Đối tượng hướng tới vào công tác giáo dục cộng đồng trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 83 - 88)

9. Phạm vi nghiên cứu

2.2.3. Đối tượng hướng tới vào công tác giáo dục cộng đồng trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

2.2.3.1. Đối tượng hướng tới để tuyên truyền giáo dục về PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

Kết quả nghiên cứu ở Biểu đồ 2.9 chỉ ra rằng, tại địa phương đối tượng hướng tới để tuyên truyền giáo dục về PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng chủ yếu là phụ nữ (45.1%). Sau đó, mới đến các đối tượng khác: cán bộ chính quyền (24.7%), cán bộ cơ quan chức năng (y tế, giáo dục,công an,..) 11.3%, trẻ em (10.2%). Theo kết quả nghiên cứu là đối tượng nam giới (người đàn ông, người chồng, người cha trong gia đình) là người hay có hành vi bạo lực gia đình với phụ nữ nhất thì một điều khá ngạc nhiên là đối tượng này lại ít được hướng tới để tuyên truyền giáo dục về phịng chống bạo lực gia đình ở địa phương nhất (8.7%). Chị H.T.M 49 tuổi- chi hội trưởng hội phụ nữ tâm sự:”Nhiều buổi họp tổ chức để tun truyền về phịng chống bạo lực gia đình

mà tồn thấy chị em phụ nữ đi họp, rặt không thấy một bóng ơng đàn ơng nào, tuyên truyền cho chị em phụ nữ nhưng về họ nói lại chồng khơng nghe, vẫn đánh vẫn chửi thì cũng chịu thơi”. Đây được coi là một hạn chế của công

tác giáo dục cộng đồng trong phịng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng. Trẻ em Phụ nữ Đàn ơng Cán bộ chính quyền Cán bộ cơ quan chức năng: y tế, giáo dục, công an,… 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 10.2 45.1 8.7 24.7 11.3 %

Biểu đồ 2.9: Đối tượng hướng tới để tuyên truyền giáo dục về PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

(Nguồn: Theo kết quả điều tra, 2013)

Khảo sát trên nhóm khách thể cán bộ kết quả cũng tương tự, phụ nữ vẫn được xem là nhóm đối tượng đầu tiên cần được hướng tới (80%), và cũng chỉ có một tỷ lệ nhỏ cho rằng thơng tin hướng tới người có hành vi gây bạo lực là đàn ông (2.3%). Trong phỏng vấn sâu, chị N.T.D- cán bộ phụ nữ chia sẻ:”Khi chúng tôi tổ chức các buổi họp dân, các buổi tọa đàm để tuyên truyền

PCBLGĐ thì phụ nữ đi rất đơng, ngồi kín cả hội trường, các chị nghe chúng tơi nói, phân tích thì cũng hưởng ứng nhiệt tình,nhưng về nói lại chồng khơng nghe, cho là chuyện vớ vẩn, tầm phào, vẫn đánh vẫn chửi chẳng có chút biến chuyển nào tuy nhiên, chẳng có ơng nam giới nào tham gia”. Ý kiến của chị M.T.H- cán bộ y tế thôn bản: “Nhiều khi tổ chức cuộc họp hướng dẫn

PCBLGĐ mời mấy ông lãnh đạo nam đi các ông ấy cũng ngại đi, toàn đùn đẩy sang cho người khác, nhiều ông cho rằng mấy việc này là việc nhỏ, việc của

phụ nữ nên cũng ít khi đi họp lắm”. Đây chính là hạn chế của cơng tác giáo dục

cộng đồng trong phịng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại địa phương. Do vậy, đối tượng hướng tới để tuyên truyền về PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng cũng cần có sự thay đổi, ngoài việc tuyên truyền cho phụ nữ- những người hay bị bạo lực gia đình cịn cần đặc biệt chú trọng đến việc tuyên truyền cho nam giới (người đàn ông, người trong trong gia đình)- những người hay có hành vi bạo lực gia đình. Ngồi ra, cán bộ cộng đồng- những người đóng vai trị nịng cốt trong việc hướng dẫn người dân trong cộng đồng thực hiện cũng cần được chú ý để tuyên truyền giáo dục.

2.2.3.2. Đối tượng thực hiện các chương trình giáo dục cộng đồng về PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

Trong q trình điều tra, khi được hỏi đối tượng thực hiện các chương trình giáo dục cộng đồng về PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng thì hơn 1/3 người dân cho rằng 34% là do các chương trình dự án thực hiện. Đứng thứ hai là ý kiến cho rằng chính quyền địa phương là đối tượng thực hiện (24%). Tiếp sau đó, mới đến các đối tượng khác: Các tổ chức đoàn thể (18%), cơ quan chức năng (y tế, giáo dục, cơng an,…) 16%, các tổ chức phi chính phủ (8%)- xem Biểu đồ 2.10.

