Giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 45 - 54)

9. Phạm vi nghiên cứu

1.2.3. Giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ

1.2.3.1. Khái niệm

Từ những phân tích trên về giáo dục cộng đồng, bạo lực gia đình, phịng chống bạo lực gia đình có thể rút ra một khái niệm về giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ như sau:”Giáo dục

cộng đồng trong phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là quá trình giúp cho người dân (Phụ nữ, nam giới, người dân trong cộng đồng, những nhà quản lý chức năng) trong cộng đồng được trang bị kiến thức kỹ năng về phịng, chống bạo lực gia đình để hành động chung nhằm giải quyết vấn đề bạo lực gia đình trong cộng đồng”.

1.2.3.2. Đặc điểm của GDCĐ trong PCBLGĐ đối với phụ nữ

Hình thức

Việc đa dạng hóa các loại hình giáo dục cộng đồng trong PCBLGĐ nhằm đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của nhiều đối tượng dân cư khác nhau trong cộng đồng và cũng nhằm đưa thông tin đến với người dân đơn giản nhất, hiệu quả nhất. Giáo dục cộng đồng có thể thực hiện qua các hình thức tun truyền thơng qua chương trình của đài truyền hình địa phương, đài

truyền thanh địa phương, loa phát thanh xã. Các hình thức này sẽ phù hợp với vùng nơng thơn, nơi hầu hết các gia đình đều có ti vi và đài, đặc biệt phù hợp với một số đối tượng người dân không biết chữ ở địa phương. Giáo dục cộng đồng trong phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở địa bàn nghiên cứu bao gồm các hình thức sau đây liên quan về phòng, chống BLGĐ:

Tập huấn về PCBLGĐ: bao gồm sự tham gia và trao đổi kinh nghiệm,

phát triển mối quan hệ giữa kinh nghiệm thực tiễn và lý thuyết. Tập huấn còn cung cấp các kiến thức, kỹ năng và khả năng, nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ hoặc hành vi nhằm nâng cao tính hiệu quả và chất lượng cơng việc ở mọi cấp độ. Một buổi tập huấn có thể có nhiều mục đích khác nhau như: để thay đổi hành vi, để thuyết phục mọi người, để thông báo, để khuyến khích những ý tưởng, để tạo động cơ hành động. Mục đích của tập huấn sẽ định hướng cách thức mà chúng ta sẽ tiến hành cuộc hội thảo và những thơng tin sẽ trình bày [16, tr.141].

Có thể hiểu, tập huấn trong giáo dục cộng đồng với mục tiêu tạo sự tham gia tích cực và hướng tới nhiều đối tượng có thể tham gia, cần sử dụng các phương pháp tích cực như: thảo luận nhóm, đóng vai, thăm thực địa, học tập khảo sát,… Tuy nhiên, khi tiến hành vào công tác tập huấn, kết quả cho chúng ta thấy mọi phương pháp đều có mặt mạnh và mặt yếu. Chính từ góc nhìn này, mà ta cần phải lựa chọn cẩn thận, tính đến nhiều yếu tố và hướng đến những phương pháp phù hợp nhất.

Hội thảo về PCBLGĐ: là một trong những phương pháo hiệu quả nhất

được sử dụng để nhiều người chia sẻ thông tin, ý kiến về một vấn đề chung (vấn đề PCBLGĐ) và có được giải pháp đồng thuận. Phương pháp này cho người tham gia có cơ hội tăng cường chun mơn, đặc biệt liên quan đến vai trị định hướng cộng đồng mà họ có thể được kỳ vọng. Ngồi một cơ hội tham gia sâu vào việc học tập, phương pháp này chuẩn bị cho nhóm mục tiêu quyết

tâm đạt được mục tiêu chung và cũng giải thích rõ ràng chiến lược hành động để đạt được mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này bị hạn chế bởi việc địi hỏi có thêm thời gian và nguồn lực tổ chức. Thêm nữa, thành công của phương pháp hội thảo phụ thuộc vào khả năng tổ chức hội thảo hiệu quả của cán bộ tập huấn và cũng phụ thuộc vào trình độ tri thức của đại biểu học để tương tác có ý nghĩa hơn. Với mục tiêu đảm bảo hiệu quả của bài học, đại biểu cần thực sự sẵn sàng chia sẻ ý kiến và thông tin tự do và hiệu quả hơn.

