9. Phạm vi nghiên cứu
2.2.4. Sự tham gia của người dân vào hoạt động GDCĐ trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng
với phụ nữ tại xã Sóc Đăng
Sự tham gia vào các hình thức giáo dục cộng đồng của người dân ở địa phương diễn ra khơng đồng đều giữa các hình thức khác nhau. Ý kiến của một nam lãnh đạo- cán bộ văn hóa xã hội của thơn 8 cho biết:”Sự tham gia của
người dân địa phương trong những năm gần đây là có biến chuyển tích cực rồi, tổ chức, hơ hào cái gì thì bà con cũng thấy được trách nhiệm và quyền lợi của mình nên cũng hưởng ứng tích cực hơn, chứ khơng như mấy năm trước, khi mà mới bắt đầu tuyên truyền PCBLGĐ thì chán lắm, nói chẳng ai nghe, bảo chẳng ai thèm làm”.
Khảo sát ở Biểu đồ 2.12 cho thấy, với hình thức giáo dục cộng đồng thơng qua các kênh truyền thơng thì hiệu quả cao nhất là qua tivi (64.2%), đứng thứ hai là qua đài (26.7%). Các nguồn thông tin mang lại hiệu quả tương đối, đứng đầu là đài (60.8%), tiếp theo là tờ rơi (50%) và loa phóng thanh (49.2%). Rất ít trường hợp được hỏi cho rằng truyền thông thông tin qua các kênh này cịn ít và khơng có hiệu quả: tivi (0.8%), đài (2.5%), báo (4.2%), sách tài liệu (6.7%), tờ rơi (4.2%), loa phóng thanh (6.7%)- xem Biểu đồ 2.13. Hình thức giáo dục cộng đồng thơng qua các kênh truyền thơng có thể truyền tải được nhiều thông tin quan trọng giúp thay đổi về nhận thức, tâm lý của người dân về vấn đề bạo lực gia đình. Việc nâng cao chất lượng các chương trình mang ý nghĩa tuyên truyền, thay đổi nội dung PCBLGĐ cho phù hợp với thị hiếu của người dân là một vấn đề bức thiết cần được đặc biệt quan tâm và đầu tư. Một ý kiến phỏng vấn sâu cho biết: “Nhiều khi đi làm về mệt, nằm
xem truyền hình địa phương thấy có các chương trình giáo dục về PCBLGĐ thế là biết thêm các thông tin về luật về các kỹ năng thơi chứ thật ra nhiều khi có chủ đích tìm hiểu đâu. Tuyên truyền về bạo lực gia đình thì phải trải qua một quá trình lâu chứ khơng phải ngày một ngày hai là chúng tôi hiểu hết được đâu” (nam 45 tuổi, thôn 2, nông nghiệp).
Tivi Đài Báo Sách, tài liệu Tờ rơi Loa phóng thanh 0 20 40 60 80 100 120 64.2 26.7 24.2 20.8 15 14.2 29.2 60.8 39.2 40.8 50 49.2 5.8 10 32.5 31.7 30.8 30 0.8 2.5 4.2 6.7 4.2 6.7 %
Nhiều Tương đối Ít Khơng có
Biểu đồ 2.12: Sự tham gia của người dân tại xã Sóc Đăng vào kênh thơng tin GDCĐ về PCBLGĐ (Đơn vị:%)
(Nguồn: Theo kết quả điều tra, 2013)
Để đem lại hiệu quả cao nhất cần chú trọng phát triển song song hình thức giáo dục cộng đồng trực tiếp. Kết quả khảo sát ở Biểu đồ 2.13 cho thấy, ở mỗi phương thức giáo dục khác nhau sẽ dẫn đến sự tham gia của người dân tại xã Sóc Đăng vào các hình thức đó là khơng giống nhau. Với hình thức tập huấn để trao đổi, chia sẻ thông tin kinh nghiệm về PCBLGĐ có tới 44.2% người được hỏi cho rằng họ tham gia nhiều vào phương thức này. Cá biệt chỉ có 6.7% cho rằng ở địa phương khơng có và ít (11.7%) diễn ra tập huấn. Tại các buổi tập huấn có lồng ghép với nội dung bình đẳng giới, bảo vệ phụ nữ và phòng, chống bạo lực gia đình là một cách thức hiệu quả đang được áp dụng ở địa phương. Bên cạnh đó, hình thức họp dân cư cũng là một hình thức giáo dục
cộng đồng đáng được quan tâm, chú trọng, vì nó là phương pháp truyền thơng tin, kiến thức trực tiếp đến người dân. Sự tham gia của người dân vào vấn đề họp dân cũng khá tích cực, có tới 36.7% cho rằng họ tham gia nhiều, 43.3% tham gia tương đối nhiều vào các buổi họp dân. Chỉ có 5.8% cho biết họ không tham gia vào bất cứ buổi họp dân nào hoặc là ít tham gia (14.2%). Những buổi họp dân về nội dung phòng, chống bạo lực có tác dụng tuyên truyền cho cá nhân mỗi người dân nói riêng và cộng đồng dân cư nói chung có thêm hiểu biết và trách nhiệm hơn với vấn đề bạo lực gia đình ở địa bàn. Hình thức này khá phù hợp với địa phương vì dễ tổ chức và khơng tốn quá nhiều kinh phí, đồng thời hướng tới nhiều đối tượng người dân cả nam, cả nữ, cả người già, người trẻ. Một nữ nông dân tại thôn 3 tâm sự:”Đi họp dân vui lắm được gặp gỡ trao
đổi với những người hiểu biết, được họ truyền cho bao nhiêu kiến thức, kinh nghiệm, có những cái mình cả đời có bao giờ nghe thấy đâu mà biết. Như hôm nọ, đi họp mới biết, không phải chỉ đánh nhau mới là bạo lực, cả chiến tranh lạnh, chửi phá, không cho đi làm cũng là bạo lực đấy. Hơn nữa, lần nào đi họp dân về cũng có q, khi là cái bánh xà phịng, khi là cái khăn mặt,…nhỏ thôi nhưng chúng tôi ai cũng cảm thấy rất hồ hởi tham gia”.
