Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 69 - 72)

9. Phạm vi nghiên cứu

2.1.4. Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

Những hành vi bạo lực trên đã gây nên ảnh hưởng khơng chỉ về sức khỏe- thể chất mà cịn ảnh hưởng đến tinh thần, đến quan hệ xã hội của các nạn nhân.

Bảng 2.4: Ảnh hưởng BLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

STT Ảnh hưởng %

1 Về sức khỏe- thể chất 37,5

Bị đau nhưng khơng có vết xước, bầm 10,7

Trên người có vết bầm tím 9,7 Bị chảy máu 9,0 Bị có vết xước trên da 8,1 2 Về tinh thần 24,5 Buồn, chán 8,6 Im lặng, âm thầm 8,1

Khơng muốn làm việc gì 7,8

3 Về quan hệ xã hội 31,4

Khơng muốn giao tiếp với ai 7,5

Tức giận, đập phá 8,2

Giận, đánh con hay người khác 6,7

Bỏ đi, bỏ về nhà bố mẹ 9,0

4 Khác 6,6

Không bị sao 6,6

(Nguồn: Theo kết quả điều tra, 2013)

Những số liệu trong Bảng 2.4 cho thấy, nạn nhân của bạo lực gia đình có tới 37.5% bị ảnh hưởng đến sức khỏe, phụ nữ đã bị tổn thương theo đủ các cấp độ. Có những nạn nhân bị tổn thương nhẹ như chỉ bị đau nhưng khơng có

vết xước bầm (10.7%), có những nạn nhân lại có vết xước da (8.1%), trên người có vết bầm, tím (9.7%), nghiêm trọng hơn có nạn nhân cịn bị chảy máu (9.0%). Ảnh hưởng của bạo lực gia đình với phụ nữ khơng chỉ thể hiện ở những dấu vết để lại trên cơ thể mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần của nạn nhân (24.5%). Sau khi bị bạo lực gia đình đa số nạn nhân đều rơi vào trạng thái buồn, chán (8.6%), im lặng âm thầm (8.1%) và thậm chí họ cịn khơng muốn làm việc gì (7.8%). Nguy hại hơn có một số nạn nhân sau khi bị bạo lực gia đình lại phản ứng theo chiều hướng tiêu cực như có thể tức giận, đập phá đồ đạc, tài sản (8.2%), hoặc trút giận, trả thù lên những đứa con vơ tội (6.7%), thậm chí họ cịn bỏ về nhà bố mẹ (9.0%). Tất cả những điều trên đã và đang gây ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc và kinh tế của mỗi gia đình có nạn nhân bị BLGĐ. “Cứ mỗi lần tôi bị ông ấy (chồng) đánh xong là tơi

chẳng muốn làm gì nữa, chẳng thiết ăn, chẳng thiết làm, người nó cứ lâng lâng như ở thế giới khác”. Đó là lời chia sẻ của N.T.N 43 tuổi ở thôn 2. Hay

chị H.T.H ở thơn 4 cũng nói: “Thật là khơng chịu nổi, cả người tôi như bị dồn

nén, ức chế mà khơng biết làm thế nào, lúc đó tơi chỉ muốn tung hê, vứt hết tất cả cho dễ chịu thơi”.

Những gia đình thường xun diễn ra bạo lực sẽ bị đe dọa nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình. Nạn nhân của những vụ bạo lực này sẽ bị di chứng nghiêm trọng như là nhiễu tâm lý và trầm cảm, sợ hãi, thiếu tự tin và thất vọng. Nhiều nạn nhân là phụ nữ cho rằng không chỉ họ bị bạo lực mà thậm chí cả gia đình nhà vợ cũng phải chịu sự xúc phạm, kinh thường thơ bạo của người chồng, điều đó càng làm cho nỗi đau về mặt tinh thần của người phụ nữ bị đẩy lên gấp nhiều lần. Hậu quả của bạo lực đối với phụ nữ có cả mặt thể chất, tinh thần và xã hội khiến cho một số nạn nhân có ý định ly dị hoặc tìm đến cái chết như là một sự giải thoát. Chị H.K. N 32 tuổi chia sẻ: “Ơng ấy khơng chịu ly dị, mà có ly dị được thì thế nào ơng ấy cũng vẫn đến

phá, chắc chỉ có chết quách đi thì mới rảnh nợ được, chết đi thì mới thốt được ơng chồng vũ phu thơi”.

Bạo lực gia đình cịn gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh và kinh tế của gia đình: đồ đạc có thể bị đập phá, làm hỏng, những thương tích về thể chất và tinh thần khiến cho những người phụ nữ bị bạo lực khơng cịn khả năng lao động tạo ra thu nhập để nuôi sống bản thân và con cái của mình. Sự đóng góp về công sức, tri thức của những người phụ nữ bị bạo hành sẽ giảm đi do họ bị ảnh hưởng về năng xuất lao động, khả năng nghiên cứu và sáng tạo trong cơng việc.”Cịn viết lách cái gì được nữa, trong đầu lúc nào cũng nghĩ đến cảnh bị

chồng chửi bới, mệt mỏi vô cùng”. Một nữ nhà văn ở thôn 7 tâm sự.

Hiện nay, ở địa phương ngày càng diễn ra nhiều cuộc ly hôn do hậu quả của bạo lực gia đình. Phỏng vấn sâu một nam cán bộ hội nông dân ở thôn 3 cho biết:”Hiện nay, ở địa bàn tôi quản lý số vụ ly hơn do bạo lực gia đình đang có

chiều hướng gia tăng, phụ nữ đứng nguyên đơn xin ly hôn cũng ngày càng nhiều, khiến cho những người quản lý như chúng tôi rất đau đầu”. Ngồi ra,

việc lựa chọn việc khơng kết hơn mà sinh con ở những gia đình đơn thân đang ngày càng diễn ra phổ biến do những người phụ nữ là con của những gia đình bị bạo lực cảm thấy sợ hãi không dám kết hôn do đối mặt với những hậu quả của bố mẹ khiến họ không dám đối mặt với cuộc sống gia đình.

Hậu quả của bạo lực gia đình khiến cho chi phí cho các dịch vụ hỗ trợ của luật pháp, cơng an, tịa án và xã hội kể cả các dịch vụ bảo vệ phụ nữ và trừng phạt người phạm tội ngày càng gia tăng, gây sức ép về mặt tài chính với xã hội.Chị D.L.N trưởng chi hội phụ nữ của xã nói:”Thì chúng tơi có “ngơi nhà

bình yên” cho các chị ấy tạm lánh, nhưng một năm hoặc vài năm các chị đến thì khơng sao, chứ đằng này có chị đến như cơm bữa, vừa tuần trước đến ở mấy ngày, tuần sau lại thấy ôm quần áo vào. Rồi cán bộ như chúng tôi lại phải lo chăn, màn, cơm nước và tổ chức giúp đỡ, hịa giải nữa, ngân sách thì có hạn”.

Tóm lại, có thể thấy phụ nữ ở xã Sóc Đăng chịu nhiều hậu quả và ảnh hưởng từ các hành vi của bạo lực gia đình. Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất là bạo lực gia đình gây ra rất nhiều các cuộc ly dị khiến cho phụ nữ, trẻ em của các gia đình này chịu rất nhiều thiệt thòi, gia tăng thêm nhiều gia đình đơn thân, gây sức ép về mặt kinh tế, giáo dục cho xã hội. Bên cạnh đó, bạo lực gia đình cịn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, làm giảm khả năng tạo ra của cả vật chất của phụ nữ, gây sức ép lên bề mặt xã hội về an ninh, kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 69 - 72)