Quy mô về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát

Một phần của tài liệu 0768 mở rộng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh trì luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 57)

2.2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NƠNG

2.2.1 Quy mô về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát

triển Nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Trì

Bảng 2.3 Doanh số cho vay của Agribank chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2016-2018

Năm 2017 ________ 1561.9 _____________ 133.7 ____________ 9.4% Năm 2018_____ ________ 2164.6 _____________ 602.7 ___________ 38.6%

Chỉ tiêu Dư nợ cho vay Mức tăng dưnợ cho vay Tỷ lệ tăng trưởngdư nợ cho vay

Năm 2016 _________ 867.7 Năm 2017__________ ________ 1027.1 __________ 159.4 __________ 118.4% Năm 2018__________ ________ 1409.1 ___________ 382 __________ 137.2%

(Nguồn BCTC Agribank chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2016-2018)

Mở rộng tín dụng là phải cho vay nhiều lên, là tăng doanh số cho vay. Mức tăng doanh số cho vay năm 2017 là 133.7 tỷ, năm 2018 là 602.7 tỷ và Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay năm 2017 là 9.4%, nhưng đến năm 2018 tỷ lệ này là 38.6%. Năm 2018, Agribank chi nhánh Thanh Trì đã đẩy mạnh mở rộng cho vay vượt bậc so với năm trước. Doanh số cho vay năm 2018 tăng rất cao, tăng tới 38.6% so với năm 2017, chi nhánh đã dùng rất nhiều biện pháp để khuyến khích giải ngân.

Bảng 2.4 Dư nợ cho vay của Agribank chi nhánh Thanh Trì

39

Dư nợ cho vay năm 2018 tăng 137.2%, tăng mạnh hơn rất nhiều so với mức tăng 18.4% của năm 2017. Nhưng mức tăng cả 2 năm đều cao hơn mức tăng của toàn ngành ngân hàng (năm 2017 toàn ngành tăng 18%, năm 2018 tăng 14%) và của Agribank (năm 2017 tăng gần 18%, năm 2018 tăng gần 15%). Năm 2018, chi nhánh có bứt phá mạnh trong tăng trưởng dư nợ.

Trong năm 2018, nền kinh tế cũng đang trong đà phát triển nên việc mở rộng cho vay cũng dễ dàng hơn. Agribank chi nhánh Thanh Trì cũng dùng rất nhiều biện pháp để mở rộng tín dụng. Quy mơ mở rộng dư nợ, doanh số cho vay được thể hiện cụ thể ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3 Doanh số cho vay, Dư nợ cho vay của Agribank chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2016-2018

(Nguồn BCTC Agribank chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2016-2018)

Trong 2 năm, dư nợ tăng tương đối tốt, năm 2017 tăng 18.4%, năm 2018 tăng 37.2% là tăng rất cao so với toàn hệ thống Agribank, cũng như toàn ngành ngân hàng. Năm 2018, chi nhánh tăng mạnh cả về doanh số cho vay, dư nợ cho vay, chi nhánh đã thực hiện khá tốt cơng tác mở rộng tín dụng.

Chỉ tiêu_____________________ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng khách hàng___________ 2,106 2,022 1,992

Mức tăng số lượng khách hàng (84) (30)

Tỷ lệ tăng số lượng khách hàng -4.0% -1.5%

40

Kinh tế phát triển hơn, nhu cầu vay vốn cũng cao hơn. Các khách hàng cũ có nhu cầu sản xuất kinh doanh nên tăng hạn mức vay vốn. Khi đi tiếp thị các khách hàng mới, kinh tế phát triển nên nhu cầu vay vốn tăng, nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn hơn. Các khách hàng cũ giới thiệu bạn bè, đối tác, cho cán bộ tín dụng cho vay. Thu nhập người dân tăng, nhu cầu tiêu dùng tăng, nhu cầu mua nhà, mua đất tăng nên ngân hàng cũng dễ dàng cho vay tiêu dùng hơn. Hiện, bất động sản ấm lên rất nhiều, nên nhiều chủ đầu tư kinh doanh bất động sản tăng vay vốn để mua đất, xây nhà phân lô để bán. Nhu cầu vay vốn tăng, hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn, giá bất động sản tăng nên có thể định giá tài sản thế chấp cao lên, do vậy ngân hàng có thể cho vay được nhiều lên, tăng cả doanh số cho vay và dư nợ cho vay.

