Thuyết nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 28 - 29)

9. Phạm vi nghiên cứu

1.1.2. Thuyết nhận thức

Các lý thuyết nhận thức nghiên cứu quá trình nhận thức bên trong với tư cách là một quá trình xử lý thông tin. Bộ não xử lý các thông tin tương tự như một hệ thống kỹ thuật. Quá trình nhận thức là q trình có cấu trúc, và có ảnh hưởng quyết định đến hành vi. Con người tiếp thu các thông tin bên ngồi, xử lý và đánh giá chúng, từ đó quyết định các hành vi ứng xử. Trung tâm của các lý thuyết nhận thức là các hoạt động trí tuệ: xác định, phân tích và hệ thống hóa các sự kiện và các hiện tượng, nhớ lại những kiến thức đã học, giải quyết các vấn đề và phát triển, hình thành các ý tưởng mới.

Albert Ellis (1977) cho rằng cách mà con người nhìn nhận thế giới sẽ chi phối hành vi của họ, những niềm tin không hợp lý sẽ dẫn đến những hành vi không hợp lý, muốn thay đổi hành vi cần thay đổi nhận thức của con người. Như vậy, có thể hiểu con người nhìn nhận thế giới như thế nào thì sẽ có hành vi theo thế đó. Nếu họ có cách nhìn nhận khơng hợp lý thì sẽ dẫn đến hành vi không hợp lý. Xuất phát từ quan niệm nho giáo, người dân nhìn nhận người chồng/nam giới là trụ cột gia đình, họ đương nhiên có quyền được dạy vợ “dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về”, và phụ nữ ln nhìn nhận kém hơn đàn ơng thì sẽ dẫn đến bạo lực gia đình. Muốn thay đổi hành vi thì phải thay đổi nhận thức. Giáo dục cộng đồng chính là cách thay đổi nhận

thức, giúp cho người dân (nam giới, nữ giới) có cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề bạo hành gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)