Thuyết hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 26 - 28)

9. Phạm vi nghiên cứu

1.1.1. Thuyết hệ thống

Thuyết hệ thống là một trong những lí thuyết quan trọng được vận dụng trong công tác xã hội. Lý thuyết hệ thống ra đời từ những năm 70 của thế kỷ XX. Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học Ludwig von Bertalanffy. Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ lí thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy.

Khái niệm: “Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc

cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất” [18, tr.434].

Góc độ cơng tác xã hội: “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được

xắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất. Con người phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của mình trong cuộc sống” [18, tr.436].

Hệ thống được định nghĩa là một tổng thể phức hợp gồm nhiều thành tố tương tác và phụ thuộc lẫn nhau. Quan điểm về hệ thống cung cấp cho chúng ta một khung tổ chức gồm nhiều yếu tố, bộ phận liên quan và tác động qua lại với nhau trong môi trường xã hội.

Thuyết hệ thống dựa trên quan điểm lý thuyết sinh học cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và đồng thời bản thân các tiểu hệ thống cũng như là một phần của hệ thống lớn hơn. Thuyết hệ thống hoạt động tuân thủ theo nguyên tắc: a/ mọi tiểu hệ thống đều nằm trong hệ thống lớn hơn. b/ mối quan hệ chặt chẽ giữa tiểu hệ thống này với hệ thống khác. c/ mọi hệ thống đều có đầu vào và đầu ra. d/ mọi hệ thống đều có xu thế tìm kiếm sự cân bằng với hệ thống khác.Thuyết hệ thống hoạt động tuân thủ theo nguyên tắc: Một là, mọi tiểu hệ thống đều nằm trong hệ thống lớn hơn. Hai là, mối quan hệ chặt chẽ giữa tiểu hệ thống này với hệ thống khác. Ba là, mọi hệ thống đều có đầu vào và đầu ra. Bốn là, mọi hệ thống đều có xu thế tìm kiếm sự cân bằng với hệ thống khác.

Lí thuyết hệ thống đã chỉ ra các mối liên kết tất yếu trong mạng xã hội giữa cá nhân với cá nhân, vời nhóm và ngược lại. Nội dung này như là một căn cứ khoa học, để hiểu sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình, giữa gia đình và các cơ quan tổ chức trong cộng đồng. Theo đó, gia đình cũng là một hệ thống có sự tương tác, phụ thuộc và tác động qua lại giữa các thành viên, khi mà phụ nữ bị bạo lực thì khơng chỉ tác động đến tâm lý, tình cảm của cá nhân người phụ nữ đó, mà cịn tác động đến các thành viên khác trong gia đình. Nếu một cá nhân bị bạo lực có thể giúp gia đình thay đổi và sự thay đổi này sẽ tác động đến tất cả những thành viên theo hướng tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên, nhân viên công tác xã hội cần phối hợp với các cơ quan ban ngành khác để hỗ trợ và làm sao giúp các cặp vợ chồng hay gia đình cân bằng trong thay đổi. Đồng thời, phải tìm hiểu xem gia đình đó thuộc vào loại hệ

thống nào – đóng (closed) hay mở (open), xa cách (disengaged) hay khơng gắn bó (enmeshed); tìm hiểu sự phản hồi (feedback) trong gia đình; những ranh giới (boundaries) chức năng phân chia theo vai trò; và các qui tắc (rules) trong gia đình. Chính vì, xung quanh gia đình có rất nhiều hệ thống: hệ thống công an, hệ thống phụ nữ,..., nếu như các hệ thống này có quy định, can thiệp thì sẽ giúp cho hệ thống gia đình mạnh lên, giúp cho cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình với phụ nữ đạt được kết quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 26 - 28)