-Môi trường chính trị: Chính trị có tác động rất lớn và mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế, đặc biệt ngành ngân hàng. Chỉ cần một thông tin hay sự kiện chính trị đều có thể ảnh hưởng ngay lập tức đến ngành ngân hàng, đến toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia. Việt Nam là đất nước có chính trị tương đối ổn định, không có chiến tranh, biểu tình, không có khủng bố nên nhiều quốc gia, tổ chức thế giới chọn Việt Nam là nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng. Đó chính là động lực cho các cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp yên tâm phát triển, tạo động lực cho các ngân hàng kinh doanh. Chỉ cần một sự kiện như việc Trung Quốc đặt giàn khoan 981 tại Biển Đông đã có thể ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng, là ngành kinh doanh đặc thù, nhạy cảm rất nhanh với chính trị. Tại thời điểm đó, tâm lý của người dân là tăng tích lũy vàng, giảm tiền gửi tiết kiệm, giảm đầu tư đất nên giá bất động sản xu hướng giảm, lãi suất cũng có xu hướng giảm, giá vàng tăng, giá đô la Mỹ tăng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động cho vay của Ngân hàng.
- Môi trường kinh tế: Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, chu kỳ phát triển của ngành ngân hàng cũng cùng với chu kỳ phát triển của nền kinh tế. Giai đoạn 2012, 2013, kinh tế suy thoái, các hoạt động kinh doanh không phát triển mạnh, tiêu dùng cũng không phát triển nhiều, các Ngân hàng gia tăng nợ xấu, hoạt động Ngân hàng khó khăn, công tác xử lý tài sản khó do giá bất động sản giảm mạnh, dư nợ ngành ngân hàng tăng rất chậm, thu nhập các Ngân hàng đều giảm. Từ năm 2017, 2018, kinh tế có nhiều khởi sắc, giá bất
18
động sản tăng, các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, nhu cầu dùng dịch vụ tăng, nhu cầu tín dụng tăng để phát triển kinh doanh, đó là tiền đề cho các ngân hàng mở rộng các dịch vụ, trong đó có mở rộng tín dụng.
-Môi trường pháp lý: Ngành ngân hàng là ngành nghề rất nhạy cảm, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quy định của pháp luật. Các hoạt động mở rộng tín dụng chịu tác động của luật pháp chung và các quy định của Ngân hàng nhà nước. Các văn bản pháp luật đồng bộ, chặt chẽ, ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng cho vay. Năm 2015, quốc hội phê chuẩn rất nhiều luật như: Luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật tố tụng dân sự, ...Năm 2016, Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 39/2016/TT-NHNN, quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Các quy định pháp luật ổn định, ít thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các Ngân hàng ổn định, tập trung tăng trưởng dư nợ. Chính sự thay đổi trong bộ luật dân sự 2015 như "các chủ thể trong giao dịch dân sự phải là Pháp nhân hoặc cá nhân" ảnh hưởng không nhỏ đến quy định cho vay của các Ngân hàng. Đầu năm 2017, khi bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực, có Tổ chức tín dụng khi chưa hiểu rõ còn dừng cho vay hộ kinh doanh trong một thời gian ngắn, và hiện nay các Ngân hàng khác nhau cũng hướng dẫn khác nhau trong cho vay đối với khách hàng là Hộ kinh doanh, Hộ gia đình, Doanh nghiệp tư nhân, việc không đồng nhất trong quy định sẽ gây khó hiểu cho khách hàng. Nhiều Ngân hàng áp dụng ký Hợp đồng tín dụng đối với các cá nhân, nhiều Ngân hàng thì yêu cầu các cá nhân cần có văn bản ủy quyền cho một người đại diện vay vốn, khách hàng có thể hiểu lầm đây là thủ tục rườm rà, phiền phức đến khách hàng. Hay nếu các quy định pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng xử lý tài sản thì các Ngân hàng cũng mạnh dạn mở rộng cho vay hơn.
19
tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào các khách hàng. Nếu khách hàng kinh doanh tốt, tình hình tài chính tốt, lành mạnh thì việc mở rộng cho vay mới dễ dàng. Nếu khách hàng cung cấp thông tin trung thực, báo cáo tài chính chính xác, hồ sơ đúng thì công tác thẩm định của ngân hàng mới đảm bảo, chất lượng tín dụng tốt sẽ là tiền đề để ngân hàng tiếp tục mở rộng tín dụng. Từng chi nhánh, phòng giao dịch ở các địa bàn khác nhau thì đặc thù khách hàng khác nhau và phân khúc khách hàng của từng ngân hàng khác nhau. Dựa vào đặc tính khách hàng, các cán bộ tín dụng có cách thẩm định, giám sát khoản vay một cách hợp lý để có thể tiếp thị tăng trưởng dư nợ mà vẫn có thể bảo đảm chất lượng tín dụng.