Kinh nghiệm mở rộng tín dụng của một số chi nhánh ngân hàng

Một phần của tài liệu 0768 mở rộng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh trì luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 37)

1.4 KINH NGHIỆM VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ CH

1.4.1 Kinh nghiệm mở rộng tín dụng của một số chi nhánh ngân hàng

a/ Kinh nghiệm mở rộng tín dụng của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Gia Lâm

Địa bàn huyện Gia Lâm cùng là huyện ngoại thành của Hà Nội nên có 1 số đặc điểm kinh tế xã hội giống huyện Thanh Trì. Nhưng huyện Gia Lâm tình trạng đơ thị hóa nhanh hơn, trên địa bàn cũng có nhiều khu cơng nghiệp

Tl

hơn, có nhiều tuyến đường lớn đi qua, và các làng nghề như làng gốm sứ Bát Tràng, dát vàng, may da Kiêu Kỵ, chế biến thuốc bắc Ninh Giang. Nên cơ hội đầu tư, mở rộng tín dụng tốt hơn tại địa bàn Thanh Trì rất nhiều. Việc mở rộng tín dụng ở Agribank chi nhánh Gia Lâm rất mạnh, nên Agribank chi nhánh Thanh Trì cần học tập. Hiện dư nợ Agribank chi nhánh Gia Lâm đang gần 8 nghìn tỷ, tốc độ tăng dư nợ năm 2017 là 22% và năm 2018 là 10%. Dư nợ của Agribank chi nhánh Gia Lâm hiện đang cao hơn rất nhiều Agribank chi nhánh Thanh Trì. Nhưng tỷ lệ nợ xấu cũng đang ở mức cao, tỷ lệ nợ xấu năm 2016, 2017, 2018 lần lượt là 1.24%, 1.91%, 3.04%, tỷ lệ nợ xấu càng ngày càng cao, và năm 2018 đã vượt trên 3%, trong khi NHNN đang nỗ lực đưa tỷ lệ nợ xấu các tổ chức tín dụng về dưới 3%.

Agribank chi nhánh Gia Lâm đã dùng rất nhiều biện pháp để mở rộng tín dụng. Agribank chi nhánh Gia Lâm tập trung cho vay các doanh nghiệp lớn, và tập trung cho vay các làng nghề truyền thống. Trên địa bàn có nhiều khu cơng nghiệp, có nhiều tuyến đường đi qua nên kinh tế rất phát triển, có nhiều doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp lớn, dự án lớn nhu cầu vay vốn sẽ lớn, mặt khác các doanh nghiệp lớn sẽ dùng nhiều dịch vụ ngân hàng, tiền chuyển qua ngân hàng nhiều, khi ký hợp đồng tín dụng khách hàng sẽ phải cam kết sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Nhưng các doanh nghiệp lớn thường khơng đủ tài sản bảo đảm, khi có rủi ro xảy ra việc thu hồi nợ sẽ rất khó khăn. Các dự án đầu tư cũng có rủi ro, thời gian đầu tư là dài hạn, không lường hết được những sự thay đổi của môi trường nên khi nợ xấu xảy ra, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay khó, dự án có thể đã lạc hậu, nên thu hồi đầy đủ vốn rất khó. Các làng nghề truyền thống có đặc điểm giá bất động sản cao, và nhu cầu vay vốn lớn, kinh doanh của các làng nghề cũng khá tốt. Nhưng khi có rủi ro khách quan xảy ra, thì cả làng nghề sẽ gặp rủi ro theo dây chuyền và khi kinh tế khó khăn thì giá đất làng nghề cũng giảm theo, việc xác định giá

23

đất làng nghề khá phức tạp, nếu định giá thấp quá thì khách hàng khơng đủ tài sản thế chấp vay vốn, xác định giá ở mức hợp lý, thấp hơn giá thị trường 1 chút thì cũng dễ gặp rủi ro.

Agribank chi nhánh Gia Lâm đã tăng trưởng dư nợ rất tốt, nhưng lại chưa hiệu quả do tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng, và quỹ thu nhập của chi nhánh kém do trích lập dự phịng rủi ro rất cao. Việc mở rộng tín dụng chưa thực sự hiệu quả.

b/Kinh nghiệm mở rộng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Hà Nội - Phịng giao dịch Thanh Trì

Cùng nằm trên địa bàn huyện Thanh Trì, và trụ sở giao dịch ngay cạnh Agribank chi nhánh Thanh Trì, mới thành lập hơn 10 năm nhưng hiện dư nợ của ACB - CN Hà Nội - PGD Thanh Trì dư nợ đã hơn 600 tỷ, nợ xấu thấp luôn dưới 1%, cán bộ trực tiếp làm cơng tác tín dụng 11 người. Đây là một điều đáng để Agribank chi nhánh Thanh Trì cần học hỏi, khi đã thành lập từ rất lâu nhưng dư nợ mới hơn 1000 tỷ. ACB - CN Hà Nội - PGD Thanh Trì tập trung cho vay các món vay nhỏ, có tài sản bảo đảm, và các món vay được giải ngân tập trung tại trụ sở chính. Theo mơ hình chung của các phịng giao dịch, ACB - CN Hà Nội - PGD Thanh Trì có các chun viên quan hệ khách hàng (RO-Relationship Officer) và trợ lý chuyên viên quan hệ khách hàng (RA- Relationship Assistance) có nhiệm vụ tìm kiếm, thẩm định ban đầu khách hàng, thu thập đầy đủ hồ sơ. Các hồ sơ được thu thập và khách hàng sẽ được kiểm sốt bởi Trưởng phịng tín dụng và Giám đốc phịng giao dịch. Nếu đồng ý cho vay, các hồ sơ sẽ được scan gửi cho Bộ phận thẩm định tập trung của NHTPCP Á Châu. ACB - CN Hà Nội - PGD Thanh Trì tập trung cho vay các món vay có tài sản bảo đảm là bất động sản, các khách hàng nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế cho vay khơng có tài sản bảo đảm nên nợ xấu

24

thấp. Các chuyên viên quan hệ khách hàng thường xuyên phải đi tiếp xúc địa bàn để tiếp thị khách hàng mới, và kiểm tra tình hình các khách hàng cũ. Hàng tuần, trưởng phịng tín dụng đơn đốc nhân viên về cơng việc, xem có tìm được khách hàng mới khơng, có giải ngân được bao nhiêu món vay để nhắc nhở. NHTMCP Á Châu có phần mềm tính tốn riêng các chỉ tiêu cho các nhân viên, xem mức độ hồn thành cơng việc của nhân viên theo từng tháng. Và phần mềm cũng cho biết lợi nhuận do nhân viên đó mang lại cho ngân hàng bao nhiêu, do vậy các chuyên viên quan hệ khách hàng được quyền quyết định lãi suất cho vay, miễn là khơng thấp hơn mức tối thiểu (nếu thấp hơn thì phải trình cấp cao hơn), nhân viên rất chủ động trong cơng việc để có thể hồn thành các chỉ tiêu đặt ra. Mặt khác phần mềm cịn cho phép tính tốn mức độ đóng góp lợi nhuận của 1 khách hàng cho ngân hàng từ đó ngân hàng sẽ có chính sách khách hàng phù hợp.

Có thể nói ACB - CN Hà Nội - PGD Thanh Trì đã có mức tăng trưởng rất ổn định và kiểm soát rất tốt nợ xấu, bảo đảm lợi ích cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0768 mở rộng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh trì luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w