Năm 2018, Agribank có chương trình ưu đãi lãi suất, ưu tiên cho các doanh nghiệp được vay lãi suất 7.5%/năm với điều kiện doanh nghiệp mới hoặc doanh nghiệp sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng, và không trả nợ trước hạn với dư nợ cũ để đảo lãi suất. Dư nợ cho vay ưu đãi lãi suất cũng sẽ được Agribank hỗ trợ thơng qua phí trả cho chi nhánh. Cơng cụ lãi suất ưu đãi là công cụ hỗ trợ rất mạnh mẽ để các cán bộ tín dụng đi tiếp thị khách hàng, cũng như các khách hàng nếu có dư nợ vay nhiều ngân hàng sẽ rút tài sản chuyển về vay Agribank chi nhánh Thanh Trì.

Giám đốc chi nhánh đã ra bản khốn mới, trong các chỉ tiêu để tính lương cho cán bộ tín dụng, thì chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ được tính điểm cao nhất, bản khốn chi tiết và có cơ hội cho cán bộ tín dụng được đủ lương nên là động lực để mỗi cán bộ tín dụng đều phấn đấu hồn thành chỉ tiêu được giao góp phần hồn thành chỉ tiêu của tồn chi nhánh. Đối với cán bộ tín dụng, đủ lương là thể hiện sự ghi nhận nỗ lực và vất vả khi cho vay, thu nợ. Nếu bản khốn khơng hợp lý, đến mức cố gắng mà vẫn khơng đủ lương có thể khiến các cán bộ tín dụng nản chí, vì vất vả mà khơng bằng các bộ phận

41

khác. Mặt khác, theo bản khốn mới thì nếu cán bộ tín dụng khơng hồn thành chỉ tiêu thì cấp quản lý cũng khơng hồn thành chỉ tiêu, điều đó sẽ tạo động lực để mỗi cán bộ đều có ý thức trong tăng trưởng cho vay. Mỗi người đều có ý thức trong việc tăng trưởng dư nợ, và thu hồi nợ xấu.

Hơn thế nữa, ngay từ đầu năm 2018, Giám đốc chi nhánh đã phát động phong trào thi đua ngay từ quý 1 thúc đẩy các phòng, các cán bộ tín dụng tập trung đẩy mạnh cơng tác cho vay. Có thể tiền thưởng rất thấp nhưng sự ghi nhận khi được tuyên dương lại là động lực rất lớn cho nhân viên. Trong công việc, đơi khi sự ghi nhận cịn lớn hơn là những yếu tố khác.

Bảng 2.5 Số lượng khách hàng vay vốn của

Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng__________________ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dư nợ khách hàng cá nhân_______ 502. 9 599. 9 748. 1 Dư nợ khách hàng pháp nhân 364. 8 427. 2 ________ 661

(Nguồn Sao kê khách hàng của Agribank chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2016-2018)

Tăng trưởng dư nợ nếu tăng dựa vào việc cho vay nhiều vào các khách hàng cũ có thể dẫn tới rủi ro nếu cho vay quá nhiều, thừa vốn thì khách hàng sẽ có thể sử dụng tiền vay khơng đúng mục đích, từ đó dẫn đến nợ xấu gia tăng, lợi nhuận sẽ giảm, thì việc tăng trưởng dư nợ khơng cịn có ý nghĩa nữa. Do vậy, tăng trưởng dư nợ phải đi liền với tăng số lượng khách hàng.

Mặt khác, chỉ tiêu mở rộng tín dụng phải bao gồm cả việc tăng số lượng khách hàng. Nếu mở rộng tín dụng mà khơng cho vay được khách hàng mới thì việc mở rộng tín dụng không thực sự hiệu quả. Qua các năm, số lượng khách hàng càng ngày càng giảm. Lý do vì, địa bàn huyện Thanh Trì đang

42

trong giai đoạn đơ thị hóa. Trước đây, chi nhánh cho vay qua tổ nhiều, nhưng khi đơ thị hóa, hoạt động sản xuất nơng nghiệp giảm rất nhiều, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là người già, đối tượng khách hàng này sẽ hạn chế cho vay do tuổi cao, dẫn đển rủi ro nợ xấu. Do vậy, số lượng khách hàng qua tổ giảm dần qua các năm, số lượng khách hàng sẽ giảm dần. Mặc dù, trong tiêu chí các đợt thi đua để nhận được phần thưởng cần tăng trưởng các khách hàng mới, mỗi người đều có ý thức để tăng trưởng khách hàng mới nhưng số lượng khách hàng mới tăng không thể bù đắp được số lượng khách hàng qua tổ giảm.

Một phần của tài liệu 0768 mở rộng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh trì luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w