Các công trình nghiên cứu về văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông hồng hiện nay (Trang 26 - 35)

7. Kết cấu của luận án

1.3. Các công trình nghiên cứu về văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa

đồng bằng sông Hồng trong quá trình đô thị hóa. Vì thế, việc nghiên cứu về văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng vẫn còn là một chủ đề mở, đặc biệt nghiên cứu văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng như một chỉnh thể, kể cả các phương diện khác nhau của đời sống văn hóa làng.

1.3. Các công trình nghiên cứu về văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng đồng bằng sông Hồng

Bàn về sự biến đổi của văn hóa làng xã truyền thống, tác giả Trần Đức Ngôn (2004), với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Văn hóa truyền thống làng xã ngoại

thành Hà Nội dưới tác động của nền kinh tế thị trường. Sau khi tổng quan chung về

làng xã ngoại thành Hà Nội, tác giả xem xét sự biến đổi của văn hóa truyền thống thông qua sự biến đổi của văn hóa vật thể (các công trình thờ tự, kiến trúc làng xóm, các nghề truyền thống) và văn hóa phi vật thể (các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán, truyền thống khoa bảng, lễ hội). Tuy nhiên, theo tác giả “khó có thể có được một định lượng chính xác tuyệt đối và cụ thể cho những biến đổi của văn hóa truyền thống làng xã ngoại thành Hà Nội hiện nay”[110, tr.119] nhưng sự biến đổi là tất yếu, song không có nghĩa là phải mặc nhiên chấp nhận. Một trong

những vấn đề đang được coi là bức xúc hiện nay của cư dân vùng ven đô khi cơn lốc đô thị hóa ập tới, đó là việc người dân bỗng nhiên rơi vào tình cảnh ly nông bất ly hương vì sức ỳ của ý thức hoặc tâm lý mặc cảm đã không quan tâm trang bị cho mình những kiến thức tối thiểu về một nghề nghiệp khác để có thể chuyển đổi nghề. Do đó, cần có những giải pháp điều chỉnh để giữ được mối cân bằng giữa bảo tồn và phát triển, tránh khuynh hướng cực đoan. Đây cũng là một góc nhìn về sự biến đổi của làng xã mà luận án có thể tiếp thu.

Đinh Xuân Dũng (2005), (chủ biên), Xây dựng làng văn hóa ở đồng bằng

Bắc Bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

Cuốn sách cũng đề cập đến đặc điểm của văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ và những biến đổi của nông thôn và văn hóa làng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất lịch sử văn hóa, nó vừa mang trong mình truyền thống lâu đời bền chắc, vừa thích ứng với những biến động của lịch sử cùng với những sắc thái văn hóa rất riêng biệt làm cho đồng bằng Bắc Bộ trở thành biểu tượng cao đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vùng văn hóa này đã có những thay đổi lớn lao, phong phú và phức tạp. Vì vậy, tác giả tập trung phân tích sự biến đổi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đồng thời đánh giá sự biến đổi đó cả trên phương diện tích cực và tiêu cực, phù hợp với quy luật phát triển để đưa nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ lên thời kỳ hiện đại, tác giả đề cập đến những vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình đô thị hóa nông thôn và tác động của nền kinh tế thị trường, từ đó xác định vị trí mới của văn hóa truyền thống trong sự biến đổi của nông thôn ngày nay.

Cùng nghiên cứu về sự biến đổi kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa, Nguyễn Hữu Minh có bài Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá

trình đô thị hóa, số 1/2005, tr.56-64, tạp chí Xã hội học. Nhìn chung, tác giả ghi

nhận những biến đổi do đô thị hóa tác động, đặc biệt là về đời sống văn hóa - xã hội “người dân có điều kiện hưởng thụ một cuộc sống vật chất dồi dào và cuộc sống tinh thần phong phú”[101, tr.61]. Do sự tác động của đô thị hóa và các chính sách của Nhà nước, cơ cấu nghề nghiệp, nguồn thu, mức sống thay đổi. Đi cùng với những biến đổi đó, là sự biến đổi về kiến trúc nhà ở, cơ sở hạ tầng, môi trường và đời sống văn hóa - xã hội, trong đó có hôn nhân, quan hệ ứng xử và việc sử dụng thời gian rỗi. Sự pha trộn giữa những đặc trưng của đô thị và nông thôn xuất hiện cả

ở kiến trúc nhà ở, đời sống hôn nhân, vui chơi giải trí, văn hóa giáo dục, quan hệ láng giềng cũng thay đổi. Tuy nhiên, tính chất cộng đồng làng xã vẫn còn được duy trì trong quá trình đô thị hóa.

