và đề tài tập trung nghiên cứu ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất nên tôi chỉ tiến hành trên lớp 16CTL, 16CTXH, 16CVHH, 16CNTT1, 16CTM, trong đó, số phiếu hợp lệ 167 là sinh viên.

Khảo sát được tiến hành từ ngày 11/04/2017 đến ngày 15/04/2017, đây là thời điểm sinh viên năm nhất được khảo sát vừa mới kết thúc đợt học quân sự và đang kiểm tra giữa kì II năm học 2016 - 2017. Sau một tháng học quân sự không có thời gian ôn luyện kiến thức mà các em lại phải kiểm tra giữa kì liền và kiểm tra rất nhiều học phần khác nhau nên các em gặp rất nhiều căng thẳng trong học tập.

Mẫu nghiên cứu có đặc điểm sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.1. Mẫu khách thể khảo sát Đặc điểm SL % Giới tính Nam 51 30,5 Nữ 116 69,5 Khối lớp Khoa học tự nhiên 83 49,7 Khoa học xã 84 50,3

36 hội Kết quả học tập Xuất sắc 1 0.6 Giỏi 13 7,8 Khá 92 55,1 Trung bình 45 26,9 Yếu 15 9,6

Từ bảng trên ta có thể thấy rõ, phần lớn sinh viên được khảo sát là nữ (69,5%), số lượng sinh viên khảo sát gần như phân đều ở 2 khối khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, kết quả học tập trong học kì 1 của các em đều có sự phân bố đều khắp ở tất cả các loại trong đó học lực khá (chiếm 55,1%) chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại học lực, tiếp đến học lực loại trung bình (chiếm 26,9%) và tỉ lệ các loại học lực như học lực yếu (chiếm 9,6%), học lực giỏi (chiếm 7,8%) và học lực xuất sắc (chiếm 0,6) chiếm tỉ trọng thấp hơn cả so với các loại học lực khá và trung bình.

2.2.3. Tổ chức quá trình nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu từ tháng 11/2016 đến tháng 05/2017. Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành nghiên cứu theo tiến trình sau đây:

-Tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu liên quan đến stress trong học tập, ứng phó với stress trong học tập và khí chất nhằm xây dựng cơ sở lý luận, định hướng nghiên cứu thực tiễn, lựa chọn trắc nghiệm và thiết kế bảng hỏi.

-Lựa chọn khách thể nghiên cứu.

-Xử lý số liệu, phân tích kết quả điều tra.

-Kết luận và đề xuất những khuyến nghị để thay đổi theo hướng tích cực. -Viết khóa luận tốt nghiệp.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

a. Mục đích: Tìm hiểu, tham khảo những nội dung đã được nghiên cứu, đề cập trên thế

giới và trong nước từ trước đến nay có liên quan đến đề tài.

b. Cách tiến hành: Đọc, phân tích tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các văn bản,

37

lý luận cho đề tài, lựa chọn phương pháp nghiên cứu thực tiễn, xây dựng phiếu hỏi để làm rõ vấn đề nghiên cứu trong đề tài.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Để phục vụ cho việc nghiên cứu thực tiễn, tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

2.3.2.1. Phương pháp trắc nghiệm

Với đề tài này tôi dùng 3 trắc nghiệm sau:

+ Thang đo tự đánh giá về stress của Cohen 10 câu. (Câu 1).

+ Thang đo ứng phó của Carver, CS, Scheir, M.F và Weintraub, J.K (1989): Assessing Coping stategies. A theoretically based approach (Journal of Personalit y and Social Psychology). (Câu 3)

+ Trắc nghiệm nghiên cứu kiểu nhân cách của H. J. Eysenok

a. Mục đích:

- Nhằm đo lường mức độ căng thẳng mà sinh viên nhận thấy cuộc sống của họ trong 1 tháng qua là không thể dự đoán trước, không kiểm soát được và quá tải.

- Biết được các kiểu ứng phó với stress của sinh viên năm nhất. - Nhằm đánh giá loại khí chất của sinh viên năm nhất.

b. Cách tiến hành trắc nghiệm:

+ Thang đo tự đánh giá về stress Percieved Stress Scale - PSS của Cohen và Williamson (1988): Thang đo này gồm 10 câu. Đây là thang đo duy nhất được thiết kế dựa trên cơ sở lí luận về stress của Lazarus & Folkman (1984). PSS đo lường mức độ mà các tình huống trong cuộc sống của cá nhân được nhận định là căng thẳng. (Cohen & Williamson, 1988, tr385). Lựa chọn này phù hợp với cách tiếp cận khái niệm stress dưới góc độ tâm lý của Lazarus & Folkman (1984).

Phát cho mỗi sinh viên 1 bảng trắc nghiệm gồm 10 câu. Hướng dẫn cho sinh viên làm trắc nghiệm, sau khi làm xong tôi thu lại các bài trắc nghiệm.

+ Thang đo ứng phó của Carver, CS, Cheir, M.F và Weintraub, J.K (1989). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát cho mỗi sinh viên 1 bảng trắc nghiệm gồm 44 câu, giới thiệu về nội dung và yêu cầu của trắc nghiệm, sau khi sinh viên làm xong tôi thu lại các bài trắc nghiệm.

Một phần của tài liệu (Trang 39)