.7 Chất lượng tín dụng của Agribank chi nhánh Thanh Trì

Một phần của tài liệu 0768 mở rộng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh trì luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68)

giai đoạn 2016-2018

(Nguồn BCTC, Báo cáo tổng kết năm Agribank chi nhánh Thanh Trì giai đoạn 2016-2018)

Bảng và biểu đồ trên đã thể hiện được chất lượng tín dụng của chi nhánh. Trong năm 2017, tỷ lệ nợ xấu phát sinh đột biến nhưng đến năm 2018, chi nhánh đã quyết liệt thu hết nợ nên tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống 1.1%. Một kinh nghiệm khi thu nợ là ngay từ khi bắt đầu quá hạn phải dùng mọi biện pháp thu nợ ngay lập tức để khách hàng khơng có thái độ chây ỳ. Và khi mới bắt đầu quá hạn, khách hàng cũng có thể dễ dàng vay mượn, thu xếp các nguồn tiền, bán bớt tài sản với giá hợp lý để trả nợ cho ngân hàng. Từ đó việ c thu nợ có hiệu quả rất nhiều. Đó là lý do tại sao, tỷ lệ nợ xấu trong năm 2018 giảm nhanh như vậy.

Năm 2018, chi nhánh cũng đã mua lại hết nợ đã bán cho VAMC bằng quỹ dự phòng. Nợ quá hạn của chi nhánh rất thấp, dưới 1% trong cả 3 năm. Nhìn chung, chi nhánh đã kiểm sốt rất tốt tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn.

Tên NHTM Dư nợ cuối năm 2018

Sacombank 1,527

52

Công tác thu nợ đã bán cho VAMC và nợ xử lý rủi ro tương đối tốt, hàng năm đều đạt chỉ tiêu do trụ sở chính giao. Ngay từ đầu năm, giám đốc chi nhánh đã dùng các biện pháp như: giao kế hoạch, phát động phong trào thi đua, tổ chức hội nghị phân tích chất lượng tín dụng nhằm đơn đốc và đưa ra phương hướng để thu nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, nợ đã bán cho VAMC. Giám đốc chi nhánh thành lập các tổ thu hồi nợ xấu, hàng tháng đều tổ chức họp Ban xử lý nợ xấu, trưởng ban xử lý nợ xấu là Phó giám đốc phụ trách về tín dụng. Hàng tháng, các tổ xử lý nợ xấu báo cáo các công việc đã làm trong tháng và đề ra các biện pháp sẽ làm để thực hiện kế hoạch thu nợ xấu, nợ XLRR, nợ đã bán cho VAMC. Hiện, giám đốc chi nhánh giao chỉ tiêu cho phòng giao dịch, cho cán bộ trực tiếp quản lý phải có trách nhiệm thu nợ nợ dù món vay đó khơng phải do mình trực tiếp là cán bộ tín dụng cho vay. Trước đây, khi gắn trách nhiệm vào cán bộ tín dụng cho vay, cán bộ đó khi ln chuyển cơng tác, nhận cơng việc ở phịng giao dịch hay phòng nghiệp vụ khác sẽ ảnh hưởng tới việc thu nợ do còn phải tập trung thực hiện kế hoạch nơi công tác mới. Từ năm 2017, công tác xử lý tài sản thu hồi nợ vay đã có bước chuyển biến rõ rệt. Tính đến nay có 3 khách hàng tự nguyện bàn giao tài sản để xử lý bán thành cơng, khởi kiện được 1 món và đang trong quá trình thi hành án, và một số món đang trong giai đoạn xử lý tài sản bảo đảm. Trong những giai đoạn trước, việc thu hồi nợ thường chỉ là đôn đốc nợ và chưa mạnh trong việc xử lý tài sản hay khởi kiện. Dù vậy, công tác thu hồi nợ tại Agribank chi nhánh Thanh Trì hiện vẫn chưa thực sự quyết liệt.

2.2.4 Thị phần dư nợ cho vay

Agribank chi nhánh Thanh Trì cho vay chưa tương xứng với tiềm năng, điều đó cịn thể hiện ở thị phần cho vay. Mặc dù là ngân hàng đầu tiên trên địa bàn huyện Thanh Trì nhưng về thị phần cho vay Agribank chi nhánh Thanh Trì lại khơng chiếm tỷ trọng cao.