Tập huấn Họp dân cư HĐVH, VNQC (kịch, ca nhạc…) Các cuộc thi tìm hiểu về PCBLGĐ 0 20 40 60 80 100 120 140 6.7 11.7 37.5 44.2 37.5 43.3 50.8 35.8 11.7 14.2 30.8 41.7 6.7 5.8 1.7 5.8 %
Nhiều Tương đối Ít Khơng có
Biểu đồ 2.13: Sự tham gia của người dân xã Sóc Đăng vào hình thức GDCĐ trực tiếp về PCBLGĐ
(Nguồn: Theo kết quả điều tra, 2013)
Hoạt động văn nghệ, văn hóa quần chúng tại cộng đồng thơng qua các buổi sinh hoạt văn hóa quần chúng, sinh hoạt câu lạc bộ PCBLGĐ cũng là một nhân tố quan trọng của giáo dục cộng đồng chính thức để thơng tin dễ đi vào lòng người đặc biệt thu hút sự tham gia của rất nhiều đối tượng khác nhau. Kết quả điều tra ở Biều đồ 2.13 cho thấy có 50.8% người dân trả lời họ tham gia tương đối nhiều vào các chương trình này. Một bộ phận khơng nhỏ cho rằng ở địa phương ít tổ chức các chương trình HĐVN, VHQC về PCBLGĐ (30.8%)- đây là một con số đáng báo động, cần được xem xét theo nhiều khía cạnh: địa phương có hay tổ chức các chương trình văn nghệ, văn hóa quần chúng khơng? Nếu có tổ chức thì làm cách nào để thu hút được sự tham gia của người dân? Thông qua các chương trình hoạt động văn nghệ, nghệ thuật, sinh hoạt quần chúng việc phổ biến các luật pháp, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến vấn đề PCBLGĐ diễn ra dễ dàng và dễ đi vào nhận thức của người dân hơn.
Việc tham gia vào các cuộc thi về phịng, chống bạo lực gia đình của người dân tại xã Sóc Đăng cũng diễn ra khá sơi nổi. Có 35.8% cho rằng họ tích cực tham gia vào các cuộc thi này, 41.7% cho rằng họ ít tham gia vào các cuộc thi tại địa phương. Việc tuyên truyền, truyền thông để cho người dân biết và hứng thú tham gia vào các hoạt động giáo dục ở cộng đồng chính thức là một bài tốn khó cần được quan tâm đúng mức. Trong cuộc phỏng vấn sâu, một nam lãnh đạo Hội nông dân cho biết:”Nhiều khi chúng tôi xin được địa
phương đồng ý cho tổ chức các cuộc thi PCBLGĐ đã là một việc khó khăn nhưng để thu hút được sự hưởng ứng tham gia của quần chúng nhân dân còn khó khăn hơn gấp bội lần. Bà con mình nhiều khi cơm áo, gạo tiền làm cho mệt mỏi, khiến cho họ làm gì có thời gian, tâm trí để tham gia vào mấy cuộc
thi này. Nhiều khi tổ chức cuộc thi mà có lèo tèo vài người hưởng ứng tham gia, khiến chúng tôi cũng nản”.
Việc đánh giá sự tham gia của người dân theo các hình thức khác nhau đã đem đến một bức tranh toàn cảnh hơn về công tác giáo dục cộng đồng trong phịng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ. Nghiên cứu cũng cho thấy các hình thức giáo dục cộng đồng về PCBLGĐ với phụ nữ ở địa phương còn nhiều bất cập, dẫn đến sự tham gia của người dân tại địa bàn chưa hiệu quả còn nhiều hạn chế.
Chương 3: MỘT SỐ KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA CÔNG TÁC GDCĐ