Giáo dục cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 38 - 45)

9. Phạm vi nghiên cứu

1.2.2. Giáo dục cộng đồng

1.2.2.1. Một số khái niệm có liên quan

Giáo dục cộng đồng được xem là một công cụ quan trọng của phát triển cộng đồng trong lĩnh vực công tác xã hội. Trước khi đi vào khái niệm giáo dục cộng đồng cần làm rõ khái niệm công tác xã hội và phát triển cộng đồng.

Công tác xã hội

Khái niệm CTXH:

Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW - 1970): “Công tác xã

hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó”. [7, tr.17]

Mục đích của công tác xã hội

Công tác xã hội hướng tới tạo ra “thay đổi” tích cực trong xã hội, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người đặc biệt là những nhóm người yếu thế. Công tác xã hội thúc đẩy sự biến đổi xã hội, tăng cường các mối tương tác hài hoà giữa cá nhân, gia đình và xã hội hướng tới tiến bộ và công bằng xã hội.

Hoạt động nghề nghiệp Công tác xã hội hướng tới hai mục đích cơ bản đó là nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng như cá nhân, gia đình và cộng đồng có hồn cảnh khó khăn và cải thiện mơi trường xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện các chức năng, vai trị của họ có hiệu quả.

Các chức năng của cơng tác xã hội

Như là bác sĩ xã hội, các nhân viên xã hội thực hiện những chức năng

Chức năng phòng ngừa; Chức năng can thiệp; Chức năng phục hồi; Chức năng phát triển.

Phương pháp thực hành của Công tác xã hội gồm có:

Cơng tác xã hội với cá nhân Cơng tác xã hội với nhóm Phát triển cộng đồng

Phát triển cộng đồng

Phát triển cộng đồng là một phương pháp của công tác xã hội được xây dựng trên những nguyên lý, nguyên tắc và giả định của nhiều ngành khoa học xã hội khác như: Tâm lý xã hội, xã hội học, chính trị học, nhân chủng học…, được áp dụng ở nhiều nước và đã phát huy vai trò trong việc giải quyết các vấn đề của các nhóm cộng đồng nghèo, các nhóm yếu thế trong thời gian qua. Đó là phương pháp giải quyết một số vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật chất và tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong phạm vi một cộng đồng. Phát triển cộng đồng là các chiến lược áp dụng cho đối tượng là nhóm bị thiệt thịi, nhằm tăng quyền lực cộng đồng.

Khái niệm PTCĐ

Khái niệm phát triển cộng đồng được chính phủ Anh sử dụng đầu tiên, 1940:”Phát triển cộng đồng là một chiến lược phát triển nhằm vận động sức

dân trong các cộng đồng nông thôn cũng như đô thị để phối hợp cùng những nỗ lực của nhà nước để cải thiện hạ tầng cơ sở và tăng khả năng tực lực của cộng đồng” [7, tr.23].

Định nghĩa chính thức của Liên Hiệp Quốc, 1956: “Phát triển cộng

đồng là tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia” [7, tr.24].

TS. Nguyễn Kim Liên (2008) định nghĩa:”Phát triển cộng đồng là tiến

trình giải quyết một số vấn đề, khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật chất, tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong khuôn khổ cộng đồng”. [16, tr.65]

Với các khái niệm phát triển cộng đồng như trên, có thể coi PTCĐ như: một chương trình hoạt đồng xã hội, một phong trào hoạt động xã hội, một phương pháp hoạt động xã hội, một quá trình xã hội, một lĩnh vực nghiên cứu, một quan điểm/triết lý xã hội và một hệ thống lý luận [16, tr65-66].

Mục tiêu của PTCĐ

Mục tiêu bao trùm của Phát triển cộng đồng là góp phần mở rộng và phát triển các nhận thức và hành động có tính chất hợp tác trong cộng đồng, phát triển năng lực tự quản cộng đồng.

Mục tiêu tổng quát trên được thể hiện dưới 4 khía cạnh:

Hướng tới cải thiện chất lượng sống của cộng đồng, với sự cân bằng về vật chất và tinh thần, qua đó, tạo những chuyển biến xã hội trong cộng đồng.

Tạo sự bình đẳng trong tham gia của mọi nhóm xã hội trong cộng đồng, kể cả các nhóm thiệt thịi nhất đều có quyền nói lên nguyện vọng của mình và được tham gia vào các hoạt động phát triển, qua đó, góp phần đẩy mạnh cơng bằng xã hội.