Nguyễn Lâm Tuấn Anh, Ảnh hưởng của mô hình làng xã truyền thống tới sự

biến đổi làng xã đồng bằng sông Hồng, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 4 - 2005.

Tác giả chủ yếu đề cập đến những năng lực truyền thống để thấy sự khác nhau giữa các làng xã trong quá trình lựa chọn và khả năng chuyển đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp ở đồng bằng sông Hồng. Từ những số liệu khảo sát ở ba làng với ba mô hình kinh tế văn hóa khác nhau là Phù Lưu, Tam Sơn và Đồng Kỵ, tác giả cho rằng khả năng chuyển đổi của cộng đồng làng xã không chỉ do những nguyên nhân kinh tế mà còn do cộng đồng đó tích lũy được những gì trong suốt chiều dài lịch sử (truyền thống của làng, năng lực kinh tế, giá trị tên làng như một thương hiệu). Chắc chắn rằng sự chuyển đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp ở đồng bằng sông Hồng là sự chuyển đổi từ kinh tế trọng nông nghiệp truyền thống sang trọng phi nông nghiệp hiện đại, từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, các làng xã có lịch sử khác nhau, có những truyền thống khác nhau, không chỉ tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa mà còn ảnh hưởng đến những chuyển biến về mặt kinh tế trong công cuộc đổi mới nông thôn hiện nay. Do đó, “cần có những chính sách phát triển cho từng loại hình làng xã dựa trên sự tôn trọng các năng lực và các giá trị truyền thống đa dạng của từng làng xã. Cần có những chiến lược phát triển phù hợp với đặc trưng riêng của từng làng xã để có thể phát huy hết nội lực của từng làng xã trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn”[3, tr.35]. Luận án cũng đồng tình với quan điểm của tác giả khi nhận định về sự ảnh hưởng của mô hình làng xã truyền thống, tuy nhiên, luận án sẽ không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra sự ảnh hưởng đó mà muốn đi sâu nghiên cứu những biểu hiện cụ thể sự biến đổi ấy như thế nào, đặc biệt dưới góc độ văn hóa.

Ngô Văn Giá (2007), (chủ biên), Những biến đổi về giá trị văn hóa truyền

thống ở các làng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà

Nội. Nội dung cuốn sách trình bày về sự thay đổi của văn hóa làng xã vùng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Hà Nội và các vùng ven đô vốn đã có một nền văn hóa lâu đời và rực rỡ, nằm trong tổng thể không gian làng đồng bằng Bắc Bộ, đang chịu sự tác động mạnh mẽ của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xu hướng đô thị hóa và nền kinh tế thị trường. Văn

hóa làng ven đô là một lĩnh vực khá lớn, bao hàm những phương diện và cấp độ khác nhau, tuy nhiên trong đó nổi lên một vấn đề quan trọng là các giá trị văn hóa truyền thống có sự biến đổi cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực. Cụ thể ở đây, các tác giả xem xét chủ yếu qua 3 giá trị cơ bản: giá trị cộng đồng làng, giá trị cộng đồng gia đình, giá trị đạo đức cá nhân, từ đó, xây dựng hệ giá trị văn hóa ở các làng ven đô trong công cuộc đổi mới hiện nay. Đây là tài liệu có thể tham khảo khi nghiên cứu về sự biến đổi các giá trị cộng đồng làng.

