9. Phạm vi nghiên cứu
3.2.2. Trình độ của cán bộ làm công tác GDCĐ trong PCBLGĐ
Vai trị của cán bộ địa phương trong cơng tác giáo dục cộng đồng về phịng, chống bạo lực gia đình với phụ nữ là rất lớn. Bởi vì đây là những đối tượng nòng cốt, tiếp thu những chương trình chính sách ở địa bàn sớm nhất để có thể truyền tải đến cho người dân. Các yếu tố tác động đến cán bộ địa phương như trình độ chun mơn hay thời gian hoạt động giáo dục cộng đồng về PCBLGĐ đóng vai trị quan trọng.
Bảng 3.3: Đặc điểm cán bộ xã Sóc Đăng trong cơng tác PCBLGĐ
STT Chỉ số Tỷ lệ (%)
1 Trình độ chun mơn 100
Chưa qua đào tạo 40.1
Trung cấp 57.9
Cao đẳng/ đại học 1.3
Trên đại học 0.7
2 Thời gian hoạt động về lĩnh vực PCBLGĐ 100
Dưới 1 năm 16.2
Từ 1-5 năm 63.1
Trên 5 năm 20.7
(Nguồn: Theo kết quả điều tra, 2013)
Kết quả điều tra cho thấy, trình độ của cán bộ chuyên môn ở địa phương còn chưa đồng đều. Phần lớn cán bộ mới chỉ qua trung cấp (57.9%), và một con số không nhỏ cán bộ chưa được qua đào tạo ở bất kỳ trường lớp
nào (40.1%). Trình độ cao đẳng và đại học chiếm tỷ lệ rất thấp (1.3%), trên đại học (0.7%) chủ yếu rơi vào những cán bộ giữ chức vụ đầu ngành- xem Bảng 2.10. Trong số những người có trình độ từ trung cấp ở địa phương, không phải ai cũng được đào tạo đúng chuyên môn về công tác xã hội (5.6%) mà đại đa số là các ngành nghề khác: luật (45%), kinh tế (23.1%), nông nghiệp (18%). Một nam lãnh đạo hoạt động ở lĩnh vực nông dân cho biết:”Ngày trước cán bộ xã chúng tơi làm gì có lương, hoạt động theo kiểu
nhiệt tình, “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” là chủ yếu, mấy năm gần đây được nhà nước quan tâm có biên chế xã lúc ấy chúng tơi mới đi học thêm để nâng cao trình độ cho phù hợp với tiêu chuẩn để được hưởng chế độ. Khi đó, bên trung tâm dạy nghề họ liên kết với các trường mở ngành nào thì chúng tơi theo học ngành đó, chứ có phải là làm cái gì đi học cái đó đâu”.
Ngồi trình độ chun mơn ra, thì cán bộ địa phương hoạt động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm được tích lũy từ năm này qua năm khác. Trong số cán bộ được điều tra, kết quả tại Bảng 2.11 cho thấy có tới 63.1% cho biết họ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục cộng đồng về PCBLGĐ từ 1-5 năm. Số lượng cán bộ hoạt động trên năm năm cũng khơng nhiều chỉ chiếm ¼ số lượng điều tra. Chỉ có 16.2% cán bộ được hỏi cho biết họ mới đảm nhận công việc này được mấy tháng hoặc dưới 1 năm. Ý kiến của chị chi hội trưởng hội Phụ nữ:”Chúng tôi hoạt động chủ yếu theo kinh nghiệm tích lũy từ năm này
qua năm khác thơi, làm mãi nó thành quen, thành lối mịn chứ có ai qua trường lớp đào tạo chính quy nào về cái này đâu”.
Kết quả điều tra trên đã phản ánh thực tế công tác giáo dục cộng đồng về PCBLGĐ ở địa phương hiện nay chưa có cán bộ chuyên trách, chủ yếu là do cán bộ kiêm nghiệm và hoạt động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm được tích lũy qua quá trình hoạt động và học hỏi từ các nguồn thơng tin khác nhau như tập huấn, báo đài, tờ rơi,…chứ rất ít cán bộ được đào tạo về lĩnh vực này một
cách chuyên sâu, bài bản. Thực tế đó đã đặt ra một yêu cầu, việc mở các lớp nâng cao trình độ cho cán bộ địa phương đang hoạt động trong lĩnh vực PCBLGĐ và việc tuyển dụng mới các cán bộ đúng chuyên ngành đang là vấn đề mang tính cấp thiết.