Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa làng ở đồng bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông hồng hiện nay (Trang 151 - 178)

7. Kết cấu của luận án

4.2. Một số giải pháp chủ yếu định hướng sự biến đổi văn hóa làng

4.2.6. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa làng ở đồng bằng

Một là, tiếp tục hoàn thiện biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước cả

về văn hóa làng và văn hóa đô thị. Không chỉ hệ thống hóa các văn bản pháp luật về văn hóa theo nội dung cụ thể để có cái nhìn toàn diện và logic đối với các văn bản pháp luật này. Đồng thời cũng có những đánh giá đối với hạn chế, thiếu sót cần phải hoàn thiện trong hệ thống pháp luật về văn hóa. Hiện nay, vấn đề hoàn thiện các văn bản liên quan đến quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa đang là vấn đề cấp thiết. Điển hình như các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, như các công trình kiến trúc, các hiện vật cổ; các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể như: hội họa, điều khắc, nghệ thuật biểu diễn

tuồng, chèo, ca trù, rối nước, phong tục, tập quán, ma chay, hiếu hỷ, lễ hội...; các văn bản pháp luật liên quan đến các hoạt động giữ gìn, phát huy các hoạt động văn hóa chuyên nghiệp và đặc biệt là văn hóa quần chúng như câu lạc bộ, nhà văn hóa, hội văn nghệ tại thôn làng...; các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý các dịch vụ văn hóa như karaoke, cà phê internet, trò chơi điện tử...; các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động xây dựng nếp sống mới - gia đình văn hóa, làng văn hóa....

Ngoài ra, cũng cần phải tiếp tục xây dựng hoàn thiện các quy chế quản lý văn hóa như: quy chế quản lý nếp sống văn hóa nơi công cộng, quy chế quản lý biểu diễn nghệ thuật, quy chế quản lý các dịch vụ văn hóa....

Hai là, quy hoạch không gian cho hoạt động văn hóa. Hiện nay nhu cầu về

sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật, thông tin cư dân đồng bằng sông Hồng tăng lên rõ rệt, ngày càng đa dạng và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Các nhu cầu trên đang dần được đáp ứng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và phong trào văn hóa nghệ thuật quần chúng đang có điều kiện nở rộ. Những hoạt động và phong trào này được thực hiện bởi hệ thống thiết chế văn hóa thông tin của Nhà nước và của xã hội. Hiện nay, nhiều thôn làng cũng đã xây dựng được nhà văn hóa, thư viện nhưng cũng có nơi chưa hoàn thiện hết việc quy hoạch không gian văn hóa, có thể do thiếu quỹ đất, do nhận thức, do chủ trương, chính sách chưa hoàn thiện. Do đó, cần phải xác định rõ khái niệm không gian văn hóa. Khác với ở khu đô thị hay trung tâm thành phố lớn, không gian văn hóa ở thôn làng đồng bằng sông Hồng có thể là không gian liên hoàn của nhà làm việc đa năng (nơi tổ chức hội nghị, hội thảo, sân khấu nhỏ...), sân khấu ngoài trời, trạm tin, phòng thư viện, dài truyền thanh, sân thể thao tổng hợp... Đó là không gian hoạt động văn hóa và môi trường văn hóa nhân tạo và thiên tạo nên đòi hỏi phải có diện tích mặt bằng nhất định. Vì vậy, các cơ quan quản lý cần lưu ý khi xây dựng và quy hoạch không gian văn hóa đảm bảo cho cư dân đồng bằng sông Hồng được sinh hoạt văn hóa lành mạnh, phong phú.

Ba là, ban hành các chính sách khuyến khích sáng tạo văn hóa. Đây là việc tạo

dựng những công trình mới về vật thể và giá trị phi vật thể của văn hóa làng vùng đồng bằng sông Hồng. Nhắc đến văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng không thể không nhắc đến cái nôi của văn hóa nghệ thuật dân gian. Do đó, cần có chính sách phát triển văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là văn hóa nghệ thuật quần chúng. Những

