Bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 29 - 38)

9. Phạm vi nghiên cứu

1.2.1. Bạo lực gia đình

Bạo lực

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): “Bạo lực là việc đe dọa hay dùng

sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát”.

Theo Từ điển Tiếng Việt (2003): “Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn

áp, lật đổ. Nó có thể là bạo lực chính trị, bạo lực vũ trang, trên phạm vi toàn xã hội, giữa các quốc gia, trên lãnh thổ một đất nước, nó có thể là bạo lực gây thương tích, tổn thương về kinh tế, thể chất hay tinh thần của người này cho người khác trong các nhóm xã hội hay trong gia đình” [3, tr.14].

Cịn theo từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học (1986): “Bạo lực là một

giai cấp (các nhóm chính trị- xã hội) nào đó áp dụng những hình thức cưỡng bức khác nhau, kể cả sự tác động bằng vũ trang, đối với các giai cấp (các nhóm chính trị- xã hội) khác nhau nhằm mục đích giành lấy hoặc duy trì sự thống trị về kinh tế, chính trị những quyền hay đặc quyền khác nhau” [17,

tr.121].

Tuy nhiên, khơng phải mọi hình thức bạo lực trong xã hội đều mang tính chính trị, đều chỉ hướng vào việc lật đổ các đảng và phe phái chính trị. Người ta có thể dùng bạo lực để hành xử với nhau trong cuộc sống hàng ngày như: giải quyết sự bất hòa trong quan hệ xã hội, sự tranh chấp quyền lợi giữa hai người hàng xóm,…Như vậy, có thể gọi bạo lực là một hiện tượng xã hội và là một phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội.

Bạo lực gia đình

Ở Việt Nam, 21/11/2007, trong kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa XII đã thông qua bản dự thảo Luật Phịng, chống bạo lực gia đình và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2008 thì:”Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành

viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”. [13, tr.7]

Theo nghiên cứu của Bùi Thị Xuân Mai và cộng sự (2009) thì: “Bạo lực

gia đình là hành động làm tổn thương và sự đe dọa, cưỡng bức của các thành viên trong gia đình về thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế của các thành viên khác trong gia đình khiến họ bị đau đớn về thể xác, tổn hại về tinh thần và gặp khó khăn trong phát triển nhân cách. Bản chất của bạo lực gia đình là sự lạm dụng quyền lực của thành viên nào đó trong gia đình để khống chế khuất phục và kiểm soát những người khác trong gia đình” [3, tr.16].

Bạo lực gia đình là sự phản ánh cuộc khủng hoảng của gia đình, bất đồng trong quan điểm, sa sút về tình cảm và sự suy thối về các chuẩn mực đạo đức.

Bạo lực gia đình với phụ nữ

Bạo lực gia đình với phụ nữ được miêu tả trong Báo cáo Dân số Chấm dứt Bạo lực đối với Phụ nữ (1999) như sau:”Nó thường được biết đến như là

bạo lực “trên cơ sở giới” bởi vì xuất phát một phần từ vị trí thấp kém hơn của người phụ nữ trong xã hội. Phần khác, nhiều nền văn hóa có các niềm tin, chuẩn mực và thể chế xã hội làm chính đáng hóa bạo lực đối với phụ nữ và bởi vậy gây ra bạo lực đối với phụ nữ. Cùng là những hành động như nhau nhưng nếu chúng xảy ra với người chủ lao động, người hàng xóm hoặc người quen thì sẽ bị trừng phạt, nhưng lại khơng có vấn đề gì nếu nam giới có các hành động đó đối với phụ nữ, đặc biệt trong phạm vi gia đình” [20, tr.14-15]

Theo Bùi Thị Xuân Mai và các cộng sự, 2009 thì: “Bạo lực gia đình với

phụ nữ là bất cứ những hành vi nào của người trong gia đình gây tổn thương cho người phụ nữ cả thể chất và tinh thần, nó gồm hành vi bạo lực gây tổn thương thể chất, lạm dụng tình dục, sự kiểm sốt về kinh tế lẫn tinh thần” [3, tr.17].