Số liệu điều tra trên nhóm khách thể cán bộ cũng cho thấy, cán bộ các chương trình dự án là đối tượng chính thực hiện các chương trình giáo dục cộng đồng về phịng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng. Ý kiến phỏng vấn sâu của nam lãnh đạo- trưởng thôn 9 cho biết:”Ở địa bàn

của tôi đối tượng thực hiện các chương trình giáo dục cộng đồng về PCBLGĐ chủ yếu là cán bộ các chương trình dự án, họ có dự án về họ tuyên truyền cho mình các nội dung, hình thức thì lúc đó mình cũng mới nắm bắt được để nói lại cho bà con. Hơn nữa, một phần cũng rất quan trọng đó là chỉ có chương trình dự án mới có kinh phí nhiều để thực hiện vấn đề, chứ nguồn

ngân sách địa phương cịn hạn hẹp lắm, có thì cũng để làm các hoạt động khác chứ cũng ít khi quan tâm đến việc PCBLGĐ”.

24%18% 18%

8%34% 34%

16%

Chính quyền địa phương

Các tổ chức đồn thể (HND, HPN, ĐTN,…) Các tổ chức phi chính phủ

Các chương trình dự án

Biểu đồ 2.10: Đối tượng thực hiện các chương trình giáo dục cộng đồng về PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

(Nguồn: Theo kết quả điều tra, 2013) 2.2.3.3. Đối tượng tổ chức các chương trình giáo dục cộng đồng về PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

Kết quả điều tra ở Biểu đồ 2.11 cho thấy, có sự khác biệt trong đánh giá về đối tượng tổ chức các chương trình giáo dục cộng đồng về PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng, chiếm tới hơn 1/3 (37%) đối tượng tổ chức các chương trình là do các tổ chức đồn thể (hội nơng dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,….), đứng thứ hai là các cơ quan chức năng (y tế, giáo dục, công an,…), rồi mới đến các cơ quan khác: các chương trình dự án 18%, chính quyền địa phương 12%. Cuối cùng, các tổ chức phi chính phủ mặc dù cũng đã có những chương trình tổ chức ở địa phương nhưng số liệu điều tra cho thấy kết quả đem lại chưa nhiều chỉ mới có 7%. Kết quả điều tra trên nhóm khách thể cũng cho kết quả tương tự, khi được hỏi về các tổ chức phi chính phủ có phải

là đối tượng tổ chức các chương trình giáo dục cộng đồng về PCBLGĐ đối với phụ nữ tại địa phương khơng thì phần lớn người dân khơng biết, hoặc biết rất ít về các hoạt động của các tổ chức này.

12%

37%7% 7%

18%26% 26%

Chính quyền địa phương

Các tổ chức đồn thể (HND, HPN, ĐTN…) Các tổ chức phi chính phủ

Các chương trình dự án

Cơ quan chức năng (y tế, giáo dục, công an,…)

Biểu đồ 2.11: Đối tượng tổ chức các chương trình giáo dục cộng đồng về PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng (Đơn vị:%)

(Nguồn: Theo kết quả điều tra, 2013)

Ý kiến một cuộc phỏng vấn sâu cho biết:” Theo tơi các tổ chức đồn

thể là đối tượng tổ chức quan trọng nhất vì các hội nơng dân, hội phụ nữ hay đồn thanh niên có mối quan hệ hết sức gắn bó và sâu sắc với người dân, sau đó mới đến các cơ quan chức năng như y tế, trường học hay công an. Các chương trình dự án, hay các tổ chức phi chính phủ cũng là đối tượng tổ chức quan trọng đấy nhưng thường thì họ chỉ đến một thời gian, sau khi kết thúc chương trình, dự án thì họ cũng rút khỏi địa bàn nên khơng gắn bó lâu dài với người dân địa phương” (H.K 29 tuổi, cán bộ văn hóa- xã hội). Hay như một ý

kiến phỏng vấn sâu khác chia sẻ:”Theo như tơi thấy, các chương trình dự án,

tổ chức phi chính phủ mà muốn được tổ chức ở thôn tôi đều thông qua cán bộ các tổ chức đồn thể, chính quyền địa phương.Chính vì thế, các tổ chức này

muốn hoạt động gì thì đa số đều tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho cán bộ cộng đồng trước tiên. Sau đó, các cán bộ địa phương đứng ra tổ chức các cuộc họp dân, tổ chức các cuộc vận động,….thì khi đó người dân như chúng tơi mới tin và nghe theo” (H.L.N 39 tuổi, thôn 2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)