Hình thức GDCĐ trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 72 - 81)

9. Phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Hình thức GDCĐ trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

2.2.1.1. Các hình thức GDCĐ trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

Việc nghiên cứu các hình thức giáo dục cộng đồng trong phịng, chống bạo lực gia đình với phụ nữ tại địa phương cũng phản ánh phần nào sự cung cấp trợ giúp của xã hội đối với những trường hợp bị bạo lực. Với mục đích đưa các hình thức giáo dục cộng đồng về PCBLĐ ở địa phương tới người dân nhanh và có kết quả nhất, hình thức giáo dục cộng đồng về phịng, chống bạo lực gia đình ở địa phương diễn ra hết sức đa dạng. Kết quả điều tra cho thấy, các loại hình giáo dục cộng đồng trong PCBLGĐ ở địa phương được diễn ra dưới hai hình thức chủ yếu: Hình thức giáo dục cộng đồng thông qua các phương tiện đại chúng như tivi, đài, báo, tài liệu, loa phóng thanh và hình thức giáo dục cộng đồng chính thức cho cộng đồng thông qua các buổi: Tập huấn, họp dân cư, hoạt động văn nghệ, văn hóa quần chúng tại cộng đồng (sân khấu, ca nhạc,…), tổ chức thi tìm hiểu về PCBLGĐ. Mỗi hình thức phù hợp với đặc điểm từng khu vực và từng nhóm đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, hai hình thức giáo dục này sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau giúp cho công tác giáo dục cộng đồng về PCBLGĐ ở địa phương thêm đa dạng, đạt được hiệu quả cao nhất.

Nghiên cứu, cũng cho thấy tại xã Sóc Đăng hiện nay diễn ra khá đa dạng các hình thức giáo dục cộng đồng về phịng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Hầu hết những người được hỏi đều cho rằng tập huấn là hình thức giáo dục cộng đồng diễn ra nhiều nhất tại địa phương (22.1%), đứng thứ hai là hình thức phát tờ rơi (17.2%), sau đó đến hình thức họp dân (8.6%). Các hình thức giáo dục cộng đồng khác như: Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng (kịch, ca nhạc,…) (4.2%); Các cuộc thi tìm hiểu về PCBLGĐ (4.7%), ti vi (7.2%),….chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn- xem Biểu đồ 2.4.

Tivi Đài Báo

Sách, tài liệu

Tờ rơi

Loa phóng thanh

Tập huấn

Họp dân cư

HĐVH, VNQC (kịch, ca nhạc…)Các cuộc thi tìm hiểu về PCBLGĐ

0 5 10 15 20 25 7.2 4.9 8.1 12.7 17.2 10.3 22.1 8.6 4.2 4.7 %

Biểu đồ 2.4: Các hình thức GDCĐ trong PCBLGĐ đối với phụ nữ tại Sóc Đăng (Nguồn: Theo kết quả điều tra, 2013)

Như vậy, tại xã Sóc Đăng các hình thức giáo dục cộng đồng trong phịng chồng bạo lực gia đình diễn ra khá phong phú, ở hầu hết các hình thức từ giáo dục thơng qua các kênh truyền thơng: tivi, báo, đài, phát tờ rơi,…đến hình thức giáo dục cộng đồng trực tiếp: tập huấn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu PCBLGĐ, họp dân,…tuy nhiên, các hình thức này diễn ra chưa đồng đều, có sự chênh lệch khá lớn dẫn đến kết quả người dân được tiếp cận với

các hình thức này rất khác nhau. Một nam giới tại thôn 7 tâm sự:”Cũng có

nghe nói về mấy cái hình thức giáo dục cộng đồng về PCBLGĐ tại địa phương, cũng tham gia vào họp dân về vấn đề này mấy lần rồi, nhiều lúc chúng tôi cũng bảo nhau mình sống ở địa bàn thì cũng phải ủng hộ địa phương thực hiện cái phong trào chứ”. Ý kiến của chị H.T.T 24 tuổi, thơn 5

cho biết: “Địa phương tơi có hình thức họp dân, có phát tờ rơi, có tổ chức

các cuộc thi tìm hiểu về phịng chống bạo lực gia đình,…nói chung là hình thức cũng phong phú lắm”.

