Đối tượng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 59 - 63)

9. Phạm vi nghiên cứu

2.1.2. Đối tượng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng

Nghiên cứu cũng quan tâm đến ai là người trong gia đình thường có hành vi bạo lực với phụ nữ. Kết quả điều tra tại Biểu đồ 2.1 cho thấy đại đa số phụ nữ đều cho rằng đó là do chồng gây nên (51%) và cũng có tới gần ¼ nhóm khách thể người dân được điều tra cho rằng do bố/mẹ hai bên gia đình. Những đối tượng khác như ông/bà (5.7%), anh/chị em (8.1%) hay họ hàng (7.1%) chiếm tỷ lệ không đáng kể. Trong số người dân được điều tra có 8.6% cho rằng đối tượng có hành vi bạo lực với phụ nữ khơng có vị thế trong gia đình đó là các đối tượng khác như người giúp việc, hay là bảo vệ. Đây là một

lưu ý đáng quan tâm, bởi vì thơng thường những gia đình có người giúp việc hay bảo vệ thường phải là những gia đình giàu có hoặc quan chức.

Như vậy, những người trong gia đình thường có hành vi bạo lực với phụ nữ là chồng, bố/mẹ hay bên cần được xem là đối tượng ở địa phương cần được tác động trước tiên để thay đổi ý thức và hành vi ứng xử với những người phụ nữ trong gia đình.

Chồng Bố/mẹ Anh/chị em Ông/bà Họ hàng Khác 0 10 20 30 40 50 60 51 19.5 8.1 5.7 7.1 8.6 %

Biểu đồ 2.1: Những người có hành vi bạo lực đối với phụ nữ tại xã Sóc Đăng (Nguồn: Theo kết quả điều tra, 2013)

Nghiên cứu định tính cũng cho thấy bạo lực gia đình thường diễn ra ở các gia đình với những mức độ khác nhau. Khi điều tra các hộ gia đình có cùng nghề nghiệp xem tình trạng bạo lực gia đình ở các đối tượng này diễn ra như thế nào thì kết quả Biểu đồ 2.2 chứng minh, càng ở những gia đình có nghề nghiệp ổn định thì tình trạng BLGĐ càng diễn ra ít như gia đình làm công nhân, viên chức (13.3%), ở các gia đình làm kinh doanh chỉ có 18.3% trên tổng số gia đình cùng nghề cho rằng tình trạng bạo lực gia đình diễn ra nhiều. Tuy nhiên, con số đó lại có xu hướng cao ở các đối tượng gia đình cịn lại, như gia đình làm nơng nghiệp chiếm 69.2%, gia đình thiếu việc làm là 78.3%, gia đình đi làm thuê 75.8%. Một

chị làm nông nghiệp 56 tuổi cho biết: “Làm nông giờ nghèo lắm, suốt ngày bán

mặt cho đồng ruộng mà chẳng đủ ăn, đủ chi thế là về thành ra vợ chồng lại vục vặc,…những gia đình mà họ làm cơng chức ấy, họ có mấy khi cãi chửi nhau đâu, suốt ngày ăn trắng mặc trơn sướng thế cịn gì”.

Nơng nghiệp CNVC Kinh doanh Làm th Khơng có việc làm 5.8 31.7 35.9 8.3 5 25 55 45.8 15.8 16.7 69.2 13.3 18.3 75.8 78.3 %

Ít Tương đối Nhiều

Biểu đồ 2.2: Mức độ diễn ra BLGĐ ở các gia đình có nghề nghiệp khác nhau tại xã Sóc Đăng

(Nguồn: Theo kết quả điều tra, 2013)

