Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 55 - 57)

9. Phạm vi nghiên cứu

1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Đoan Hùng là huyện miền núi phía Bắc tỉnh Phú Thọ, cách thủ đơ Hà Nội gần 140 km, cách cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) hơn 100 km. Huyện nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các tỉnh miền núi với đồng bằng, tiếp giáp các tỉnh n Bái, Tun Quang. Huyện có diện tích tự nhiên là 30.244 ha, dân số 107.500 người, gồm 14 dân tộc chung sống. Về đơn vị hành chính, huyện có 27 xã và 01 thị trấn; có 275 khu dân cư. Về đời sống

dân cư, mức bình quân lương thực là 407,7 kg/người/năm và bình quân thu nhập là 4,5 triệu đồng/người/năm. [19, tr.2]

Sóc Đăng là xã nằm ở phía Bắc của huyện Đoan Hùng bao gồm có 09 thơn với tổng diện tích tự nhiên là 627,3ha, dân số gồm 3.953 người, trong đó có 2067 nữ, có 1681 người trong độ tuổi lao động, gồm có 971 hộ. Xã Sóc Đăng nằm trên quốc lộ số 2- có điều kiện giao thông và giao lưu kinh tế, xã hội dễ dàng với các xã trong huyện và các huyện, tỉnh lân cận [1, tr.13]. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 của xã Sóc Đăng đạt 10,7%, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng 34%, chiếm 33,6% cơ cấu kinh tế, tập trung chủ yếu vào việc khai thác đá, cát sỏi, sản xuất gạch, tấm lợp, đũa gỗ xuất khẩu, chế biến chè khô, chế biến gỗ,…Theo báo cáo của chính quyền địa phương, tốc độ phát triển các ngành nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại xã nhìn chung diễn ra rất chậm. Là một xã cịn nhiều khó khăn, giao thơng đi lại cịn hạn chế. Bình quân thu nhập đầu người là 3,8 triệu/người/năm. Công tác dân số/kế hoạch hóa gia đình cũng đã đạt được những kết quả nhất định như năm 2012 khơng có người sinh con thứ ba, tổng tỷ suất sinh là 12,81%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,91%. [19, tr. 2-3].

Tại địa phương vấn đề bạo lực gia đình cũng diễn ra hết sức phức tạp. Theo báo cáo của ban văn hóa xã hội xã Sóc Đăng, từ năm 2010-2013, trên địa bàn đã xảy ra 376/950 tổng số vụ bạo lực gia đình ở huyện Đoan Hùng (chiếm gần 39%), nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em, trong số đó ¾ số ca là bạo lực với phụ nữ. Năm 2010, theo số liệu báo cáo thì tồn xã có 72/342 vụ bạo lực gia đình ở huyện. Đến năm 2011, khi mà số vụ bạo lực gia đình ở huyện có xu hướng giảm xuống thì con số này ở xã Sóc Đăng đã tăng lên đáng ngạc nhiên 123 vụ/298 vụ bạo lực gia đình ở huyện Đoan Hùng. Đến năm 2013 thì tồn xã có 181/310 vụ bạo lực gia đình ở huyện Đoan Hùng, chiếm 54,3% [19]. Để hạn chế tình trạng này, xã Sóc Đăng đã tăng cường các hoạt động truyền thơng trong cộng đồng dân cư về phịng,

chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, vận động dư luận tố cáo những người có hành vi bạo lực với người thân trong gia đình và xã hội. [19, tr.4]

Chính vì mật độ diễn ra bạo lực gia đình ở xã Sóc Đăng diễn ra khá lớn và phức tạp, nên địa bàn này đã được chọn làm địa bàn thí điểm thực hiện các chương trình phịng chống bạo lực gia đình của tỉnh Phú Thọ. Cho nên, ở địa phương có đủ các loại hình, hình thức trợ giúp, dịch vụ xã hội: nhà tạm lánh, câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, có 01 phịng trung tâm tư vấn ở y tế của xã.

Chương 2: THỰC TRẠNG GDCĐ TRONG PCBLGĐ ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI XÃ SÓC ĐĂNG, HUYỆN ĐOAN HÙNG, PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 55 - 57)