Tọa đàm về phịng, chống BLGĐ

Tọa đàm có nghĩa là ngồi để trao đổi, trị chuyện, vì thế nó có một quy mô nhỏ hơn so với một cuộc hội thảo, trong buổi tọa đàm, người nghe cũng là người nói và các thơng tin được trao đổi hai chiều.

Tọa đàm về phòng, chống BLGĐ là các buổi trao đổi, trò chuyện về vấn đề phòng, chống BLGĐ, do tính chất linh hoạt nên tọa đàm dễ tổ chức và có thể tổ chức ở rất nhiều địa điểm khác nhau, khơng tốn nhiều chi phí.

Tọa đàm phòng, chống BLGĐ là một hoạt động rất hữu ích nếu biết sử dụng, nhưng nếu lạm dụng, cái gì cũng phải ngồi lại để trao đổi, để lấy ý kiến trong khi vấn đề chỉ cần một sự hội ý nhanh chóng ngắn gọn là đủ, đơi khi không đem lại hiệu quả, mà chỉ làm cho hoạt động của đơn vị, tổ chức bị trì trệ, khơng phát triển.

Họp dân về PCBLGĐ: là một trong những phương pháp quan trọng

trong quá trình giáo dục cộng đồng về PCBLGĐ, giúp tăng cường sự tham gia của người dân vào cơng tác phịng chống bạo lực gia đình.

Khi tở chức c̣c họp dân cần có những kỹ năng nhất định để khai thác tối đa ý kiến của mọi người mặc khác tránh khai thác sự khác biệt mà cố gắng tìm điểm tương đồng để tạo nên một tiếng nói chung cho sự tham gia [16, tr.138].

Phát thanh PCBLGĐ: Phát thanh là một bộ phận quan trọng cấu thành

hệ thống truyền thông. Việc phát thanh thông qua loa, đài ở cộng đồng được thực hiện thường xuyên và mang tính giáo dục cao. Xây dựng kế hoạch phát thanh giới thiệu pháp luật về trợ giúp pháp lý và phòng, chống bạo lực gia đình, cung cấp số điện thoại đường dây nóng, danh sách địa chỉ, số điện thoại của người thực hiện trợ giúp, Trung tâm và Chi nhánh, các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý là rất cần thiết, cần được cơng bố rộng rãi đến tồn bộ người dân trong cộng đồng.

Hoạt động truyền thơng- phát thanh về PCBLGĐ có hiệu quả sẽ giúp cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng bị bạo lực gia đình biết và tìm đến các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý để được trợ giúp nhiều hơn. [4, tr.51] Ngồi ra cơng tác truyền thông, phát thanh hiệu quả sẽ còn giúp nâng cao nhận thức của người dân về tình trạng bạo lực gia đình, từ đó giúp cá nhân mỗi người dân trong cộng đồng có cách hành xử với nhau văn mình hơn, giảm thiểu tối đa hành vi bạo lực gia đình.

Phát tờ rơi về PCBLGĐ: Tờ rơi hay tờ bướm, tờ gấp là tờ giấy rời để

giới thiệu, tuyên truyền về nội dung giáo dục cộng đồng trong PCBLGĐ. Tờ rơi về PCBLGĐ thường được in hàng loạt với số lượng lớn rồi phát miễn phí cho người qua đường, dán lên các bảng thơng tin hoặc phát ở các nơi diễn ra sự kiện (họp dân, họp câu lạc bộ,…). Bảng thơng tin thường có ở các, qn ăn, nhà sinh hoạt cộng đồng, chợ, bảng thông báo của xã, thôn,…

Phát tờ rơi về PCBLGĐ mang tính thiết yếu và là hình thức thơng tin tự do thu hút sự chú ý ở nơi cơng cộng và cũng đạt được hiệu quả khá tích cực.

Sinh hoạt Câu lạc bộ về PCBLGĐ: Các cơ quan ban, ngành ở địa phương có thể tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên đề để nâng cao kiến thức pháp luật cho cộng đồng. Nội dung sinh hoạt có thể tập trung vào giới thiệu về dịch vụ trợ giúp PCBLGĐ, các tổ chức thực hiện trợ giúp khi có BLGĐ,

pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới. Những buổi sinh hoạt này sẽ giúp phụ nữ có cơ hội để nhận thức đúng về tình trạng bạo lực họ đang phải chịu và có thể yêu cầu trợ giúp [4, tr.51].

Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ (kịch, ca hát,…): Đây cũng

được coi là một kênh thông tin quan trọng để việc tuyên truyền thơng tin dễ đi vào lịng người, đặc biệt thu hút sự tham gia của rất nhiều tầng lớp nhân dân ở địa phương. Việc sân khấu hóa các hành vi bạo lực hay PCBLGĐ qua hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại cộng đồng cũng là một cách thức tuyên truyền hiệu quả.

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về PCBLGĐ đối với phụ nữ: Với mục

đích tạo ra mối quan tâm về thơng tin và tun truyền các chương trình chính sách pháp luật về PCBLGĐ cho người dân, tại địa phương đã tổ chức những cuộc thi tìm hiểu về PCBLGĐ đối với phụ nữ. Các cuộc thi khơi dậy phong trào tìm hiểu thơng tin của người dân về những chủ đề như pháp luật nói chung, các kỹ năng phịng tránh và kỹ năng tự xử lý khi xảy ra bạo lực gia đình. Cuộc thi vừa mang tính chất cạnh tranh lành mạnh giữa các đội thi, vừa mang tính văn hóa nghệ thuật của địa phương nên được người dân tích cực hưởng ứng. Việc người dân chủ động và tích cực tham gia vào các cuộc thi này thúc đẩy việc thảo luận về quyền và trách nhiệm của họ đối với vấn đề bạo lực gia đình.

Tuy nhiên, trên thực tế khơng có duy nhất phương pháp nào trong số kể trên phù hợp hoặc hoàn toàn hiệu quả với mọi hoạt động giáo dục cộng đồng. Vì vậy, để giáo dục cộng đồng đạt hiệu quả cao nhất thì cần lồng ghép truyền thơng như phối hợp cùng tổ chức tập huấn về bạo lực gia đình, họp trao đổi kinh nghiệm định kỳ và đồng tổ chức các hội thảo ở cấp cơ sở.

Như chúng ta đã biết, mỗi người đánh giá sự vật, sự việc theo quan điểm riêng của mình. Quan điểm cá nhân được quy định bởi thang giá trị riêng dưới ảnh hưởng văn hóa, giáo dục gia đình, tự giáo dục của bản thân. Chính vì vậy quan điểm về vấn đề bạo lực gia đình của mỗi người dân trong cộng đồng rất khác nhau, dẫn đến có rất nhiều hành vi, thái độ xã hội khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau trước vấn đề xã hội này của cộng đồng. Thái độ cá nhân phản ánh thang giá trị cá nhân hoặc giá trị văn hóa của cộng đồng. Việc thay đổi các thang giá trị rất lâu rất khó. Thang giá trị cá nhân đơi lúc khác với thang giá trị của nhóm/ cộng đồng. Vì thế trong nội dung giáo dục cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, những người làm công tác xã hội/ tác viên cần chú ý đến văn hóa địa phương, kiên nhẫn và dân chủ để truyền bá những giá trị mới. Những thông tin về BLGĐ, các văn bản luật pháp liên quan đến BLGĐ là nội dung chủ yếu của giáo dục cộng đồng trong phòng, chống BLGĐ đối với phụ nữ. Các nội dung này cần được truyền tải đến với người dân theo cách vừa hấp dẫn, vừ cơ đọng xúc tích, như vậy người dân mới dễ tiếp thu.

Theo điều 10 luật Phòng, chống BLGĐ (2007) nội dung thông tin, tuyên truyền về phịng, chống bạo lực gia đình gồm có:

Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình.

Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam. Tác hại của bạo lực gia đình.

Biện pháp, mơ hình, kinh nghiệm trong phịng, chống bạo lực gia đình. Kiến thức về hơn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hố.

Các nội dung khác có liên quan đến phịng, chống bạo lực gia đình.Ví dụ: Những kỹ năng tự kiểm sốt, tự kiềm chế và tự bảo vệ đối với phụ nữ và

nam giới nhằm hạn chế tình trạng BLGĐ. Hay kiến thức về bình đẳng giới, bất bình đẳng giới,…

Đối tượng hướng tới để GDCĐ trong PCBLGĐ đối với phụ nữ

Giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức xã hội là giải pháp nhiều nước thực hiện nhằm mục tiêu phổ biến kiến thức, tăng cường nhận thức về vấn đề BLGĐ. Quan trọng hơn đó là tạo ra sự thay đổi của cộng đồng, xã hội về vấn đề BLGĐ. Thơng qua các chương trình truyền thơng, và giáo dục cộng đồng, giáo dục trong các trường học, mọi người hiểu hơn về các quyền bình đẳng của phụ nữ và các hành vi ngăn chặn bạo lực với phụ nữ. Giáo dục cộng đồng được thực hiện cho tất cả mọi đối tượng, từ những đối tượng có nguy cơ chịu bạo lực (phụ nữ), đến người lãnh đạo cộng đồng, người dân và toàn xã hội. Trong đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu vào những nhóm đối tượng để giáo dục cộng đồng sau:

