CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1 Các nhân tố khách quan
-Mơi trường chính trị: Chính trị có tác động rất lớn và mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế, đặc biệt ngành ngân hàng. Chỉ cần một thông tin hay sự kiện chính trị đều có thể ảnh hưởng ngay lập tức đến ngành ngân hàng, đến tồn bộ hệ thống tài chính quốc gia. Việt Nam là đất nước có chính trị tương đối ổn định, khơng có chiến tranh, biểu tình, khơng có khủng bố nên nhiều quốc gia, tổ chức thế giới chọn Việt Nam là nơi diễn ra các cuộc họp quan trọng. Đó chính là động lực cho các cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp yên tâm phát triển, tạo động lực cho các ngân hàng kinh doanh. Chỉ cần một sự kiện như việc Trung Quốc đặt giàn khoan 981 tại Biển Đơng đã có thể ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng, là ngành kinh doanh đặc thù, nhạy cảm rất nhanh với chính trị. Tại thời điểm đó, tâm lý của người dân là tăng tích lũy vàng, giảm tiền gửi tiết kiệm, giảm đầu tư đất nên giá bất động sản xu hướng giảm, lãi suất cũng có xu hướng giảm, giá vàng tăng, giá đô la Mỹ tăng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động cho vay của Ngân hàng.
- Môi trường kinh tế: Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, chu kỳ phát triển của ngành ngân hàng cũng cùng với chu kỳ phát triển của nền kinh tế. Giai đoạn 2012, 2013, kinh tế suy thoái, các hoạt động kinh doanh không phát triển mạnh, tiêu dùng cũng không phát triển nhiều, các Ngân hàng gia tăng nợ xấu, hoạt động Ngân hàng khó khăn, cơng tác xử lý tài sản khó do giá bất động sản giảm mạnh, dư nợ ngành ngân hàng tăng rất chậm, thu nhập các Ngân hàng đều giảm. Từ năm 2017, 2018, kinh tế có nhiều khởi sắc, giá bất
18
động sản tăng, các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, nhu cầu dùng dịch vụ tăng, nhu cầu tín dụng tăng để phát triển kinh doanh, đó là tiền đề cho các ngân hàng mở rộng các dịch vụ, trong đó có mở rộng tín dụng.
-Mơi trường pháp lý: Ngành ngân hàng là ngành nghề rất nhạy cảm, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quy định của pháp luật. Các hoạt động mở rộng tín dụng chịu tác động của luật pháp chung và các quy định của Ngân hàng nhà nước. Các văn bản pháp luật đồng bộ, chặt chẽ, ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng cho vay. Năm 2015, quốc hội phê chuẩn rất nhiều luật như: Luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật tố tụng dân sự, ...Năm 2016, Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 39/2016/TT-NHNN, quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng. Các quy định pháp luật ổn định, ít thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các Ngân hàng ổn định, tập trung tăng trưởng dư nợ. Chính sự thay đổi trong bộ luật dân sự 2015 như "các chủ thể trong giao dịch dân sự phải là Pháp nhân hoặc cá nhân" ảnh hưởng không nhỏ đến quy định cho vay của các Ngân hàng. Đầu năm 2017, khi bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực, có Tổ chức tín dụng khi chưa hiểu rõ còn dừng cho vay hộ kinh doanh trong một thời gian ngắn, và hiện nay các Ngân hàng khác nhau cũng hướng dẫn khác nhau trong cho vay đối với khách hàng là Hộ kinh doanh, Hộ gia đình, Doanh nghiệp tư nhân, việc không đồng nhất trong quy định sẽ gây khó hiểu cho khách hàng. Nhiều Ngân hàng áp dụng ký Hợp đồng tín dụng đối với các cá nhân, nhiều Ngân hàng thì u cầu các cá nhân cần có văn bản ủy quyền cho một người đại diện vay vốn, khách hàng có thể hiểu lầm đây là thủ tục rườm rà, phiền phức đến khách hàng. Hay nếu các quy định pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng xử lý tài sản thì các Ngân hàng cũng mạnh dạn mở rộng cho vay hơn.
19
tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào các khách hàng. Nếu khách hàng kinh doanh tốt, tình hình tài chính tốt, lành mạnh thì việc mở rộng cho vay mới dễ dàng. Nếu khách hàng cung cấp thơng tin trung thực, báo cáo tài chính chính xác, hồ sơ đúng thì cơng tác thẩm định của ngân hàng mới đảm bảo, chất lượng tín dụng tốt sẽ là tiền đề để ngân hàng tiếp tục mở rộng tín dụng. Từng chi nhánh, phòng giao dịch ở các địa bàn khác nhau thì đặc thù khách hàng khác nhau và phân khúc khách hàng của từng ngân hàng khác nhau. Dựa vào đặc tính khách hàng, các cán bộ tín dụng có cách thẩm định, giám sát khoản vay một cách hợp lý để có thể tiếp thị tăng trưởng dư nợ mà vẫn có thể bảo đảm chất lượng tín dụng.
