Yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất

Một phần của tài liệu (Trang 76 - 78)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.4.Yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất

trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng

Với những yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng tôi khảo sát ở 2 nhóm yếu tố chính là yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.

Với yếu tố chủ quan gồm các nhân tố: Nền tảng kiến thức của sinh viên; Kinh nghiệm sống của sinh viên; Hứng thú học tập của sinh viên và khí chất, trong đề tài này tôi xin được nói tổng quát qua các yếu tố Nền tảng kiến thức của sinh viên; Kinh nghiệm sống của sinh viên; Hứng thú học tập của sinh viên và tôi làm rõ yếu tố khí chất về mối tương quan giữa khí chất và cách ứng phó với stress trong học tập của sinh viên.

Với yếu tố khách quan bao gồm các nhân tố: Sự hướng dẫn đk học phần của nhà trường; Sự giúp đỡ của GV để sinh viên nắm được đề cương môn học, tài liệu học tập, nhiệm vụ tự học của mình; Sự đánh giá kiểm tra thường xuyên của GV; Cố vấn học tập.

3.4.1. Yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng

Sau khi khảo sát bằng bảng hỏi và thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0 về các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng, tôi có kết quả sau:

Bảng 3.15: Mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất

Yếu tố Không ảnh hưởng Ảnh hưởng một ít Ảnh hưởng rất nhiều f % f % f % Yếu tố chủ quan

Nền tảng kiến thức của sinh viên 21 12,6 70 41,9 76 45,5 Kinh nghiệm sống của sinh viên 16 9,6 82 49,1 69 41,3 Hứng thú học tập của sinh viên 19 11,4 70 41,9 78 46,7

68

Bảng 3.16: Điểm trung bình của mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất

STT Yếu tố ĐTB ĐLC Thứ bậc

Yếu tố chủ quan

Nền tảng kiến thức của sinh viên 2.,33 0,69 2 Kinh nghiệm sống của sinh viên 2,32 0,64 3

Hứng thú học tập của sinh viên 2,35 0,68 1

Tổng 2,33 0,54

Yếu tố khách quan

Sự hướng dẫn đăn kí học phần của nhà trường 2,00 0,72 4 Sự giúp đỡ của GV để sinh viên nắm được đề

cương môn học, tài liệu học tập, nhiệm vụ tự học của mình

2,23 0,71 1

Sự đánh giá kiểm tra thường xuyên của GV 2,18 0,62 2

Cố vấn học tập 2,16 0,71 3

Tổng 2,14 0,49

Từ bảng ta có thể khẳng định yếu tố chủ quan có mức độ ảnh hưởng đến ứng phó với stress trong học tập của sinh viên năm nhất cao hơn là yếu tố khách quan.

Trong yếu tố chủ quan thì nhân tố Hứng thú học tập của sinh viên (ĐTB = 2,35) có mức ảnh hưởng cao nhất, có 88,6% sinh viên năm nhất bị ảnh hưởng bởi nhân tố này, Yếu tố

khách quan

Sự hướng dẫn đk học phần của nhà

trường 43 25,7 81 48,5 43 25,7

Sự giúp đỡ của GV để sinh viên nắm được đề cương môn học, tài liệu học tập, nhiệm vụ tự học của mình

27 16,2 74 44,3 66 39,5

Sự đánh giá kiểm tra thường xuyên

của GV 19 11,4 99 59,3 49 29,3

69

trong đó có 46,7% sinh viên bị ảnh hưởng nhiều. Nhân tố Nền tảng kiến thức của sinh viên (ĐTB = 2.33) có mức độ ảnh hưởng thứ 2, có 87,4% sinh viên năm nhất bị ảnh hưởng bởi nhân tố này và 45,5% sinh viên bị ảnh hưởng nhiều bởi nhân tố này. Xếp vị thứ cuối trong yếu tố chủ quan là Kinh nghiệm sống của sinh viên (ĐTB = 2,32), tuy xếp cuối cùng nhưng có 90,4% sinh viên cũng bị ảnh hưởng bởi nhân tố này này ứng phó với stress trong học tập.

Trong yếu tố khách quan thì nhân tố Sự giúp đỡ của GV để sinh viên nắm được đề

cương môn học, tài liệu học tập, nhiệm vụ tự học của mình (ĐTB = 2.23) có thứ bậc về

mức độ ảnh hưởng cao nhất, có 83,8% sinh viên bị ảnh hưởng bởi yếu tố này trong ứng phó stress trong học tập trong đó thì có 39,5% sinh viên cho rằng mình bị ảnh hưởng nhiều bởi nhân tố này. Nhân tố có mức ảnh hưởng thứ hai là Sự đánh giá kiểm tra thường

xuyên của GV (ĐTB = 2,18), có 88,6% sinh viên bị ảnh hưởng bởi nhân tố này. Vị trí thứ

ba là nhân tố Cố vấn học tập (ĐTB = 2,16), có 81,4% sinh viên bị ảnh hưởng bởi nhân tố này. Xếp vị thứ cuối là nhân tố Sự hướng dẫn đăn kí học phần của nhà trường (ĐTB = 2,00), tuy xếp vị thứ cuối nhưng số sinh viên bị ảnh hưởng bởi nhân tố này cũng khá cao (74,3%).

Như vậy, khi ứng phó với stress trong học tập sinh viên cũng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan và khách quan, trong đó mức độ ảnh hưởng của yếu tố chủ quan là cao hơn cả.

Một phần của tài liệu (Trang 76 - 78)