2.2.1.2. Hình thức can thiệp, trợ giúp và xử lý những hành vi BLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

Khi bị bạo lực phụ nữ tại xã Sóc Đăng có các cách phản ứng khác nhau. Kết quả điều tra ở Biểu đồ 2.5 cho thấy, có tới 48.1% im lặng chịu đựng- đây có thể được hiểu do sự ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam là tâm sự chuyện BLGĐ chẳng khác nào “vạch áo cho người xem lưng”. Có rất ít trường hợp tâm sự với người thân (5.3%) và chia sẻ với bạn bè (12.9%). Tuy nhiên, con số điều tra lại cho kết quả đáng ngạc nhiên là có tới 24.7% trường hợp bị bạo lực lại tâm sự trên internet (diễn đàn, facebook,…) điều đó chứng tỏ sự phát triển của cơng nghệ, chia sẻ trên thế giới ảo dễ dàng với chị em phụ nữ bị bạo lực gia đình hơn là tâm sự trực tiếp. Nguyên nhân khiến cho chị em phụ nữ ngày nay cảm thấy tâm sự trên các diễn đàn, trên mạng internet đáng tin cậy hơn là người thân vì ở đó họ sẽ được nhiều người chia sẻ hơn, nhiều ý kiến đóng góp về vấn đề của mình hơn, dẫn đến họ có thể có cách nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cạnh. Đồng thời, với cách tâm sự trên mạng, những người phụ nữ bị bạo lực cảm thấy không sợ bị lộ chuyện gia đình như khi tâm sự chuyện gia đình với anh em, người thân. Ngồi ra chỉ có 9% trường hợp bị bạo lực tìm kiếm sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng. Đây là chỉ số đáng được quan tâm trong cơng tác điều tra tìm kiếm các chương trình, chính sách

hỗ trợ PCBLGĐ. Trong cuộc phỏng vấn sâu, một chị phụ nữ ở thôn 8 cho biết:”Vợ chồng ăn ở với nhau, có cháu nội, cháu ngoại đủ cả rồi mà cịn nói

ra thì xóm làng người ta cười chết, với lại ổng vẫn cịn đang cơng tác, nói ra cơ quan họ lại phạt hoặc khiển trách thì về chỉ khổ mình, khổ gia đình mình chứ có được lợi lộc gì”. Hay như một chị tâm sự:”Nghe nói nếu mà vợ chồng đánh nhau mà tới báo với các cơ quan chức năng còn bị phạt nữa cơ, thế nên mỗi lần anh ấy đánh em đều chịu, chứ giờ mà nói ra có khi lại mất cả một đống tiền khơng chừng, mình đi báo, ơng ấy đi nộp phạt thì vẫn là tiền của gia đình mình, thơi thì cái số khơng may lấy phải ơng chồng vũ phu thì phải cam chịu thơi” (T.D.L 45 tuổi, thôn 9).

Như vậy, sự hiểu biết của người dân địa phương đặc biệt là phụ nữ vẫn còn chưa được đầy đủ về bạo lực gia đình dẫn đến họ có những phản ứng khác nhau mang tính chất cam chịu nhiều hơn là tìm cách giải quyết vấn đề một cách triệt để. Im lặng chịu đựng Tâm sự với người thân Chia sẻ với bạn bè Tâm sự trên Internet Tìm kiếm sự giúp đỡ của các cơ quan 0 10 20 30 40 50 60 48.1 5.3 12.9 24.7 9 %

Biều đồ 2.5: Phản ứng của phụ nữ xã Sóc Đăng khi bị bạo lực gia đình

(Nguồn: Theo kết quả điều tra, 2013)

Tình trạng bạo lực gia đình ở địa phương diễn ra tương đối phổ biến, và có đủ các hình thức bạo lực gia đình từ bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo

lực tình dục đến bạo lực về kinh tế. Những hành vi bạo lực với phụ nữ trong gia đình đã ảnh hưởng tới nhân cách và cuộc sống của họ rất nhiều. Trong cuộc điều tra này, hầu hết bạo lực đều do chồng gây ra cho những người phụ nữ, khiến cho những người phụ nữ trong gia đình sống rất mệt mỏi và ngột ngạt. Tuy nhiên, ở mỗi gia đình có trình độ khác nhau, có nghề nghiệp và thu nhập khác nhau thì mức độ diễn ra ở các hình thức có khác nhau. Phổ biến ở các gia đình có trình độ cao hơn, nghề nghiệp ổn định hơn, nhận thức xã hội nhiều hơn thì bạo lực tinh thần lại trở thành vấn đề nhức nhối, âm ỉ phá hoại hạnh phúc gia đình. Cịn ở những gia đình cịn lại, đặc biệt là những gia đình làm nghề nơng và gia đình thiếu việc làm tình trạng bạo lực thể xác diễn ra rất phổ biến. Bạo lực tình dục có được người dân nhắc đến nhưng đa số cịn rất e ngại và dè dặt khi được hỏi, phần lớn người dân họ cho rằng đó là trách nhiệm giữa vợ chồng với nhau nên phải chấp nhận.

Phản ứng của phụ nữ khi bị bạo lực ảnh hưởng rất lớn đến các hình thức can thiệp, trợ giúp và xử lý những hành vi BLGĐ đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng. Việc tồn tại các dịch vụ hay hoạt động trợ giúp trực tiếp tại cộng đồng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp đỡ nạn nhân bị bạo lực gia đình trong đó có phụ nữ, do đó đây cũng là một quan tâm của nghiên cứu này.