1.2.1.2. Phân loại bạo lực gia đình

Dựa trên đối tượng bị bạo lực có:

Bạo lực với bạn tình hoặc vợ/chồng: đây là kiểu bạo hành chủ yếu

chiếm một phần khá lớn trong cuộc sống. Hình thức bạo hành này chỉ tính chung vào nạn nhân của bạo hành là người tình, vợ/chồng. Người bị bạo hành chịu nhiều hình thức bạo hành như: bị đánh đập, tát, kéo, ép phải quan hệ tình dục mà khơng muốn,…

Bạo lực với trẻ em: Bao gồm các hành vi sử dụng bạo lực với trẻ em như:

tát, đánh đập, các hành vi gây đau đớn về thể xác cũng như tinh thần của trẻ em.

Bạo lực với người già: Là các hành vi như sử dụng sức khỏe để dọa nạt,

gây áp lực để làm theo ý của mình, các hành vi gây tác động đến thân thể và tinh thần….

Bạo lực xã hội: Ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây

kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng.

Dựa trên tính chất hành vi bị bạo lực gia đình có:

Bạo lực thể chất: Là bất cứ hành vi cố ý gây thương tích trên cơ thể nạn

nhân, bao gồm hành vi bạo lực và thương tật nhỏ [4, tr11]. Bao gồm những hành vi như đánh đập, ngược đãi, tra tấn hoặc các hành động cố ý khác làm nạn nhân bị thương tích, ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc bị thiệt mạng. [4, tr27]

Bạo lực tình dục: là bất kỳ hành vi cố ý nào quấy rối tình dục, ép buộc

hay dùng thủ đoạn để lừa người khác có những hoạt động tình dục trái với mong muốn của họ, kể cả các trường hợp chưa thực hiện được hành vi tình dục, chưa có giao hợp, hay chưa có hậu quả xấu về sức khỏe tình dục. Hành vi ép buộc về tình dục có thể xảy ra cả trong hơn nhân – giữa vợ và chồng, kể cả sau khi đã ly thân, ly hơn, và cả trong tình u – giữa hai người yêu nhau. Bạo lực tình dục thường đi kèm cả cả bạo lực thể chất và/ hoặc bạo lực tinh thần, vì vậy cũng có thể xếp hành vi bạo lực tình dục vào nhóm hành vi bạo lực thể chất và nhóm hành vi bạo lực tinh thần.

Bạo lực tinh thần: là bất kỳ hành vi cố ý nào làm tổn thương tinh thần

của đối phương, đây còn được gọi là bạo lực tình cảm/ tâm lý. Bao gồm những hành vi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của phụ nữ- những hành vi như lăng mạ, chửi bới, đe dọa hoặc các hành vi xúc phạm khác, kiểm soát và ngăn cấm người phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội hoặc kinh tế. [4, tr.27]

Bạo lực xã hội: Ngăn khơng cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây

kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng. Bạo lực này thường được xác định khi mà người trong gia đình đặc biệt là người chồng hồn tồn kiểm sốt tiền bạc và các nguồn lực khác của người vợ, bao gồm cả việc tịch thu tài sản riêng, cấm đốn phụ nữ đi làm kiếm tiền. Hình thức này về bản chất là cố tình tạo ra ảnh hưởng để bắt buộc người phụ nữ trong gia đình phụ thuộc vào người chồng. Ở Việt Nam hiện có ít nghiên cứu về dạng bạo lực này.

Tuy nhiên, dù là theo cách phân chia nào thì bạo lực chỉ nhằm mục đích dễ nhận thức, cịn trong thực tế khó phân định được rạch rịi các kiểu loại bạo lực như vậy. Có những hành vi bạo lực thuộc về một loại hình bạo lực nhưng cũng có hành động bạo lực thường kết hợp từ hai hay nhiều hình thức bạo lực. Ví dụ: Hành vi đánh đập (bạo lực thể chất) thường đi kèm với chửi mắng, nhiếc móc (bạo lực tinh thần) hay như trường hợp bạo lực tình dục thường kết hợp cả hai hình thức bạo lực thể chất (cưỡng bức) và bạo lực tinh thần, tình cảm (cảm giác chán chường của vợ/chồng) hay sự tủi hổ, nhục nhã của nạn nhân.

1.2.1.3. Nguyên nhân của bạo lực gia đình

Khi đề cập đến nguyên nhân của bạo lực gia đình đối với phụ nữ, có nhiều nghiên cứu và nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực. Có nhiều cách tiếp cận nguyên nhân khác nhau, tác giả Lê Thị Quý (2011) cho rằng bạo lực gia

đình xuất phát từ các nguyên nhân như: Nguyên nhân tâm lý, cá tính; nguyên nhân kinh tế; nguyên nhân sinh lý; nguyên nhân văn hóa - phong tục tập quán, bình đẳng giới, quyền cha mẹ.