Củng cố các thiết chế/ tổ chức để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển biến xã hội và sự tăng trưởng.

Thu hút sự tham gia tối đa của người dân vào tiến trình phát triển.

Nguyên tắc

Phát triển cộng đồng xuất phát từ nhu cầu đích thực, khả năng của người dân và tài nguyên sẵn có.

Sự tham gia và quyền tự quyết của người dân.

Tin tưởng vào khả năng của người dân, người nghèo và tin vào khả năng thay đổi của họ.

Phát huy nội lực, xúc tác người dân tham gia vào việc thảo luận, lấy quyết định, hành động để người dân đồng hóa họ với dự án của cộng đồng.

Đảm bảo sự công bằng xã hội.

Các loại hình hoạt động trong phát triển cộng đồng

Phát triển cộng đồng gồm ba lĩnh vực cơ bản sau:

Quản lý tài nguyên cộng đồng: gồm quản lý môi trường cộng đồng, xử

lý các thảm họa do thiên tai; phát triển các cơ sở kinh doanh sản xuất.

Giáo dục cộng đồng: giúp trang bị kiến thức, sự hiểu biết và kỹ năng

làm việc, lao động cho người dân. Bao gồm: a/ gây nhận thức hoặc thức tỉnh cho chính quyền địa phương và cộng đồng về tình trạng hiện tại của cộng đồng; b/ hình thành giá trị cộng đồng, giúp thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi tiêu cực, đề cao giá trị tích cực khơi dậy truyền thống cần cù, hiếu học, tương thân, tương trợ; và c/ phát triển kỹ năng làm việc chung.

Tổ chức cộng đồng: Bao gồm: a/ củng cố các tổ chức có sẵn như các

đồn thể, tổ chức chính trị, xã hội tại cộng đồng; b/ thành lập nhóm nhỏ, nhóm mới hoặc các câu lạc bộ; c/ tổ chức các ngành nghề như các tổ sản xuất, câu lạc bộ nghề nghiệp trong cộng đồng. Mở rộng liên kết với các nhóm khác, tiến đến thành lập hiệp hội, hợp tác xã,…

Giáo dục cộng đồng

Khái niệm Giáo dục cộng đồng

Để làm rõ khái niệm giáo dục cộng đồng, chúng ta đi tìm hiểu về hai khái niệm “giáo dục” và “cộng đồng”.

Theo Từ điển tiếng việt (2004) thì: “Giáo dục là q trình hoạt động có

ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm bồi dưỡng cho người ta những phẩm chất đạo đức, những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng như những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong đời sống” [18, tr. 34].

Trên cơ sở khái niệm trên có thể đưa ra cách hiểu giáo dục là một quá trình dạy và học nhằm chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết, hoặc làm thay đổi hành vi có hại bằng hành vi có lợi. Giáo dục cũng là q trình giao tiếp hai chiều và qua đó người dạy và người học cùng chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm và cùng học tập lẫn nhau.

“Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con người

sống chung ở một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy” (Trung tâm Nghiên cứu và Tập huấn phát triển cộng đồng).

“Cộng đồng là tập thể người sống trong cùng một khu vực, một tỉnh

hoặc một quốc gia và được xem như một khối thống nhất”; “Cộng đồng là một nhóm người có cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghề nghiệp, hoặc cùng mối quan tâm” ;”Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ, hoặc có tài nguyên chung, hoặc có tình trạng tương tự nhau về một số khía cạnh nào đó” (Từ điển Đại học Oxford). Ba yếu tố cấu thành cộng đồng là con người,

môi trường và mối tương tác. Trong một mơi trường, con người có những hoạt động tương tác chia sẻ với nhau. Trong thực tế, cộng đồng thường được phân chia một cách khái quát dựa chủ yếu vào đặc điểm về nơi định cư; cộng đồng nông thơn, cộng đồng thành thị. Mỗi cộng đồng có các đặc điểm riêng

biệt. Do vậy muốn phát triển cộng đồng, việc quan trọng là phải hiểu các đặc điểm của cộng đồng đó [7, tr.17-18].

Từ các khái niệm trên có thể khái quát, giáo dục cộng đồng là quá trình tham gia phát triển các cơ hội giúp người dân trong cộng đồng được trang bị kiến thức kỹ năng để hành động chung nhằm giải quyết vấn đề của cá nhân và cộng đồng.