Khảo sát nhu cầu tìm hiểu của người dân tại địa bàn nghiên cứu về thơng tin, luật pháp và chính sách của Việt Nam về PCBLGĐ cho thấy mức độ diễn ra khác nhau ở các gia đình có đối tượng nghề nghiệp khác nhau. Đối tượng các gia đình là cơng nhân viên chức thường xuyên tìm hiểu chiếm 76.1%, tiếp theo đó là các đối tượng khác như gia đình nơng dân (21.1%), gia đình làm thuê 13.2%- xem Bảng 2.2. Cá biệt ở những gia đình thất nghiệp thì “khơng bao giờ tìm hiểu” là câu trả lời chiếm ưu thế 69.3%. Số liệu này cho thấy nghề nghiệp của các gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tìm hiểu các thơng tin, luật pháp và chính sách của Việt Nam về PCBLGĐ. Trong cuộc tọa đàm, chị N.T.M 45 tuổi, làm ruộng, chia sẻ: “Nhiều lúc cũng muốn

tìm hiểu một chút đấy để xem cách phòng, tránh bạo lực nó như thế nào, nhưng mà suốt ngày cắm mặt vào ruộng, về đến nhà thì cơm nước, con cái, lợn gà, hơm nào xong việc thì cũng nửa đêm, lúc đó mệt chẳng muốn nhúc nhắc chân tay làm gì nữa”. “Vợ chồng tôi đều là công chức nhà nước, tuần chỉ làm có 5 ngày, thứ 7, chủ nhật được nghỉ, muốn làm gì thì làm, cũng hay ngồi xem, ngồi đọc cho nhau nghe mấy cái luật mấy cái phòng, tránh BLGĐ để còn biết, còn tránh chứ”- anh N.V.T 38 tuổi, cơng chức nhà nước.

Bảng 2.2: Tìm hiểu thơng tin, luật pháp chính sách của VN về PCBLGĐ (%)

STT Nghề nghiệp Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên

1 CNVC 0.8 23.1 76.1

2 Nông dân 36.8 42.1 21.1

3 Kinh doanh 29.2 67.3 3.5

4 Làm thuê 57.7 29.1 13.2

5 Thất nghiệp 69.3 27.9 2.8

(Nguồn: Theo kết quả điều tra, 2013)

Sự hiểu biết về quyền và các luật pháp liên quan tới PCBLGĐ được xem là một chỉ số can thiệp xã hội với BLGĐ ở tầm nhận thức. Số liệu ở Biểu đồ 2.3 cho thấy phần lớn người dân được điều tra cho rằng sự hiểu biết của người dân về các luật pháp liên quan đến quyền bảo vệ phụ nữ là khơng giống nhau, có sự chênh lệch giữa các bộ luật. Trong số những người dân được điều tra cho rằng họ có sự hiểu biết tương đối về các quyền và luật pháp liên quan đến bảo vệ phụ nữ (luật Bình đẳng giới 53.3%, luật PCBLGĐ 52.5%. Đối với câu hỏi về các bộ luật khác, kết quả điều tra cho thấy nhiều người dân chưa nhớ hoặc chưa biết có những luật nào liên quan đến PCBLGĐ nữa nên có tới 45.8% trả lời họ ít biết về các luật pháp chính sách có liên quan. Đây là vấn đề cần lưu ý khi điều tra người dân về vấn đề này.

Một ý kiến phỏng vấn sâu nam lãnh đạo tư pháp ở địa bàn cho biết:”Những điều quy định liên quan đến bạo lực gia đình ở Luật dân sự, Luật

hơn nhân gia đình có nhắc tới, nhưng nội dung thì khơng nhớ được, làm đến đâu thì lật ra xem lại đến đó”.

Luật BĐG Luật PCBLGĐ Các luật pháp chính sách khác có liên quan 31.7 29.2 22.5 53.3 52.5 30 13.3 16.7 45.8 %

Nhiều Tương đối Ít

Biểu đồ 2.3: Hiểu biết về các VBCS về quyền bảo vệ phụ nữ của người dân xã Sóc Đăng

(Nguồn: Theo kết quả điều tra, 2013)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 59 - 63)