người sáng tạo ra văn hóa nghệ thuật nghiệp dư là người lao động thuộc đủ mọi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau mà đặc biệt là những người nông dân vùng đồng bằng sông Hồng. Đề tài phản ánh của họ là những vấn đề nổi cộm trong cuộc sống thường nhật của cá nhân và cộng đồng, vì vậy, mang tính thực tế, đa dạng, tự sản, tự tiêu, tự hạch toán. Quá trình đô thị hóa các làng ở đồng bằng sông Hồng đã làm cho việc lưu thông các sản phẩm văn hóa trở nên đa dạng và sinh động. Để các hoạt động văn hóa quần chúng được phát triển, các chính sách của Nhà nước phải được phát huy hơn nữa, điển hình là các chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa dân gian thông qua bảo tồn, phát triển những thôn làng, tổ dân phố có truyền thống văn hóa dân gian như:văn hóa dân gian (ca dao, tục ngữ, hò vè...), sân khấu (tuồng, chèo, ca trù...), mỹ thuật (điêu khắc, hội họa...). Biện pháp cụ thể là khuyến khích phát triển các câu lạc bộ nghiệp dư, tự quản, tổ chức liên hoan, hội diễn...; các chính sách phát triển văn hóa làng ở những nơi mặc dù đã, đang đô thị hóa cư dân tương đối ổn định trong một khoảng thời gian tương đối, nhờ thế hình thành tính cố kết cộng đồng, hoạt động văn hóa cộng đồng. Bên cạnh đó, cũng không quên có chính sách bồi dưỡng và vun trồng nhân tài để có những tác phẩm có giá trị.

Tiểu kết chƣơng 4

Dưới tác động của quá trình đô thị hóa, văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng đang có nhiều biến đổi theo chiều hướng tích cực và cả tiêu cực. Những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực cho thấy sự phát triển của nông thôn, của làng đang có biểu hiện thiếu bền vững, mất cân đối giữa kinh tế và văn hóa, xã hội. Do vậy, việc điều tiết những biến đổi đó, nhằm phát huy, nhân rộng những biến đổi tích cực và hạn chế biến đổi tiêu cực là cần thiết và cấp bách. Muốn vậy, hệ thống chính trị địa phương và cư dân làng, cần quán triệt những quan điểm chung và triển khai các giải pháp: 1/ Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức trong tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở và nhân dân đồng bằng sông Hồng về tầm quan trọng của việc giữ gìn và xây dựng đời sống văn hóa mới trong giai đoạn hiện nay; 2/ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đảm bảo hài hòa giữa phát huy vai trò của các thành phần kinh tế với phát triển văn hóa làng vùng đồng bằng sông Hồng; 3/ Xây dựng chuẩn mực của lối sống đô thị hiện đại, lành mạnh các quan hệ xã hội và quan hệ gia đình; 4/ Tăng cường đổi mới và tiếp tục xã hội hóa việc xây dựng đời sống văn hóa làng; 5/ Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch và phát triển đô thị; 6/Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa thôn làng ở đồng bằng sông Hồng. Mỗi giải pháp này có vai trò, tác động khác nhau đến việc định hướng cho sự biến đổi của văn hóa làng, góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra cho đồng bằng sông Hồng hiện nay, do vậy, cần được thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả.

KẾT LUẬN

1. Khi nhắc đến văn hóa Việt Nam không thể không nhắc đến làng và văn hóa làng. Làng là một đơn vị kinh tế - xã hội đặc thù của nông thôn Việt Nam. Trong quá trình dựng và giữ nước, làng đã khẳng định vai trò và vị trí của mình, là biểu hiện sức sống trường tồn của dân tộc. Làng là một cộng đồng kinh tế - xã hội và cũng là một cộng đồng văn hóa có bản sắc riêng với phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật, lối sống, nếp sống... Bản sắc văn hóa đó tạo nên đặc trưng của văn hóa làng.

2. Văn hóa làng là văn hóa của một cộng đồng và mang tính chất của cộng đồng. Tập thể làng là chủ thể sáng tạo ra nền văn hóa ấy. Văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng nói riêng và văn hóa làng Việt nói chung không phải là một thực thể tĩnh tại, bất biến mà nó vận động và biến đổi thường xuyên. Nó tồn tại và phát triển qua mấy ngàn năm, được bồi đắp, sáng tạo, và chọn lọc không ngừng của các thế hệ cư dân nông nghiệp nông thôn. Trước khi đất nước tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, văn hóa làng luôn có sự biến đổi liên tục do tác động của trung tâm hành chính và các biện pháp hành chính. Từ khi tiến hành đổi mới đến nay, sự biến đổi của văn hóa làng, về cơ bản dựa vào sự thúc đẩy của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và đô thị hóa trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Như vậy, biến đổi văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng trong quá trình đô thị hóa không diễn ra trong không gian bất định, mà diễn ra trong những không gian lịch sử- cụ thể của quá trình đô thị hóa.

3. Biến đổi văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra một cách toàn diện, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự biến đổi này là khá đa dạng, không chỉ là những biến đổi tích cực, góp phần hình thành nên nếp sống văn minh mà còn xuất hiện những biểu hiện tự phát, tiêu cực cản trở quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay. Đô thị hóa với những đặc trưng không điển hình của đô thị Việt Nam đã và sẽ còn “mở cửa” tác động mạnh mẽ vào không gian của văn hóa làng ở `đồng bằng sông Hồng. Sự biến đổi đó có nguyên nhân sâu xa từ chính bản thân con người - những cư dân nông thôn đồng bằng sông Hồng.