Mục đích của giáo dục cộng đồng

Từ các khái niệm trên, có thể hiểu giáo dục cộng đồng không đơn thuần là giáo dục công dân hay không chỉ gây ý thức cho những cá nhân riêng lẻ. Giáo dục cộng đồng là giúp cho một cộng đồng được trang bị đầy đủ để hành động chung, hành động như một cộng đồng để giải quyết những vấn đề của mình. Trong đó sự tham gia của người dân vào công tác xã hội, phát triển cộng đông như hoạt động gắn với bốn chức năng trong đó đặc biệt nhấn mạnh chứa năng phòng ngừa và chức năng phát triển. Cụ thể:

Nhằm xây dựng năng lực và sức mạnh cho người dân trong cộng đồng thông qua học tập, tập huấn để cung cấp kiến thức, kỹ năng nhằm tự giải quyết vấn đề.

Hướng tới thúc đẩy cơng bằng xã hội và bình đẳng xã hội.

Giúp cá nhân, cộng đồng liên kết tạo sự biến đổi trong cộng đồng. Như vậy, có thể thấy giáo dục cộng đồng là một trong nội dung, phương pháp hoạt động của phát triển cộng đồng để tạo nên sự thay đổi cộng đồng như nhận thức, hành vi, khả năng giải quyết vấn đề.

1.2.2.2. Đặc điểm của giáo dục cộng đồng Hình thức

Giáo dục cộng đồng là hình thức giáo dục khơng chính thức, khác với hình thức giáo dục chính thức trong các trường học, (trung học, địa học..). Giáo dục cộng đồng cần dễ dàng, thuận lợi, dễ tiếp cận để người dân (nhóm đích hướng tới) tham gia.

Các hoạt động nhằm giáo dục cộng đồng như các buổi tập huấn, các chương trình, dịch vụ phục vụ cho cộng đồng nhằm nâng cao hiểu biết cung cấp kiến thức kỹ năng.

Nội dung GDCĐ

Các hoạt động giáo dục cộng đồng là những chương trình giáo dục, học khơng chính thức, các sự kiện trong cộng đồng nhằm thu hút sự tham gia của nhiều người dân, của nhóm đích hướng tới. (tọa dàm, tập huấn, hội thảo, họp dân, phát thanh…). Trong giáo dục cộng đồng, học không chỉ để biết, để nâng cao kiến thức suông mà để giải quyết một vấn đề của cuộc sống. Do đó, nội dung xuất phát từ nhu cầu cụ thể của một địa phương, một nhóm đối tượng cụ thể.

Đối tượng hướng tới để GDCĐ

Mọi người dân (nhóm người dân trong cộng đồng) để giải quyết vấn đề dặc biệt là những người yếu thế, khó khăn trong cộng đồng, bị phân biệt đối xử, nghèo khó. Có thể khái quát đối tượng hướng tới giáo dục cộng đồng là bất cứ ai tham gia vào chương trình phát triển, nhưng học viên cần phải được chọn lọc và triệu tập đúng với yêu cầu của chương trình. Có những lớp cho thanh niên, cho các bà mẹ, phụ lão, lãnh đạo cộng đồng;…

Sự tham gia của người dân trong giáo dục cộng đồng

Sự tham gia của người dân trong giáo dục cộng đồng là một quá trình bàn bạc cởi mở, bình đẳng giữa cán bộ địa phương, các nhà hoạch định chính sách với người dân địa phương. Trong đó, người dân được xem là chủ thể của

sự bàn bạc, các kiến thức, ý kiến của người dân được khám phá và tôn trọng. Kết luận cuối cùng của các chương trình giáo dục cộng đồng hoặc kế hoạch phát triển phải được người dân địa phương đồng ý. Nguyên tắc sự tham gia của người dân trong GDCĐ:

Trao quyền năng: Nâng cao năng lực của cá nhân và nhóm người dân

để tăng ảnh hưởng tới bản thân cá nhân và cộng đồng của họ.

Tạo sự tham gia: Tạo điều kiện cho người dân tham gia tối đa trong

việc ra quyết định liên quan tới họ.

Tự quyết: hãy để cho họ, người dân, cộng đồng tự quyết, tự lựa chọn

hướng đi của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 38 - 45)