Nguyên nhân của bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 63 - 69)

9. Phạm vi nghiên cứu

2.1.3. Nguyên nhân của bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

Khi tìm hiểu về nguyên nhân chủ yếu diễn ra bạo lực gia đình tại xã Sóc Đăng, kết quả cho thấy lý do về nhận thức, bất bình đẳng giới ra chiếm ưu thế (33.8 %)- xem Bảng 2.3.

Đa số người dân tại xã Sóc Đăng vẫn chưa hiểu đầy đủ và rõ ràng thế nào là bạo lực gia đình. Họ vẫn thường quan niệm rằng bạo lực gia đình là những hành vi ngược đãi của chồng với vợ như đánh, đá, gây thương tích nặng và để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Những hành vi về bạo lực tinh thần như cô lập trong giao tiếp…hay ép buộc về tình dục đa số người dân đều cho đó là chuyện tế nhị và rất ngại nhắc đến và họ khơng coi

đó là hành vi bạo lực gia đình. Một nữ nơng dân 38 tuổi ngại ngùng chia sẻ:

“Nhiều khi ơng ấy cứ địi, em mệt gần chết mà vẫn phải tặc lưỡi cho xong, chuyện vợ chồng mà, mình khơng đáp ứng ơng ấy lại đi léng phéng bên ngồi thì cịn mệt hơn”.

Bảng 2.3: Nguyên nhân của bạo lực gia đình với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

STT Nguyên nhân %

1 Kinh tế 10,9

Hồn cảnh kinh tế khó khăn 10,9

2 Nhận thức, bất bình đẳng giới 33,8

Người bạo lực có tính cách gia trưởng 7,7

Người bạo lực và gia đình có quan điểm trọng nam khinh nữ

7,2

Nhiều phụ nữ chưa thực sự tự tin, sống cam chịu 6,8

Văn hóa ngại can thiệp vào chuyện của gia đình khác 5,9

Người bạo lực có quan điểm giáo dục qua roi vọt 6,2

3 Tệ nạn xã hội 15,0

Người bạo lực mắc bệnh tâm thần 2,1

Người bạo lực mắc vào nghiện ngập (uống rượu, nghiện hút,…)

12,9

4 Hạn chế về luật pháp 25,3

Việc phòng chống bạo lực chưa được quan tâm 6,5

Hành vi bạo lực không được xử lý nghiêm minh 6,3

Thiếu luật pháp, chính sách 6,4

Chế tài xử phạt chưa nghiêm 6,1

5 Nguyên nhân khác 15,0

Ngoại tình 7,7

Trình độ văn hóa thấp 7,3

(Nguồn: Theo kết quả điều tra, 2013)

Những người dân ở địa bàn đều quan niệm rằng vợ chồng đánh mắng nhau là chuyện của riêng mỗi gia đình và rất ngại can thiệp. Trong buổi phỏng vấn, một chị (N.K.L.D 45 tuổi) cho rằng: “Bát đũa cịn có khi xơ nữa là vợ

chồng, thơi thì bỏ qua cho nhau để sống, chứ ai lại đi nói ra với người ngồi, khác gì vạch áo cho người xem lưng, chẳng giải quyết được gì mà người ta còn cười vào mặt cho ý chứ, nhà nào mà chẳng có lúc như vậy”. Nhiều nam

giới và cả một số người phụ nữ trên địa bàn cho rằng, bạo lực gia đình phải là những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng về thể xác, ảnh hưởng tới sức khỏe của đối phương còn những hành vi khơng gây thương tích thì vẫn là những hành vi có thể chấp nhận được trong cuộc sống vợ chồng. Một nam (T.T.T 48 tuổi) tâm sự: ”Thật ra thì vợ chồng sống với nhau mấy chục năm cũng có lúc

bực mình chửi bới, hoặc tát vợ vài cái nhưng tơi thấy chuyện đó cũng thường, nếu coi đó là bạo lực gia đình thì quả thật là hơi quá”. Một ý kiến phỏng vấn

sâu nữa cho hay (N.V.A 65 tuổi) “Trước đây tớ cứ nghĩ là chỉ có đánh đập vợ

mới là bạo lực chứ không nghĩ là chiến tranh lạnh với nhau cũng là bạo lực. Giờ thì được tuyên truyền, đọc nhiều tài liệu, sách báo thì cũng biết chút chút nhưng nhiều khi vẫn cịn mơ hồ lắm”.

