Con người là yếu tố quyết định đến hoạt động kinh doanh ngân hàng do ngành ngân hàng là ngành đặc thù, kinh doanh dự trên uy tín, chất lượng dịch vụ. Rủi ro tín dụng bắt nguồn từ trình độ của đội ngũ nhân viên không theo kịp sự thay đổi của môi trường kinh doanh, không chấp hành đúng quy định, chế độ nghiệp vụ. Mặt khác, để tiếp thị khách hàng, mở rộng tín dụng, cán bộ tín dụng cần có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng quản lý công việc tốt. Do vậy việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, cán bộ tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng.
Trước hết khâu tuyển dụng, phải tuyển dụng được các cán bộ tín dụng có trình độ chun mơn, có năng lực, có kỹ năng giao tiếp. Để làm được điều này, việc thi tuyển, xét tuyển của ngân hàng cần được tiến hành một cách minh bạch để có thể tuyển dụng được các nhân viên có tố chất, có lịng u nghề và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
66
các nhân viên mới chưa có kinh nghiệm, việc đào tạo cịn phải được thực hiện đối với các nhân viên đã có kinh nghiệm. Ngành ngân hàng kinh doanh trong mơi trường biến động không ngừng, sự thay đổi rất nhiều về các văn bản pháp luật, các quy định, môi trường kinh doanh thay đổi khơng ngừng. Để cán bộ tín dụng có thể mở rộng tín dụng hiệu quả cần ngày càng nâng cao kỹ năng, hiểu biết về tình hình kinh tế, các ngành kinh doanh, các quy định mới. Nội dung các khóa đào tạo bao gồm:
- Tập huấn nghiệp vụ, các văn bản, quy định mới để các cán bộ tín dụng có ngày càng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Tùy từng mảng nghiệp vụ nhỏ, chi nhánh có thể mời các giảng viên các trường đại học, các chuyên gia trong lĩnh vực đó, hoặc chính các cán bộ có trình độ chun mơn nghiệp vụ giỏi giảng dạy. Nghiệp vụ tín dụng vơ cùng rộng lớn, liên quan đến rất nhiều ngành nghề với các định mức kỹ thuật thay đổi liên tục, các quy định pháp lý cũng thay đổi. Cán bộ tín dụng cần cập nhật để khơng chỉ cho vay đúng quy định mà còn giám sát khách hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, khách hàng kinh doanh ổn định thì chất lượng tín dụng mới bảo đảm.
- Tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng bán hàng để cán bộ tín dụng có khả năng giao tiếp, khả năng phán đốn thu hút được nhiều khách hàng mới. Quy trình nghiệp vụ thì quy định rất rõ, chính sách khách hàng cũng được áp dụng, nhưng việc tiếp thị khách hàng của cán bộ khác nhau phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng bán hàng. Thường thì các cán bộ tín dụng học hỏi từ đồng nghiệp hoặ c tự rút kinh nghiệm cho bản thân nhưng nếu được đào tạo bài bản các kỹ năng bán hàng thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Chi nhánh có thể mời các giảng viên chuyên đào tạo về kỹ năng bán hàng để giảng dạy cho tồn bộ cán bộ cơng nhân viên trong chi nhánh.
67
kinh nghiệm. Hình thức này mang tính thực nghiệm cao hơn lý thuyết và mang lại hiệu quả rất cao. Tín dụng là một cơng việc đặc thù cần có thời gian, kinh nghiệm mới có thể đánh giá được khách hàng, nó khơng giống như nhiều cơng việc khác ví dụ hạch tốn kế tốn: đúng quy định, đúng quy trình là được. Quyết định tín dụng, có cho vay hay khơng cho vay là sự nhìn nhận tổng thể khách hàng, đáp ứng các điều kiện vay vốn, mang tính chủ quan rất cao, phải có kinh nghiệm thì quyết định tín dụng mới đúng đắn được. Do vậy, việc giám sát, hướng dẫn của người kiểm soát, của lãnh đạo trực tiếp là rất quan trọng.
- Đào tạo kỹ năng quản lý cho người lãnh đạo, có thể mời giáo viên uy tín tại các trường đại học trong nước giảng dạy hoặc có thể cư đi học tập ở nước ngồi đối với một số vị trí quan trọng và yêu cầu cam kết làm việc cho Agribank. Trong cơng tác cho vay, Giám đốc phịng giao dịch, Giám đốc chi nhánh là người quyết định cuối cùng, Phó giám đốc phịng giao dịch, trưởng phòng nghiệp vụ là người kiểm sốt món vay. Người lãnh đạo như thuyền trưởng, đưa ra các quyết sách về phương hướng phát triển, định hướng công việc cho nhân viên cấp dưới. Do vậy người lãnh đạo không chỉ cần giỏi về chun mơn nghiệp vụ mà cịn cần có kỹ năng quản lý tốt để vừa hướng dẫn, vừa quản lý, vừa động viên nhân viên cấp dưới kịp thời. Lãnh đạo là cầu nối để các nhân viên trong cơng ty đồn kết hơn, tạo khơng khí làm việc cởi mở, trách nhiệm, các nhân viên sẽ cố gắng hết khả năng để hồn thành cơng việc được giao. Các kỹ năng quản lý bao gồm: kỹ năng lãnh đạo trực tiếp, kỹ năng ủy quyền, kỹ năng tư duy và xây dựng hệ thống, kỹ năng nghiệp vụ. Để hoàn thiện các kỹ năng này, cán bộ quản lý cần được tạo điều kiện để đi đào tạo chuyên sâu về kiến thức quản lý tại các trường uy tín hoặc tổ chức các lớp học hay đi học tập kinh nghiệm quản lý ở các đơn vị khác.
68