53

Agribank _______________________ 1,409

MB Bank__________________________ ________________________ 456

Tiên phong Bank ________________________

440 BIDV _________________________ ________________________ 135 ACB______________________________ ________________________ 600 Viettin Bank ________________________ 216 Các ngân hàng khác ________________________ 300

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước chi nhánh Hà Nội) Biểu đồ 2.8 Thị phần dư nợ cho vay

Thi phần dư nợ cho vay

■ Sacombank

■Agribank

■ MB Bank

■ Tiên phong Bank

■ BIDV ■ACB ■ Viettin Bank ■ Các ngân hàng khác 4% 6% 12% ⅛ 30% 2% -■ 'ʌ 9% 9% 28%

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước chi nhánh Hà Nội)

Hiện dư nợ của Agribank chi nhánh Thanh Trì chỉ chiếm tỷ trọng 28% trong tổng dư nợ của các NHTM trên địa bàn huyện Thanh Trì. Sacombank chi nhánh Thanh Trì là 1 ngân hàng thành lập sau nhưng hiện dư nợ còn cao

54

hơn Agribank chi nhánh Thanh Trì và chiếm thị phần là 30% trong dư nợ của các NHTM trên địa bàn. Các ngân hàng như Tiên phong Bank, hay MB Bank đều thành lập chưa đầy 5 năm nhưng dư nợ đã rất cao, gần con số 500 tỷ. Điều đó phản ánh các NHTM cổ phần có mức tăng trưởng rất nhanh, và rất năng động trong việc mở rộng tín dụng. Agribank chi nhánh Thanh Trì cần học tập để tăng trưởng dư nợ. Các NHTM cổ phần tập trung cho vay các khách hàng nhỏ và tập trung phát triển khách hàng mới. Mặc dù lãi suất của Agribank thường thấp hơn so với các ngân hàng khác nhưng tốc độ xử lý hồ sơ chậm và thái độ làm việc của nhân viên ngân hàng nên nhiều khách hàng đã rời Agribank chi nhánh Thanh Trì để sang NHTM khác vay vốn. Mặt khác, Agribank chi nhánh Thanh Trì vẫn chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, tiếp thị khách hàng nên khách hàng mới cũng không nhiều. Với rào cản tâm lý Agribank cho vay chậm nên khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng khác, hoặc khi cán bộ tín dụng ngân hàng cổ phần tiếp thị vay vốn là khách hàng sẽ vay luôn. Trong môi trường kinh doanh rất cạnh tranh như hiện nay, Agribank chi nhánh Thanh Trì cần tích cực đổi mới rất nhiều mới có thể giữ vững thị phần và tăng trưởng dư nợ.

2.3 ĐÁNH GIÁ

2.3.1 Kết quả đạt được

Hoạt động ngân hàng ngày càng cạnh tranh gay gắt, nhưng dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc, và sự nỗ lực của tồn thể cán bộ cơng nhân viên chi nhánh, Agribank chi nhánh Thanh Trì cũng đã đạt được một số kết quả nhất định.

- Dư nợ cho vay, doanh số cho vay đều tăng trưởng tốt, năm sau cao hơn năm trước và cao hơn so với bình quân của Agribank. Việc tăng trưởng dư nợ, tăng doanh số cho vay khơng chỉ góp phần thúc đẩy mở rộng sản xuất

55

kinh doanh trên địa bàn mà còn tạo nền tảng để tăng quỹ thu nhập cho ngân hàng và tăng uy tín cho chi nhánh.

- Nợ xấu đã được kiểm soát khá tốt, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%/năm. Năm 2018, chi nhánh đã tích cự thu hồi nợ xấu và đã mua lại toàn bộ nợ đã bán cho VAMC. Năm 2018, chi nhánh đã giảm tỷ lệ nợ xấu từ 2.5% xuống còn 1.1%, việc kiểm sốt chất lượng tín dụng đã rất tốt.

- Công tác thu hồi nợ đã XLRR, nợ đã bán cho VAMC hàng năm đều vượt kế hoạch mà trụ sở chính giao.

- Trong 3 năm trở lại đây, chi nhánh đã bước đầu xử lý tài sản thông qua bán đấu giá, và khởi kiện. Giai đoạn trước, chi nhánh thu hồi nợ chỉ chủ yếu dựa vào đôn đốc nợ.

2.3.2 Những tồn tại

- Số lượng khách hàng qua các năm đều giảm, đây cũng là một tiêu chí thể hiện việc mở rộng tín dụng có hiệu quả khơng. Nếu cho vay tập trung một số khách hàng có thể dẫn tới rủi ro nợ xấu. Đã gọi là mở rộng tín dụng thì cần tăng số lượng khách hàng.