Có 14,9% người được điều tra cho rằng do tại địa phương vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ (7.2%) và người bạo lực có tính cách gia trưởng (7.7%). Những quan niệm khơng cịn phù hợp về nam và nữ như “Dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về”, “yêu cho doi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng

phu, phu tử tòng tử”….đã tạo ra định kiến giới sâu sắc về vai trò của người đàn

ơng và vai trị của những người phụ nữ trong gia đình. Người đàn ơng được mặc định coi là trụ cột trong gia đình, có tồn quyền quyết định đối với mọi chuyện lớn nhỏ. Tính gia trưởng cũng hình thành từ đây và truyền lại qua nhiều thế hệ. Những người chồng gia trưởng khơng những họ cho mình cái quyền được quyết định mọi việc trong gia đình bắt vợ con phải phục tùng theo mà họ cịn cho rằng mình có quyền trừng phạt, dạy dỗ nếu vợ con có ý chống đối lại. Một người được phỏng vấn đã nhận định: “BLGĐ xuất phát từ cái tư tưởng gia

trưởng là chủ yếu, ơng nào cũng cho mình cái quyền được “dạy vợ”, ông nào cũng cho rằng vợ phải phục dịch mình, nếu trái ý một cái là thượng cẳng chân, hạ cẳng tay ngay lập tức, vợ làm gì được bàn bạc hay có ý kiến gì” (Nữ, thơn

2, 43 tuổi). Hay cũng có ý kiến rằng: “BLGĐ chủ yếu là do đàn ông đánh vợ,

các ông cứ đi nhậu nhẹt về là gây gổ đánh vợ, vợ cịn lâu mới dám ý kiến gì, nếu bà nào mà lắm lời còn bị đánh cho lên bờ xuống ruộng, chỉ tổ thiệt thân”.

Một lý do khác cũng là nguyên nhân của bạo lực gia đình xuất phát từ chính những người phụ nữ. Họ tự cho rằng mình phải có trách nhiệm vun vén gia đình, phải nhẫn nhịn, sống cam chịu, hi sinh cho chồng, cho con (6.8%). Nếu chống lại bạo lực gia đình tức là họ đã vi phạm vào nguyên tắc này, sẽ bị người đời cười chê. Khi được phỏng vấn “Tại sao không tố cáo khi bị bạo lực gia đình?” thì một nữ nạn nhân của bạo lực gia đình chia sẻ: “Thơi, mình là vợ,

mình chịu lún một tí cho n cửa n nhà, chứ các ông ấy mà động đánh hay chửi cái đi báo chính quyền thì có mà người ta cười cho thối mũi. Xấu chàng hổ ai, vợ chồng chứ có phải người ngồi đâu mà làm vậy”.

Theo kết quả phỏng vấn sâu thì đa số cán bộ địa phương hiểu tương đối đầy đủ về bạo lực gia đình. Một nữ lãnh đạo, phụ trách công tác dân số (N.V.T 43 tuổi) cho biết: “Bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật, nó

bao gồm rất nhiều mặt như đánh đập về thể xác, đe dọa về tinh thần hay cưỡng ép về tình dục hoặc phá hoại kinh tế gia đình”. Một ý kiến khác của

một lãnh đạo nam ở địa phương cho biết: “Theo tơi bạo lực gia đình có thể

làm tổn thương nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình. Các ơng chồng đừng cho rằng mình có quyền được mắng chửi, đánh đập vợ hay muốn làm gì thì làm. Quan niệm “dạy vợ” ở thời nay là hoàn toàn sai lầm, lỗi thời”.

Với đa số cán bộ ở địa phương, do được tham gia nhiều vào các chương trình tập huấn hay các dự án về bạo lực gia đình nên vấn đề bạo lực gia đình được hiểu tương đối rộng và chính xác. Tuy nhiên, cũng có một số cán bộ cho rằng bạo lực gia đình phải là hành vi có tính chất vũ lực và xảy ra thường xuyên cịn những hành vi mang tính chất bột phát, nhất thời thì chưa thể xem là bạo lực. Như ý kiến của một lãnh đạo nữ tại thôn 1 (N.T.V 37 tuổi)

cho biết: “Theo tơi nghĩ gia đình nào chẳng có lúc va chạm, nhiều khi trong

gia đình, do hiểu lầm mà chồng có đánh vợ, hay chửi bới một tý, nếu được vợ thơng cảm bỏ qua thì chưa thể gọi là bạo lực gia đình được. Nếu chỉ có thế mà đã kiện cáo gọi là bạo lực gia đình thì hơi quá”.

Nhận thức của cán bộ địa phương về vấn đề bạo lực gia đình mang ý nghĩa rất quan trọng. Vì đây là lực lượng nòng cốt, đối tượng đầu tiên được thụ thưởng những chương trình tập huấn, kiến thức pháp luật, dự án về vấn đề bạo lực gia đình để về tuyên truyền, giáo dục lại cho người dân ở địa bàn mình quản lý. Nhiều khi do sự tiếp nhận thơng tin của lãnh đạo địa phương chưa đầy đủ hoặc chưa đúng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là tất cả người dân trong địa bàn đều hiểu sai về vấn đề bạo lực gia đình. Việc xây dựng lực lượng lãnh đạo nịng cốt ở địa phương có những hiểu biết về kiến thức bạo lực gia đình một cách chính thống và đầy đủ là một yêu cầu cấp thiết và quan trọng.