4. Biến đổi của văn hóa làng trên một số lĩnh vực cơ bản cho thấy diện mạo mới của văn hóa làng đồng bằng sông Hồng hiện nay. Không chỉ đời sống vật chất của cư dân nơi đây được nâng lên bởi sự phong phú và đa dạng của các sinh hoạt văn hóa truyền thống và hiện đại. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện xu hướng lệch chuẩn trong đời sống xã hội ở nông thôn. Do vậy, việc điều tiết sự biến đổi của văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng là cần thiết và cấp bách. Các giải pháp để thực hiện việc điều tiết sự biến đổi trên không chỉ là về kinh tế, văn hóa, xã hội mà cả về nhận thức, từ các cán bộ làm công tác văn hóa cho đến mỗi cư dân đồng bằng sông Hồng, từ những chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác văn hóa, quản lý văn hóa cho đến chính sách phát triển đô thị và quản lý đô thị ở đồng bằng sông Hồng.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Phạm Quỳnh Chinh (2015), “Phát huy giá trị của hương ước với xây dựng tính tự quản trong nông thôn mới hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (231), tr.107-108.

2. Phạm Quỳnh Chinh (2016), “Sự tương đồng và khác biệt giữa làng ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (253), tr.55-58.

3. Phạm Quỳnh Chinh (2017), “Công xã nông thôn phương Đông trong nghiên cứu của C.Mác”, Tạp chí Triết học (4), tr.64-71.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hóa Thông tin. 2. Toan Ánh (1968), Nếp cũ làng xóm Việt Nam, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn. 3. Nguyễn Lâm Tuấn Anh (2005), “Ảnh hưởng của mô hình làng xã truyền

thống tới sự biến đổi làng xã đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Văn hóa nghệ

thuật (4), tr.30-35.

4. Hoàng Chí Bảo (2004), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Duy Bắc (chủ biên) (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối

cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, NXB Từ điển Bách

Khoa và Viện Văn hóa.

6. Nguyễn Chí Bền (1999), Văn hóa dân gian Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

7. Bộ Chính trị - BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị 27/CT-TW

về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

8. Bộ Văn hóa - Thông tin, Cục Văn hóa - Thông tin cơ sở (1999), Hỏi đáp về xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa, tổ chức và

quản lý lễ hội truyền thống, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Bộ Văn hóa - Thông tin (2002), Quyết định số 01/2002/QĐ-BVHTT ngày 2/1/2002 “Về việc ban hành quy chế công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa”.

10. Bộ Văn hóa - Thông tin (1995), Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng

sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Bộ Văn hóa - Thông tin (1997), Xã hội hóa văn hóa và sự nghiệp phát triển

văn hóa, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

12. Mai Huy Bích (2004), “Góp phần tìm hiểu người nông dân Việt Nam thời đổi mới”, Tạp chí Xã hội học (4), tr.11-25.

13. Trần Văn Bính (1998), Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Trần Văn Bính (2000), Vai trò văn hóa trong hoạt động chính trị của Đảng, NXB Lao động, Hà Nội.

15. Trần Văn Bính (chủ biên) (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Thực

trạng và những vấn đề đặt ra, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Từ Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, NXB Văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hóa nghệ thuật.

17. Nguyễn Viết Chức (2002), Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường

thiên nhiên, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Cương (2006), Mỹ thuật ở đình làng đồng bằng Bắc Bộ , NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Dân (2009), Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi

mới và hội nhập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

20. Phan Đại Doãn (2010), Làng xã Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế - văn hóa -

xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Phan Đại Doãn (1992), Làng Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế xã hội, NXB Mũi Cà Mau.

22. Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Phan Đại Doãn (1996), Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay - Một số

vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Đinh Xuân Dũng (chủ biên) (2005), Xây dựng làng văn hóa ở đồng bằng Bắc

Bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Trương Minh Dục, Lê Văn Định (đồng chủ biên) (2010), Văn hóa và lối sống

đô thị Việt Nam. Một cách tiếp cận, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Phạm Đức Dương (2006), “Kiến trúc và đô thị hóa nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam (4), tr.32-35.

27. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam. Mấy

vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Thành Duy (1996), Văn hóa trong phát triển của xã hội Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ V, NXB Chính trị Sự thật, Hà Nội.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần

31. Đảng Cộng sản Việt nam (1994), Văn kiện Hội nghị Trung ương giữa nhiệm

kỳ Khóa VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp

hành Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông hồng hiện nay (Trang 151 - 178)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)