TS. Bùi Thị Xuân Mai và các cộng sự trong nghiên cứu về Các giải pháp hạn chế bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em (2009) đã tiếp cận theo các nguyên nhân:

Nguyên nhân từ góc độ kinh tế: Tác giả và nhóm cợng sự cho rằng kinh

tế nghèo nàn thường được xem như một trong nguyên nhân của BLGĐ. Mặc dù không phải bạo lực chỉ xảy ra trong những gia đình có hồn cảnh kinh tế khó khăn, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ở những gia đình này nguy cơ bạo lực thường cao hơn so với những gia đình có kinh tế khá giả.

Ngun nhân từ góc độ bất bình đẳng giới, hạn chế về nhận thức: Theo

tác giả một nguyên nhân khác của BLGĐ đó là tư tưởng bất bình đẳng giới, sự hạn chế nhận thức hạn chế về trình độ hiểu biết về quyền con người, về luật pháp, quan niệm giáo dục theo tư tưởng phong kiến của các thành viên trong gia đình.

Nguyên nhân từ vấn đề xã hội: Tác giả cũng chỉ ra rằng một nguyên

nhân khác của bạo lực được xem như xuất phát từ những vấn đề tồn tại trong xã hội như tệ nạn nghiện rượu, cờ bạc, ngoại tình và các tệ nạn xã hội khác. Các tệ nạn này nếu khơng được giải quyết thì có thể là ngun nhân tiềm tàng của sự BLGĐ.

Nguyên nhân do thiếu vắng chính sách, dịch vụ hay sự can thiệp không nghiêm minh của luật pháp đối với bạo lực gia đình: Sự thiếu vắng của các

luật pháp, chính sách và những dịch vụ trợ giúp nạn nhân bị bạo lực trong cộng đồng không những hạn chế việc công khai các ca bạo lực mà còn làm gia tăng sự cam chịu của các nạn nhân và trở thành tiềm thức về trách nhiệm, tội lỗi của họ với hành vi bạo lực.

Theo nghiên cứu của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên Hiệp quốc (UNODC) năm 2011 thì nguyên nhân cuả bạo lực gia đình là một tập hợp những hành vi khác nhau của người gây bạo lực để tạo quyền lực và kiểm soát đối với nạn nhân [4, tr.28].

Đe dọa: Làm nạn nhân sợ hãi bằng ánh mắt, hành động, cử chỉ, đập vỡ

đồ vật, phá hủy tài sản của nạn nhân, trưng vũ khí ra.

Bạo lực tinh thần: Làm nạn nhân bẽ mặt, tự cảm thấy xấu hổ, chửi bới,

làm nạn nhân tự nghĩ mình là điên rồ, chơi trị tâm lý, lăng mạ , làm nạn nhân cảm thấy có lỗi.

Cơ lập: Kiểm sốt xem nạn nhân làm gì, gặp gỡ và nói chuyện với ai,

đọc cái gì, đi đâu, hạn chế sự tham gia ngồi xã hội, lấy lý do ghen tuông để bào chữa cho những hành động đó.

Giảm nhẹ, phủ nhận và đổ lỗi: Giảm nhẹ sự lạm dụng và không nghiêm

túc khi nạn nhân lo lắng về tình trạng bạo lực, nói rằng bạo lực không hề xảy ra, đổ trách nhiệm trong hành vi bạo lực, nói rằng đó là do nạn nhân.

Sử dụng con cái: Làm cho nạn nhân cảm thấy có lỗi với con cái, sử

dụng con cái để gửi thông điệp đe dọa, lấy cớ thăm nom để quấy rầy nạn nhân, đe dọa mang con cái đi.

Dùng đặc quyền của nam giới: Đối xử với nạn nhân như người hầu,

quyết định mọi vấn đề quan trọng, hành động như “lãnh chúa”, quyết định đâu là vị trí của nam, đâu là của nữ.

Sử dụng bạo lực kinh tế: Không cho nạn nhân kiếm việc hoặc đi làm,

buộc nạn nhân phải xin tiền, cho nhạn nhân tiền tiêu vặt, lấy tiền của nạn nhân, không cho nạn nhân được biết hoặc được tiếp cận với thu nhập gia đình.