Như vậy, sự hiểu biết và thái độ với BLGĐ của người dân trên địa bàn nghiên cứu là rất khác nhau. Rất nhiều trường hợp chính những người phụ nữ khơng nghĩ rằng mình đang bị bạo lực gia đình và vì thế họ mặc nhiên cam chịu, chấp nhận nó mà khơng dám tìm kiếm sự giúp đỡ. Điều đó, trở thành nguyên nhân khiến cho các ông chồng cho rằng mình có quyền năng được tiếp tục các hành vi bạo hành như cách để giải quyết các mối bất hịa trong gia đình. Một nguyên nhân khác, chiếm 15% nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình là các tệ nạn xã hội, trong đó chiếm quá một nửa nguyên nhân là do người bạo lực mắc vào nghiện ngập như nghiện rượu, nghiện hút,… Phần lớn những người bạo lực cho rằng việc tìm đến rượu hay các chế kích thích khác là để giải quyết những khó khăn, căng thẳng trong cuộc sống. Một chị tâm sự: “Lấy nhau

gần 30 năm nay, chẳng mấy khi mà ông ấy không say xỉn, ông ấy cứ mượn cớ say để chửi đánh vợ con”. Tuy nhiên, các tệ nạn xã hội chỉ đóng vai trị như

Hơn ¼ nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình là do hạn chế về luật pháp và các chế tài xử phạt (25.3%). Việc chính quyền chưa quan tâm xử lý hay xử phạt những hành vi bạo lực không nghiêm minh, không dứt điểm khiến cho những người bạo lực không sợ và vẫn tiếp tục tái diễn hành vi.

Lý do về kinh tế khó khăn được xem là lý do then chốt trong nhiều nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, trong khảo sát này, chỉ có 10.9% cho rằng nguyên nhân kinh tế khó khăn là lý do chính dẫn đến các hành vi bạo lực trong gia đình. Ý kiến của một chị phụ nữ (H.N.L 39 tuổi) cho biết: “Quả thật

là nhà mình nghèo quá nên chồng mình mới hay sinh sự, chứ nếu như nhà mình có của ăn, của để như nhà người ta thì chắc vợ, chồng mình chẳng làm sao hết”. Rất nhiều người bạo lực lấy lý do về kinh tế khó khăn để giải thích

cho hành vi bạo lực gia đình. Một bác tâm sự: “Nghèo, đông con, suốt ngày lo

cái ăn cái mặc, với nay đứa này xin tiền học, mai đứa kia xin tiền mua sách,tôi ức chế tôi đem bà ấy ra chửi cho bõ tức”.

Các nguyên nhân khác như ngoại tình (chủ yếu do người chồng) hay nguyên nhân về trình độ văn hóa chênh lệch dẫn đến bạo lực gia đình cũng được nhiều người nhắc đến. Những người được phỏng vấn cho rằng, việc ngoại tình khơng chỉ diễn ra ở các gia đình khá giả mà cịn diễn ra ở cả các gia đình có kinh tế khó khăn. Ở địa phương, xuất phát từ lý do kinh tế, nhiều gia đình, chồng phải đi làm ăn xa, đi xuất khẩu lao động. Hồn cảnh phải xa vợ, khiến họ ngoại tình rồi về ruồng rẫy, bỏ rơi vợ. Hay hãn hữu có những gia đình, do trình độ học vấn khác nhau dẫn đến nhận thức vấn đề khác nhau nên diễn ra BLGĐ, đặc biệt là những gia đình nào có vợ có trình độ học vấn cao hơn chồng. Trả lời phỏng vấn, một nam chưa tốt nghiệp trung học phổ thơng 45 tuổi có vợ làm cơng chức nhà nước tốt nghiệp đại học cho biết “Nó cậy nó

Theo kết quả nguyên cứu, tại địa bàn có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực với phụ nữ nhưng nguyên nhân về nhận thức, bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân chủ yếu cùng với những quy định mang tính chất răn đe của pháp luật còn chưa cao. Nguyên nhân về vấn đề kinh tế, tệ nạn xã hội hay các ngun nhân mang tính xã hội khác (ngoại tình,…) cũng chiếm một tỷ lệ nhất định. Đây là một vấn đề đáng được quan tâm trong quá trình tiến hành giáo dục cộng đồng về phịng, chống bạo lực gia đình ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 63 - 69)