9. Phạm vi nghiên cứu
3.2.4. Sự quan tâm của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng
Sự quan tâm của chính quyền địa phương có tác động rất lớn đến các hoạt động trong cơng tác phịng chống bạo lực gia đình. Trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là từ khi có Luật Phịng chống Bạo lực gia đình (2007), chính quyền địa phương đã có sự quan tâm đến cơng tác phịng chống bạo lực gia đình, tuy nhiên sự quan tâm đó cịn chưa đúng mức và còn thiếu. Cụ thể, hiện nay vấn đề bạo lực gia đình hoạt động ở địa phương mới chỉ mang tính chất phong trào, kết hợp với các chương trình hoạt động khác, chứ chưa có cán bộ phụ trách chuyên sâu, chưa có cơ quan phụ trách chuyên ngành. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới vấn đề bạo lực gia đình cịn hạn chế.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu cho thấy, tình trạng bạo lực gia đình ở xã Sóc Đăng đã và đang diễn ra rất phổ biến, vấn đề giáo dục cộng đồng trong PCBLGĐ với phụ nữ tại địa phương trở thành vấn đề cấp thiết thu hút sự quan tâm, tham gia của nhiều cơ quan, ban ngành chức năng và của cả người dân địa phương.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại địa bàn đang diễn ra hình thức giáo dục cộng đồng đó là giáo dục qua các kênh truyền thông: tivi, đài báo địa phương, tờ rơi,…hoặc qua phương pháp giáo dục chính thức như tập huấn, hội thảo, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về phịng, chống bạo lực gia đình,….
Dù diễn ra dưới hình thức giáo dục cộng đồng nào thì ở địa phương đều hướng tới nội dung giáo dục để thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi cho những người gây ra bạo lực, và trang bị cho cộng đồng những kiến thức về phịng, chống bạo lực gia đình và những kỹ năng cần thiết để xử lý tình huống khi xảy ra tình trạng bạo lực cho phụ nữ tại địa phương.
Nghiên cứu cũng chỉ ra các đối tượng hướng đến để tuyên truyền giáo dục về PCBLGĐ, đối tượng thực hiện các chương trình giáo dục cộng đồng, đối tượng tổ chức các chương trình giáo dục cộng đồng mặc dù đã có những hiệu quả nhất định, song vẫn còn những hạn chế cần đáng được lưu tâm để hồn thiện hơn chương trình giáo dục cộng đồng trong phịng chống bạo lực gia đình ở địa phương.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đi sâu vào phân tích sự tham gia của người dân vào hoạt động giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng cịn chưa đồng đều giữa các hình thức khác nhau. Điều đó cho thấy các hình thức giáo dục cộng đồng về PCBLGĐ ở địa phương còn nhiều bất cập, dẫn đến sự tham gia của người dân trên địa bàn cịn chưa hiệu quả.
Tuy nhiên, việc khơng có sự trợ giúp đồng bộ của các dịch vụ trợ giúp xã hội, sự hạn chế trong năng lực quản lý, khơng có sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, lĩnh vực của lãnh đạo địa phương cũng như nhận thức hạn chế của người dân khiến cho công tác giáo dục cộng đồng tại địa phương diễn ra chưa mang tính chất triệt để, lâu dài. Mức độ hài lịng của người dân trong cơng tác giáo dục cộng đồng trong phịng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ thì chưa đồng đều.
Việc đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hơn nữa các giải pháp về truyền thơng, thay đổi hình thức thực hiện, đổi mới nội dung truyền tải giúp tuyên truyền về PCBLGĐ với phụ nữ diễn ra dễ dàng hơn, dễ đi vào lòng dân hơn. Ngồi ra, nghiên cứu cịn đưa ra các giải pháp quan trọng để giúp đem lại hiệu quả cao hơn cho công tác giáo dục cộng đồng đó là các giải pháp mang tính chất đồng bộ về đào tạo, huấn luyện cán bộ phụ trách vấn đề, giải pháp phối kết hợp giữa các dịch vụ trợ giúp xã hội,…với mục đích giúp trang bị kiến thức, nâng cao nâng cao ý thức, kỹ năng của người dân địa bàn về vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình, nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình nói chung và tình trạng bạo lực gia đình với phụ nữ tại địa phương nói riêng.