Nhìn chung, phụ nữ trên địa bàn cũng đã có nghe và có biết về các dịch vụ trợ giúp ở đọa phương khi bị bạo lực. Tuy nhiên, ở mỗi hình thức thì sự hiểu biết của phụ nữ ở địa phương có sự khác nhau. Có trên ½ (65.2%) số người được hỏi cho biết họ có biết tới phương án “hịa giải” ở địa phương. Những trợ giúp mang tính chất chun mơn như tư vấn qua điện thoại, tư vấn tại trung tâm, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ của những người có cùng cảnh ngộ cũng đã được diễn ra tại địa phương tuy nhiên số người trả lời chưa biết tới các hình thức này chiếm đa số (65.9%- tư vấn qua điện thoại, 73.1%- tư vấn tại trung tâm, 54.9%- tham gia sinh hoạt CLB). Điều đó phần nào phản

ánh cơng tác tun truyền của cán bộ địa phương về các hình thức này chưa được sâu rộng và chưa thu hút được sự quan tâm, chú ý của người dân địa phương. Một hình thức trợ giúp khác rất được người dân địa phương quan tâm đó là nhà tạm lánh (77.2%). Sự trợ giúp này có ý nghĩa nhất định khi phụ nữ bị bạo lực rơi vào tình trạng lo sợ, chạy trốn và ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, việc tạm trú vào nhà tạm lánh chỉ là hình thức tạm thời, trước mắt chứ khơng có ý nghĩa giải quyết triệt để vấn đề. Ý kiến một cuộc phỏng vấn sâu cho biết:”Chúng tôi không thể đến mãi nhà tạm lánh được, vì vẫn phải về

làm việc, vẫn phải chăm sóc con cái, nhiều khi đi nhà tạm lánh về lại là cái cớ để chồng đánh thêm vì tội bỏ nhà ra đi ấy chứ” (N.T.V 33 tuổi, thơn 4).

Việc phổ biến các hình thức trợ giúp xã hội trong cộng đồng có tác dụng giúp các nạn nhân bị bạo lực gia đình được tiếp cận với những trợ giúp khi họ bị bạo lực.

Hòa giải Tư vấn qua điện thoại

Tư vấn tại trung tâm

Nhà tạm lánh Tham gia sinh hoạt CLB 65.2 34.1 26.9 77.2 45.1 34.8 65.9 73.1 22.8 54.9 %

Biết Khơng biết

Biểu đồ 2.6: Hình thức trợ giúp, dịch vụ xã hội được phụ nữ tại xã Sóc Đăng biết (Nguồn: Theo kết quả điều tra, 2013)

Phỏng vấn người dân địa phương và cán bộ địa phương cho thấy ở địa phương nghiên cứu, việc giải quyết các vụ việc bạo lực vẫn thực hiện theo phương thức truyền thống đó là dựa vào tổ hòa giải (58.2%). Những người

tham gia vào hòa giải bao gồm đại diện của một số ban ngành đồn thể ở địa phương: Hội phụ nữ, hội nơng dân, ban văn hóa- xã hội cùng với trưởng thơn, cơng an viên và bí thư chi bộ. Theo kết quả điều tra thì đa số những người tham gia vào hòa giải đều chưa qua trường lớp đào tạo nào về phòng, chống bạo lực gia đình và chưa được trang bị những kỹ năng tư vấn giúp đỡ nạn nhân. Phần lớn các cuộc hòa giải chưa dựa trên cơ sở pháp lý mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của các cán bộ địa phương, dựa vào tình làng nghĩa xóm cũng như tình nghĩa vợ chồng để động viên, thuyết phục các gia đình có bạo lực. Hầu hết, vấn để bảo vệ hạnh phúc gia đình được đặt lên cao hơn so với việc bảo vệ quyền lợi của chị em phụ nữ. Việc làm này chưa giải quyết được cốt lõi vấn đề mà chỉ mang tính chất nhất thời, giải quyết vấn đề không triệt để và khơng có tính chất răn đe, rất dễ dẫn đến tình trạng tái diễn bạo lực gia đình ở những gia đình đã được hịa giải. Một nữ bị bạo lực ở thơn 4 tâm sự:”Họ cũng