Nam giới (Người chồng, người đàn ơng trong gia đình): Đây là đối tượng cần đặc biệt lưu ý trong công tác giáo dục cộng đồng trong PCBLGĐ đối với phụ nữ. Trong nghiên cứu thực trạng cũng đã chỉ ra những người đàn ơng, người chồng là những người có nguy cơ hành vi bạo lực nhiều nhưng họ lại là người ít được tuyên truyền hướng tới. Một phần ngun nhân đó là do những người đàn ơng, người chồng trong gia đình này rất ngại tham gia vào các hoạt động giáo dục cộng đồng tại địa phương: ít đi họp dân, ít đi thảo luận nhóm,…Do vậy, nam giới cần được thu hút vào tham gia để biết và tôn trọng phụ nữ, hành xử theo đạo lý và pháp luật, biết được vị trí và quyền của mình [3, tr 121].

Người dân trong địa bàn nghiên cứu: Với quan niệm cố hữu “đèn nhà

ai nhà nấy rạng”, “BLGĐ là việc riêng của mỗi gia đình” hoặc đôi khi vì sợ bị trả thù, cho nên nhiều khi hàng xóm, anh em…thân cận với những nạn nhân bị bạo lực gia đình cố tình không nghe, không thấy các vụ bạo lực gia đình.

Giáo dục cộng đồng giúp cho những người dân (bao gồm cả nam giới) có thể nâng cao nhận thức hành vi để họ sẵn sàng đứng lên tố cáo bạo lực gia đình, sẵn sàng bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình.

Các cán bộ chức năng liên quan tới phòng, chống BLGĐ: Bao gồm:

cán bộ y tế, giáo dục, cơng an, chính quyền địa phương,…Việc nâng cao năng nhận thức và năng lực của cán bộ địa phương về các phương pháp giúp họ tự khám phá về nội lực và xây dựng phương hướng phát triển cho chính cộng đồng mà họ đang sống là vấn đề vô cùng quan trọng. Các cán bộ tuyến huyện, xã và thôn, các cán bộ y tế, những người phải trực tiếp giải quyết các trường hợp BLGĐ nên việc đào tạo thêm về BLGĐ, các kiến thức pháp luật về hôn nhân gia đình và quyền phụ nữ là vô cùng cần thiết. Điều đó giúp họ phát triển kỹ năng tuyên truyền về PCBLGĐ, xác định các bước can thiệp giải quyết các trường hợp cụ thể.

Lực lượng nòng cốt tham gia GDCĐ trong PCBLGĐ tại địa phương

Nguồn nhân lực tham gia vào giáo dục cộng đồng trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương gồm có: Cán bộ xã hội, cán bộ văn hóa, cán bộ phụ nữ, các cán bộ đoàn thể khác (đoàn thanh niên, hội nông dân, mặt trận tổ quốc…). Các nguồn nhân lực này cần chú ý trang bị kiến thức để họ làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hành vi của cộng đồng gồm một số vấn đề:

Kiến thức chung về bạo lực đối với phụ nữ.

Những quyền lợi hợp pháp của nạn nhân bị bạo lực gia đình. Những dịch vụ hỗ trợ dành cho nạn nhân bị bạo lực gia đình.

Trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc giải quyết (bắt giữ người gây bạo lực, hỡ trợ bảo vệ nạn nhân…)

Nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình: Nhiều phụ nữ nghĩ bạo lực trong quan

đựng những gì đang diễn ra vì hạnh phúc gia đình. Chính vì vậy, việc giáo dục cợng đồng nâng cao nhận thức của những người phụ nữ bị bạo lực gia đình là rất cần thiết. Giúp cho những phụ nữ bị bạo lực gia đình nhận ra rằng việc tố cáo hành vi bạo lực gia đình không phải là việc làm đáng xấu hổ, “vạch áo cho người xem lưng”… Đồng thời, giáo dục cộng đồng còn cung cấp cho họ những dịch vụ, kỹ năng phòng ngừa cần thiết khi xảy ra bạo lực gia đình giúp ngăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 45 - 54)