Ép buộc và đe dọa: Đe dọa hoặc ra tay thật làm tổn thương nạn nhân, dọa

bỏ, buộc nạn nhân tự tử, tố giác nạn nhân với cơ sở trợ giúp xã hội, ép buộc nạn nhân phải từ chối khai báo, buộc nạn nhân làm những việc trái pháp luật.

Như vậy, nguyên nhân gây ra bạo lực đã được đề cập khá nhiều trong các cơng trình nhiên cứu, điều tra, khảo sát. Dù nghiên cứu dưới góc độ nào, thì nhìn chung nguyên nhân của bạo lực gia đình vẫn từ một số nguyên nhân chủ yếu sau: Nhận thức về bình đẳng giới và tư tưởng “trọng nam hơn nữ”; do kinh tế gia đình khó khăn, khơng có việc làm; do trình độ học vấn thấp; do mắc vào của tệ nạn xã hội (nghiện rượu, sử dụng ma túy và chơi cờ bạc...); do ghen tng, ngoại tình; do áp lực phải sinh con trai, do tập tục lạc hậu, do thiếu sự vào cuộc của các cơ quan chức năng...

1.2.1.4. Ảnh hưởng của bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình đã gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến thể chất, tâm lý, kinh tế, xã hội cho nạn nhân bị bạo lực, cho gia đình và tồn xã hội. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những ảnh hưởng nghiêm trọng của bạo lực gia đình.

Tác giả Lê Thị Quý (2011) cho rằng, BLGĐ đã tác động tiêu cực đến: Phụ nữ, trẻ em.

Phụ nữ nói chung. Tới gia đình. Tới cộng đồng.

Tác giả Bùi Thị Xuân Mai và cộng sự (2009) nhận định, bạo lực gia đình gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến thể chất, tâm lý, kinh tế, xã hội cho nạn nhân BLGĐ, cho gia đình và tồn xã hội.

BLGĐ gây tác động đến trẻ em: BLGĐ với trẻ em không chỉ ảnh

hưởng tới hiện tại mà còn tới tương lai lâu dài của các em sau này. Trẻ em sống trong các gia đình có bạo lực ln bị áp lực và căng thẳng.

BLGĐ gây tác động đến phụ nữ: Người ngược đãi phụ nữ trong gia

người chồng. Người phụ nữ luôn phải ở trong tâm trạng sợ hãi bởi đe dọa của người chồng hay những thành viên khác trong gia đình về việc có thể gây thương tích cho con cái họ.

BLGĐ khơng chỉ gây nên những tổn thương đối với phụ nữ và trẻ em trong gia đình mà nó cịn gây nên những ảnh hưởng với nhiều thành viên khác trong gia đình như ơng bà, họ hàng anh chị em (với gia đình mở rộng). Bầu khơng khí căng thẳng ln tồn tại trong những gia đình thường xảy ra bạo lực. Do bị thương tích trong các cuộc bạo lực nên nhiều phụ nữ thậm chí đàn ơng phải nghỉ việc, vì vậy thu nhập của gia đình họ bị giảm sút. Sự tổn thất kinh tế do BLGĐ gây nên đối với gia đình là rõ rệt.

Theo kết quả của của các nhà nghiên cứu, có thể tóm lược rằng những ảnh hưởng tiêu cực của BLGĐ tác động tới nạn nhân như thể xác, tinh thần và ảnh hưởng tới kinh tế khơng chỉ của gia đình mà cịn của cả xã hội. Bên cạnh đó, cịn gây nên mất trật tự xã hội thuần phong mỹ tục của con người nói chung và của Việt Nam nói riêng. Riêng đối với phụ nữ, bạo lực gia đình đã gây nên những tác động tiêu cực đối với họ như:

Quan hệ xã hội: BLGĐ khiến cho quan hệ xã hội của các thành viên

trong gia đình bị co hẹp. Khơng ít gia đình bị cô lập bởi những cuộc xung đột trong gia đình họ. Những người hàng xóm, con cái hàng xóm khơng muốn liên lụy hay giao tiếp với những người trong gia đình có bạo lực. Sự tránh né của gia đình xung quanh cũng là một trong những ảnh hưởng tâm lý rất lớn đối với mọi người trong gia đình.

Khả năng lao động và học tập: BLGĐ khiến cho người vợ/ người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục cộng đồng trong phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ (nghiên cứu trường hợp tại xã sóc đăng, huyện đoan hùng, phú thọ) (Trang 29 - 38)