Phan Thị Mai Hương (2010), Những biến đổi tâm lý của cư dân vùng ven đô

trong quá trình đô thị hóa”, NXB Từ điển Bách Khoa. Cùng nghiên cứu về sự ảnh

hưởng của đô thị hóa nhưng tác giả chú trọng xem xét sự thay đổi tâm lý của người dân vùng ven đô thành phố Hà Nội. Đô thị hóa là quá trình tất yếu, đi cùng với nó là sự thay đổi cảnh quan môi trường, hoạt động nghề nghiệp, lối sống, phong tục tập quán. Sự biến đổi trên diện rộng nhưng mang tính tự phát, chưa được kiểm soát chặt chẽ, lại diễn ra quá nhanh và với tốc độ cao khiến “cư dân vùng ven đô đã được đô thị hóa chưa thích nghi ngay được với nhịp sống mới”[79, tr.6]. Tuy nhiên, tác giả nhận diện sự biến đổi tâm lý của cư dân vùng ven đô thông qua bốn khía cạnh: giao tiếp, quan hệ cộng đồng, quan hệ gia đình; hệ thống các nhu cầu; sự thích nghi với lối sống đô thị và chiến lược sống cá nhân. Theo đó, hệ thống nhu cầu của người dân ven đô có nhiều thay đổi cả về vật chất và tinh thần nhưng đều dựa trên sự nỗ lực của bản thân người dân là chủ yếu. Họ có xu hướng thóat khỏi nghề nông, chuyển đổi nghề nghiệp vào thị trường tự do. Tập trung vào thị trường này là những người có trình độ học vấn thấp, không được đào tạo chuyên môn nên thường có công việc bấp bênh và gặp nhiều rủi ro. Vì vậy, nhận thức của người dân có nhiều thay đổi về nghề nghiệp, về việc làm và cơ hội của bản thân. Nhưng theo tác giả, đô thị hóa chắc chắn sẽ biến đổi những nhận thức liên quan đến hoạt động kinh tế song không làm biến đổi nhận thức liên quan đến lĩnh vực văn hóa cộng đồng và “xã hội vùng ven đô dù đã được đô thị hóa ở mức cao hay thấp nhưng từ trong sâu thẳm, đó vẫn còn mang phong cách của một xã hội nông thôn”[79, tr.124]. Qua cách nhìn của tác giả, luận án tiếp thu những nhận định về sự biến đổi tâm lý cư dân ven đô trong quá trình đô thị hóa, từ đó có thể phân tích chi tiết hơn về sự biến đổi văn hóa phong tục, tập quán, lối sống của người dân vùng đô thị hóa.

Ngô Đức Thịnh (2010), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa

Tác giả khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của yếu tố văn hóa, trong đó có văn hóa truyền thống đối với sự phát triển của các quốc gia thời kỳ toàn cầu hóa. Bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia đóng vai trò như là nhân tố nội lực, động lực và mục đích của sự phát triển. Tác giả cho rằng chính văn hóa và thông qua hệ giá trị được hình thành trong môi trường tự nhiên và hoàn cảnh cụ thể, có thể điều tiết sự biến đổi của xã hội và kinh tế của mỗi quốc gia. Song, trong điều kiện hội nhập và mở cửa như hiện nay, việc hiểu biết một cách đầy đủ và toàn diện về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc để bảo tồn và chủ động tham gia hội nhập là một vấn đề hết sức quan trọng.