động viên, hịa giải chồng tơi không được như vậy, phải biết yêu thương vợ con để xây dựng gia đình hạnh phúc…khi tổ hịa giải tới nhà, phần vì nể, phần vì ngại chồng tơi cũng ậm ừ cho qua, nhưng khi họ về rồi, anh ấy lại vẫn vậy, thậm chí cịn chửi tơi nặng hơn. Nói chung, sự giúp đỡ của họ tơi thấy cũng không mang lại kết quả gì mấy”Một chị bức xúc nói: “Hịa giải, lúc nào cũng bảo phải im cho yên cửa yên nhà, bảo vệ mái ấm, nhưng cứ hôm nay xong, mai nó lại đánh, lại chửi thì ai mà chịu được. Chẳng lẽ các cấp lãnh đạo khơng tìm được biện pháp nào hay hơn à. Nếu cứ hòa giải vài lần thế này rồi thì đâu cũng vẫn vậy, lần sau mà nhà tơi có việc tơi cũng chẳng thèm báo cáo chẳng thèm nhờ tới chính quyền nữa”. Một hình thức nữa mà

nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình hay tìm đến đó là đến Nhà tạm lánh của địa phương (15.6%), tư vấn qua điện thoại 12.1%. Rất ít nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình tìm đến các trung tâm tư vấn (7.9%), hay tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ để nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình (6.2%). Nhìn

chung, các hình thức trợ giúp này mới chỉ mang tính chất xoa dịu nhất thời chứ chưa dứt điểm và triệt để.

Bảng 2.5: Tỷ lệ tham gia vào các hình thức trợ giúp, dịch vụ xã hội của người dân tại xã Sóc Đăng

STT Hình thức trợ giúp Tỷ lệ tham gia (%)

1 Hòa giải 58,2

2 Tư vấn qua điện thoại 12,1

3 Tư vấn tại trung tâm 7,9

4 Nhà tạm lánh 15,6

5 Tham gia sinh hoạt câu lạc bộ 6,2

(Nguồn: Theo báo cáo ban văn hóa- xã hội xã Sóc Đăng, 2013)

Số liệu ở Bảng 2.5 cho thấy các hình thức xử lý người có hành vi bạo lực gia đình với phụ nữ ở địa phương cho thấy hình thức hịa giải (46.1%), tư vấn, góp ý nhắc nhở (20.3%) vẫn là chủ yếu. Việc cách ly người bạo lực (12.2%) hay tạm giam (7.8%) khi xảy ra bạo lực gia đình mang tính chất nguy hiểm đến tính mạng cũng là hình thức can thiệp được sử dụng. Tuy nhiên các hình thức xử lý này chỉ mang tính chất tạm thời chứ chưa có tác dụng ngăn chặn.

Việc áp dụng các chế tài pháp luật để xử lý các hành vi vi phạm như phạt hành chính đối với những đối tượng gây ra bạo lực cũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 6.1%. Tại xã, thơn, xóm đều có những quy định xử phạt, nhưng trên thực tế thì hầu như rất ít áp dụng. Ngồi hình thức phạt tiền, phạt thóc, ở địa phương cịn có quy định phạt lao động cơng ích, tuy nhiên, việc áp dụng cách xử phạt này cịn chưa hiệu quả vì khơng đủ sức răn đe người gây ra bạo lực. Ý kiến một cuộc phỏng vấn sâu cho biết:”Ông ấy đánh tôi, như vậy là ông ấy vi

phạm luật PCBLGĐ, hịa giải một vài lần khơng được là cán bộ họ xã phạt, mà phải phạt lao động cơng ích thật nặng, chứ phạt tiền, phạt thóc là về ơng ấy tồn lấy của vợ, của con đi nộp phạt, thế thì cũng bằng nhau” (T.T.Y 49

tuổi, thơn 8). Một cán bộ địa phương nói: “Bảo phạt nhưng ở cấp độ thơn, xã

thì chúng tơi cũng đâu dám làm mạnh tay, chỉ dám phạt từ 50.000đ- 100.000đ, ở cái mức đó thì các ơng chồng chẳng sợ tý nào, thậm chí có ơng đánh vợ xong, chính quyền biết đến nhà thì rút ln tiền ra kêu nộp phạt, rồi đuổi chúng tôi về”. Hình thức xử lý mạnh tay hơn như kiện ra tịa rất ít 3.2%

hay báo cơng an, chính quyền 4.3%. Phần lớn cán bộ được hỏi cho rằng, việc áp dụng Luật Phịng, chống bạo lực gia đình khi chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể là rất khó thực hiện.

Hịa giải Tư vấn, góp

ý người bạo Cách ly lực

Tạm giam Phạt hành

chính Kiện ra tịa Báo cơng an, chính quyền 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 % 46.1 20.3 12.2 7.8 6.1 3.2 4.3

Biểu đồ 2.7: Hình thức xử lý người có hành vi BLGĐ với phụ nữ tại xã Sóc Đăng (Nguồn: Theo báo cáo ban văn hóa- xã hội xã Sóc Đăng, 2013)

Việc xử lý các hành vi bạo lực gia đình cũng nói lên cách thức can thiệp bạo lực. Kết quả điều tra ở Bảng 2.7 cho thấy số trường hợp bị bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 72 - 81)