- Dư nợ chưa phù hợp với tiềm năng, dư nợ trung dài hạn thấp. Chi nhánh đã huy động vốn rất tốt nhưng huy động lại chủ yếu đem gửi nguồn trụ sở chính để hướng phí thừa nguồn. Chi nhánh huy động tốt nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng rất ổn định để có thể cho vay trung dài hạn tăng lợi nhuận nhưng dư nợ trung hạn, dài hạn của chính nhánh lại rất thấp.

- Dư nợ cho vay nơng nghiệp nơng thơn thấp hơn so với tồn hệ thống Agribank. Agribank chi nhánh Thanh Trì trên địa bàn nơng thơn là chủ yếu, vẫn sản xuất nông nghiệp nên đây là hạn chế của chi nhánh.

- Thẩm định dự án đầu tư kém, dư nợ trung dài hạn của chi nhánh chủ yếu

56

là tiêu dùng, các món đầu tư nhỏ, khơng phải là các dự án lớn. Đương nhiên, các

dự án lớn thì rủi ro sẽ cao hơn nhưng nếu có trình độ thẩm định dự án thì cho vay các dự án sẽ đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, dư nợ ổn định.

- Chưa có cơ cấu dư nợ theo ngành phù hợp, hiện các cán bộ tín dụng cho vay tất cả các ngành nghề, các khách hàng có thể tìm được. Chi nhánh chưa xây dựng cơ cấu ngành để đầu tư một cách phù hợp. Mỗi địa phương có đặc thù riêng, chi nhánh cần xây dựng bảng kinh tế xã hội địa phương để có hướng đầu tư hiệu quả.

- Tỷ trọng thu nhập từ tín dụng trong tổng thu nhập của chi nhánh vẫn thấp, năm 2018 cao nhất mới là 27.1% là rất thấp. Thông thường, thu nhập từ tín dụng chiếm đến 70% tổng thu nhập ngân hàng, các ngân hàng có thu từ dịch vụ cao thì thu nhập từ tín dụng cũng chiếm tới 60% tổng thu nhập.

2.3.3 Nguyên nhân

- Trình độ cán bộ tín dụng cịn yếu kém nên năng lực thẩm định dự án đầu tư cịn yếu. Cán bộ tín dụng cịn e ngại rủi ro, sợ nợ xấu nên khơng mạnh dạn cho vay các dự án đầu tư.

- Cán bộ tín dụng cịn chưa chủ động trong cơng tác tiếp thị khách hàng, kỹ năng bán hàng, bán chéo sản phẩm còn kém.

- Chính sách khen thưởng, chế độ đãi ngộ của chi nhánh chưa thực sự tạo động lực cho cán bộ tín dụng cố gắng trong cơng việc.

- Quy trình cịn phức tạp, hồ sơ nhiều. Thời gian thẩm định và thiết lập 1 bộ hồ sơ vay số tiền nhỏ hay lớn đều như nhau nên cán bộ tín dụng ít cho vay các món vay nhỏ nên số lượng khách hàng ngày càng giảm.

- Dịch vụ ngân hàng cịn hạn chế, có rất nhiều dịch vụ của Agribank mà chi nhánh chưa áp dụng nên khơng thu hút khách hàng. Có rất nhiều dịch

57

vụ các ngân hàng cổ phần đã triển khai thành công từ lâu như chức năng chuyển khoản dành cho pháp nhân dùng dịch vụ Internetbanking nhưng Agribank chưa triển khai.

- Chi nhánh chưa có chính sách khách hàng cụ thể, chỉ giảm lãi suất hay giảm phí khi khách hàng so sánh với ngân hàng khác và dựa trên 1 phần doanh số tiền chuyển qua ngân hàng nhưng đóng góp lợi nhuận thực tế của từng khách hàng đối với ngân hàng là chưa có thước đo cụ thể.

- Quy trình nghiệp vụ của Agribank cịn chưa cụ thể, chưa chi tiết dẫn đến các cán bộ tín dụng khi cho vay sẽ gặp khó khăn khi cho vay các sản phẩm mà chi nhánh mình chưa làm.

- Trong cơng tác xử lý tài sản, khởi kiện để thu hồi nợ mất nhiều thời gian do pháp luật cịn nng chiều con nợ, quy trình xử lý rất phức tạp.