Phan Thanh Tá (2011), Văn hóa cổ truyền trong làng xã Việt Nam hiện nay, NXB Lao Động là một trong những cuốn sách nghiên cứu sự thay đổi của văn hóa truyền thống trước những thử thách của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ. Cuốn sách chủ yếu bàn về các khái niệm cơ bản như văn hóa cổ truyền và đặc điểm, văn hóa làng, định chế. Theo tác giả, văn hóa cổ truyền, văn hóa làng chủ yếu bàn về nông dân, nông nghiệp, xóm làng và Folklore vì một đất nước nông nghiệp mà cư dân “vẫn chiếm trên 70% dân số thì nói đến văn hóa cổ truyền cũng chính là nói đến văn hóa xóm làng”[126, tr.2]. Khi trình bày tổng quan về văn hóa cổ truyền, Phan Thanh Tá cho rằng văn hóa làng là “văn hóa nông thôn mà diện mạo của nó là cây đa bến nước, ngõ xóm, đình làng, là tâm tính những người nông dân biểu hiện trong kho tàng văn hóa dân gian, trong đất quê lề thói vốn là sản phẩm của kết cấu xóm làng với vô số những quan hệ khác nhau”[126, tr.30]. Và văn hóa làng là phương thức vận hành của văn hóa cổ truyền. Do đó, để hiểu rõ hơn sự biến động của văn hóa cổ truyền, tác giả xem xét và phân tích sự thay đổi của các yếu tố, văn hóa kinh tế, văn hóa chính trị, văn hóa gia đình, văn hóa giáo dục, văn hóa tín ngưỡng tôn giáo thông qua ba làng đại diện cho vùng châu thổ sông Hồng: Đa Tốn, Ninh Hiệp và Bát Tràng. Khi phân tích không gian tự nhiên xã hội và khảo sát những sinh hoạt cổ truyền thông qua các định chế, tác giả đã xây dựng một bức tranh chi tiết về làng xã cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ. Theo tác giả, văn hóa làng không nhất thành bất biến mà nó vận động biến đổi đồng hành với diễn trình văn hóa dân tộc - quốc gia. Vì vậy, tác giả nghiên cứu xu hướng biến đổi của văn hóa cổ truyền trong đời sống xã hội hiện nay. Tác giả cũng đưa ra những nhân tố cơ bản tác động đến sự biến đổi văn hóa cổ truyền: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự, nền giáo dục hiện đại, công nghệ thông tin và truyền thông đại

chúng. Những nhân tố này đã và đang làm thay đổi bản thân người nông dân, hơn nữa, những làng ven đô sẽ từng bước chuyển đổi thành “phố làng” mà yếu tố “làng” ngày càng nhạt, yếu tố “phố” ngày càng đậm. Văn hóa cổ truyền gắn với nguồn gốc làng nông nghiệp lúa nước có nguy cơ mai một. Mặt khác khi yếu tố “phố” ngày càng đậm, văn hóa đô thị có điều kiện tràn về làng lại không tránh khỏi tình trạng lai tạp, xô bồ. Do đó, xuất hiện hai xu hướng: một là, bảo lưu mặt tiêu cực của văn hóa cổ truyền; hai là, phát huy mặt tích cực của văn hóa cổ truyền. Tuy nhiên, theo tác giả, khi chất lượng cuộc sống được nâng cao sẽ xuất hiện những nhu cầu văn hóa mới, phong phú và đa dạng. Để đáp ứng được những nhu cầu đó, người dân sẽ sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới nhưng cũng không có nghĩa là họ từ bỏ hết những giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy, việc “bảo tồn và phát huy văn hóa cổ truyền không đơn giản chỉ là phục hiện các di sản văn hóa phi vật thể hay tôn tạo các di sản văn hóa vật thể. Vấn đề là ở chỗ, phải được tái tạo lại, cấu trúc lại xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống mới, phát sinh chức năng mới nhằm đáp ứng nhu cầu của những con người đã đổi mới”[126, tr.187-188].

Nguyễn Đình Tuấn (2013), Biến đổi văn hóa trong cộng đồng dân cư vùng đô

thị hóa. Luận án tiến sĩ Nhân học. Đây là công trình nghiên cứu sự biến đổi văn hóa ở

hai địa bàn là Định Công và Minh Khai. Tuy nhiên, dưới góc nhìn nhân học, sau khi khái quát về sự phát triển đô thị Hà Nội trước và sau đổi mới, tác giả chủ yếu xem xét sự biến đổi trong quan hệ gia đình, họ hàng, cộng đồng, sự biến đổi trong tục cưới xin, tang ma, sự biến đổi trong tổ chức lễ hội và sử dụng thời gian rỗi vào giải trí. Tác giả cho rằng, đô thị hóa là một quá trình tất yếu tác động đến tất cả các lĩnh vực, làm cho đời sống vật chất được nâng lên. Vì vậy, “những thay đổi trong đời sống vật chất là một trong những tiền đề quan trọng dẫn đến sự thay đổi trong đời sống văn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông hồng hiện nay (Trang 26 - 35)