1.3.2 Các nhân tố chủ quan
-Quy trình cho vay: là các quy định, hồ sơ, thủ tục vay vốn, các khâu trong q trình cấp tín dụng cho khách hàng. Quy trình cho vay cũng phân định trách nhiệm, công việc của từng cá nhân, bộ phận, phịng ban. Nếu quy trình cho vay hợp lý và áp dụng một cách linh hoạt góp phần mở rộng tín dụng và vẫn bảo đảm chất lượng tín dụng. Quy trình phức tạp, hồ sơ quá rườm rà sẽ khiến ngân hàng mất khách hàng, nhưng nếu quy trình khơng chặt chẽ thì nợ xấu sẽ tăng. Quy trình cho vay ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng tín dụng.
-Chính sách khách hàng: là các chính sách ưu đãi mà ngân hàng áp dụng cho từng đối tượng khách hàng. Chính sách khách hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng sẽ thúc đẩy mở rộng tín dụng và ngược lại nếu khơng thích hợp sẽ gây lãng phí và khơng thiết thực. Đối với các khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng, khách hàng mới cần có chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng dùng dịch vụ của ngân hàng, từ đó việc mở rộng cho vay mới dễ dàng và đạt hiệu quả cao.
20
-Quy mô của ngân hàng: quy mô của ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến mở rộng tín dụng của ngân hàng, quyết định cấu trúc danh mục cho vay, quyết định số tiền tối đa được cấp tín dụng cho một khách hàng, một nhóm khách hàng. Quy mơ của ngân hàng lớn thì có thể cho vay các dự án lớn, các khách hàng lớn, việc mở rộng tín dụng sẽ nhanh và dễ hơn rất nhiều. Quy mô của ngân hàng nhỏ thường tập trung vào các khách hàng nhỏ, món vay nhỏ, việc mở rộng cho vay sẽ tốn nhiều thời gian, cơng sức hơn rất nhiều.
-Trình độ của nhân viên ngân hàng: đây là nhân tố vô cùng quan trọng trong việc mở rộng tín dụng. Trình độ thể hiện ở cả kỹ năng nghiệp vụ, và kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý cơng việc. Cán bộ tín dụng, cán bộ quan hệ khách hàng có trình độ chun mơn tốt có thể tư vấn tốt cho khách hàng, có kỹ năng giao tiếp có thể thu hút khách hàng mới vay vốn ngân hàng. Trình độ chun mơn tốt, cán bộ tín dụng có thể thẩm định, phân tích phán đốn tình hình khách hàng tốt, từ đó đưa ra quyết định tín dụng đúng, từ đó ngân hàng mới có thể mở rộng tín dụng một cách an tồn, kiểm sốt được nợ xấu. Một yếu tố rất quan trọng là thái độ của nhân viên ngân hàng phải nhiệt tình, am hiểu và tơn trọng khách hàng, thái độ niềm nở, nhẹ nhàng thì khách hàng mới đến giao dịch, vay vốn.
-Công tác quản trị rủi ro: ngân hàng quản trị rủi ro tốt sẽ có chất lượng tín dụng tốt mới có thể tiếp tục mở rộng được tín dụng. Đối với ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn thấp sẽ không bị Ngân hàng nhà nước kiểm sốt chặt chẽ về tín dụng, các chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu thấp thì quyền phán quyết sẽ cao, mới dễ dàng mở rộng tín dụng. Các ngân hàng cần quản trị rủi ro với các nội dung chủ yếu như sau:
+ Hoạch định chiến lược tín dụng, xây dựng các quy trình, chính sách tín dụng. Ngân hàng phải phân định rõ khẩu vị rủi ro, đối tượng khách hàng
21
của mình từ đó có quy trình quản lý, các chính sách để đạt được chiến lược đã đề ra.
+ Phân tích tín dụng: đây là khâu quan trọng nhất của quản trị rủi ro tín dụng. Khâu này quyết định chất lượng tín dụng của ngân hàng như thế nào.
+ Phân tán rủi ro tín dụng: thực hiện tốt việc xếp hạng khách hàng, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo đúng quy định. Ngân hàng cần có danh mục các khoản tài trợ với các mức rủi ro khác nhau, và cần có hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng.
+ Cơng nghệ thơng tin: trong thời kỳ hiện nay, cơng nghệ thơng tin đóng vai trị rất quan trọng đối với các dịch vụ ngân hàng. Công nghệ thông tin giúp giảm các giấy tờ, rút ngắn thời gian xử lý cơng việc, từ đó việc mở rộng tín dụng sẽ dễ dàng hơn. Các ngân hàng cần ứng dụng kịp thời các tiến bộ của công nghệ thông tin để phục vụ tốt nhất các nhu cầu khách hàng từ đó khách hàng sẽ gắn bó với ngân hàng, và sẽ có thể thu hút được nhiều khách hàng mới.