Hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 57 - 59)

9. Phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

Tình trạng BLGĐ với phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu đang tồn tại và ở mức độ khá bức xúc. Khảo sát trên 100 người dân ở xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, với những nhóm người ở các độ tuổi khác nhau, có hồn cảnh gia đình khác nhau từ khá giả, bình thường cho đến nghèo khó, kết quả điều tra ở Bảng 2.1 cho thấy bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở địa phương đang diễn ra hết sức phổ biến với tất cả các kiểu bạo lực gia đình từ bạo lực thể chất đến bạo lực tinh thần hay tình dục. Hầu hết các dạng bạo lực là do chồng gây ra với vợ. Bạo lực của vợ đối với chồng hay giữa các thành viên khác trong gia đình khơng mang tính chất phổ biến.

Bảng 2.1: Những hình thức bạo lực đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng (%)

STT Các kiểu bạo lực gia đình Tỷ lệ (%)

1 Bạo lực thể chất

Đấm, đẩn, cắn, véo, bóp cổ, ném đồ đạp vào người hoặc dùng vật gì đó đánh nạn nhân,…

27,6

2 Bạo lực tinh thần

Chửi thề, chửi bới,

Làm tổn thương lòng tự trọng, Đe dọa, đập phá đồ đạc,

Chỉ trích suy nghĩ và tình cảm, cơ lập khơng cho

giao tiếp… 3 Bạo lực kinh tế

Kiểm sốt thu nhập, Khơng cho vợ đi làm.

23,6 4 Bạo lực tình dục Cưỡng ép tình dục,… Bắt tảo hơn. 17,6 Tổng số 100

(Nguồn: Theo kết quả điều tra, 2013)

Số liệu tại Bảng 2.1 cho thấy, hành vi bạo lực tinh thần như: chửi thề, chửi bới, làm tổn thương lòng tự trọng,…với phụ nữ là loại hành vi có tỷ lệ cao nhất (31.2%). Một phụ nữ (T.T.H 32 tuổi) là giáo viên, có trình độ cao đẳng song vẫn bị chồng bạo lực tinh thần khá thường xuyên. Chị chia sẻ:”Chồng em chẳng bao giờ đánh đập gì em nhưng anh ấy không cho em

giao tiếp với bất kỳ ai, đặc biệt là với đàn ơng. Cứ hễ nhìn thấy em đứng nói chuyện hoặc nghe ai nói phong phanh hơm nay em gặp người đàn ông nào là về anh ấy chửi bới, đập phá, ầm ĩ khắp xóm. Nhiều khi em xấu hổ lắm, vì em làm cơ giáo, đồng nghiệp nam cũng nhiều, mà anh ấy ghen cả với đồng nghiệp của em nên em phải cắn răng chịu...”. Hiện nay, ở các gia đình trí thức ở địa phương, tình trạng bạo lực tinh thần đang có xu thế diễn ra phổ biến hơn các kiểu bạo lực khác. Trong một cuộc phỏng vấn sâu, chị N.D.H- cán bộ HPN xã Sóc Đăng cho biết: “Ở địa bàn tôi quản lý mấy năm gần đây,

bạo lực thể chất có nhưng khơng nổi cộm, mà bạo lực tinh thần đang có chiều hướng gia tăng. Kiểu bạo lực tinh thần này giống như một con dao vơ hình, khơng để lại dấu vết gì nên rất khó để can thiệp”. Mặc dù, không để lại hậu

quả gì trên cơ thể nhưng kiểu bạo lực này lại khiến bản thân những người trong cuộc cảm thấy rất bức bối, khổ sở. Một phụ nữ (H.T.H 43 tuổi) tâm sự: “Nhiều khi ức chế lắm mà chẳng biết phải làm sao, nói ra thì có khi người ta

thương con, nhưng phải sống chung mới hiểu, nhiều khi mình cũng khổ lắm, động một cái là chửi, động một cái là chì triết khiến mình cảm thấy rất ngột ngạt và mệt mỏi”.

Hình thức bạo lực thể chất như đấm, đẩn, đánh,….cũng là kiểu bạo lực có tỷ lệ đứng thứ hai (27.6%) mà người dân ở địa phương cho rằng trong cuộc đời mình đã từng trải qua. Trong cuộc phỏng vấn sâu, một phụ nữ (V.T.T.M 53 tuổi) có nói: “Từ ngày lấy chồng, tới nay là được 32 năm nhưng là hầu

như năm nào cũng phải chịu một vài trận thừa sống thiếu chết của ơng ấy. Ơng ấy cứ thích là là đánh thơi, cơm không hợp khẩu vị thì sẵn sàng ném luôn cả mâm cơm đang ăn vào người vợ, làm gì mà khơng đúng ý ơng ấy thì ơng ấy cũng đánh, có lần vừa đi làm về chẳng hiểu ông ấy nghe ai mà cho rằng tôi láo hắt ln cả bình nước sơi vào người tơi đến giờ vẫn cịn sẹo,…”

Hình thức bạo lực kinh tế như kiểm sốt về mặt tài chính (23.6%) và bạo lực tình dục (17.6%). Bàn luận về vấn đề tảo hôn tại địa phương, một bác (M.V.T 42 tuổi) cho biết:”Ni con gái làm gì lắm cho tốn cơm, nó (con gái)

cứ đủ đơi tám là kiểu gì tơi cũng phải tống tiễn nó ra khỏi nhà, lấy chồng sớm, đẻ sớm sau này về già càng sướng chứ có gì đâu”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 57 - 59)