58

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2 của luận văn tập trung vào việc phân tích thực trạng mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Trì trong giai đoạn 2016-2018. Từ đó, tác giả đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được, những mặt cịn hạn chế và ngun nhân của những hạn chế đó. Đó chính là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp, kiến nghị để Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Trì có thể mở rộng tín dụng một cách an tồn, hiệu quả.

59

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH THANH TRÌ

3.1 ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH TRÌ

Agribank ra đời vì nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn, và phát triển cũng chính nhờ "Tam nơng", định hướng của Agribank vẫn luôn là phát triển nông nghiệp, nơng thơn. Agribank tiếp tục duy trì tỷ trọng dư nợ dành cho nông nghiệp, nông thôn từ 65%-70%. Hiện dư nợ cá nhân chiếm 70.3% tổng dư nợ toàn hệ thống Agribank là tỷ lệ khá cao. Do tình hình các cán bộ tín dụng quá tải do quá nhiều khách hàng cá nhân nên Agribank định hướng tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng khách hàng pháp nhân nhưng vẫn chú trọng tăng chất lượng tín dụng và chọn khách hàng tốt.

Mạng lưới Agribank rất rộng, khắp mọi miền của tổ quốc nên dư nợ của Agribank chủ yếu là cá nhân. Nhưng Agribank chi nhánh Thanh Trì nằm trên địa bàn huyện Thanh Trì, là một huyện đang trong giai đoạn đơ thị hóa cao nên chi nhánh không chỉ kinh doanh theo đúng định hướng của Agribank, mà còn tận dụng các ưu thế của địa phương để phát triển. Định hướng mở rộng tín dụng của Agribank chi nhánh Thanh Trì cụ thể như sau:

- Xây dựng hồ sơ kinh tế tại địa phương theo thế mạnh từng đơn vị, theo loại hình khách hàng: khách hàng cá nhân, khách hàng pháp nhân mà tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Triển khai quyết liệt các giải pháp đối với tín dụng bán lẻ, cho vay qua tổ nhóm, kết hợp với hội nơng dân, hội phụ nữ nhằm giảm tải công việc

60

cho cán bộ tín dụng và tăng trưởng tín dụng, thiết kế các gói sản phẩm tín dụng cạnh tranh đối với khách hàng khu vực đô thị.

- Tập trung vốn cho nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh cho vay hộ sản xuất và cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Gắn việc cho vay khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu, trên cơ sở đó mở rộng các quan hệ về thanh toán trong nước, thanh tốn quốc tế và mua bán ngoại tệ góp phần tăng tỷ lệ thu dịch vụ.

- Tăng cho vay tiêu dùng: nền kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu mua đất, xây nhà cũng tăng lên, trong khi cho vay tiêu dùng là các món vay nhỏ, san sẻ rủi ro, lãi suất cao, cho vay tiêu dùng mang lại lợi nhuận rất tốt cho ngân hàng. Tập trung cho vay tiêu dùng qua lương đối với đối tượng là cán bộ công nhân viên chức nhà nước như: giáo viên, cán bộ tại các phường xã huyện, ...

- Tổ chức các đợt tập huấn tín dụng, qua đó từng bước củng cố và nâng cao trình độ chun môn nghiệp vụ. Nâng cao chất lượng, khả năng phân tích tài chính, thẩm định dự án cho đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ làm cơng tác thẩm định. Tăng cường cơng tác kiểm tra chun đề tín dụng, đổi địa bàn cán bộ tín dụng, bảo đảm an tồn vốn.

3.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH TRÌ

3.2.1 Giải pháp phát triển khách hàng

Các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển ổn định cần chăm sóc tốt khách hàng cũ, khai thác tối đa các nhu cầu của khách hàng cũ. Nhưng để mở rộng tín dụng cần tiếp thị, thu hút các khách hàng mới. Tín dụng là ngành rất đặc thù, nếu cho vay thừa nhu cầu khách hàng, sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn vay sai mục đích, cho vay quá khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó dẫn đến

61

nợ xấu, chất lượng tín dụng giảm. Do vậy, muốn mở rộng tín dụng hiệu quả, nhất thiết cần phải cố gắng tăng trưởng khách hàng mới.

Agribank chi nhánh Thanh Trì định hướng tập trung cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để tìm kiếm khách hàng, nhân viên ngân hàng có thể bằng rất nhiều kênh:

- Khai thác khách hàng thông qua Hội nơng dân, Hội liên hiệp phụ nữ để có thể phát triển cho vay qua tổ. Cán bộ tín dụng đặt lịch trực tại xã ít nhất

Một phần của tài liệu 0768 mở rộng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh trì luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w