Tăng cường đổi mới và tiếp tục xã hội hóa việc xây dựng đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông hồng hiện nay (Trang 140 - 144)

7. Kết cấu của luận án

4.2. Một số giải pháp chủ yếu định hướng sự biến đổi văn hóa làng

4.2.3. Tăng cường đổi mới và tiếp tục xã hội hóa việc xây dựng đời sống

hóa làng

Xã hội hóa việc xây dựng đời sống văn hóa làng để mỗi người dân đồng bằng sông Hồng đóng vai trò tích cực trong quá trình tiếp biến văn hóa, để vừa là người xây dựng, vừa là người tham gia tổ chức, hưởng thụ các thành quả của văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa.

Xây dựng dựng đời sống văn hóa ở đồng bằng sông Hồng trong quá trình đô thị hóa nhanh và mạnh như hiện nay không chỉ là công việc của một tổ chức chính

quyền hay đoàn thể nào mà nó là sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, tư nhân, các nhóm xã hội và cộng đồng nhân dân cùng tổ chức, là sự phối hợp lẫn nhau giữa các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị, an ninh… Hiện nay, nhiều hoạt động văn hóa của huyện, xã hoặc thôn, người dân chỉ đóng vai trò là "dự khán" và đôi khi bản thân họ cũng không hiểu mục đích tuyên truyền trong các hoạt động đó, họ "dự khán" để giải trí sau những ngày làm việc mệt mỏi vất vả, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Muốn đẩy mạnh hoạt động văn hóa hơn nữa, không chỉ có những giải pháp lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm phát huy tính tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của đô thị hóa trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho người dân, mà cần phải thực hiện một số giải pháp cụ thể liên quan trực tiếp đến các sinh hoạt văn hóa do tất cả các cấp, các ngành, cơ quan đoàn thể cùng phối hợp thực hiện.

Một là, chính quyền cấp huyện, xã, thôn và các đoàn thể có những hoạt động

thiết thực để tích cực bồi dưỡng thói quen quan tâm giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa làng trong công tác lãnh đạo của chính các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cơ quan, đoàn thể cũng như trong nhận thức của nhân dân. Đặc biệt quan tâm đào tạo cán bộ văn hóa cấp thôn có trình độ, năng lực quản lý, tổ chức hoạt động văn hóa tinh thần hiệu quả. Ở mỗi thôn, cần bồi dưỡng cho được một cán bộ chuyên trách khuyến nông - lâm - ngư nghiệp để nắm bắt nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp nhân dân đạt hiệu quả cao trong sản xuất.

Hai là, đầu tư kinh phí để tiếp tục xây dựng nhà văn hóa thôn (làng) để mỗi

thôn (làng) có một nhà văn hóa và phòng đọc sách dù nhỏ nhưng phần nào đáp ứng được nhu cầu đông đảo của nhân dân, Thực tế, hiện nay rất ít thôn có nhà văn hóa, đa số đều sử dụng đình, điếm, sân chùa,… cho các sinh hoạt văn hóa của thôn làng.

Ba là, có hình thức khen thưởng và tạo không khí thi đua lành mạnh giữa các

thôn làng trong công tác xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, để phong trào trở thành thiết thực, có ý nghĩa, không chỉ dừng lại ở đạt danh hiệu và nhận bằng là xong mà phải tạo dựng cuộc sống mới ở nông thôn một cách toàn diện.

Bốn là, thúc đẩy các hội, các câu lạc bộ,…tại thôn làng hoạt động tích cực,

không chỉ là thoả mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa, trao đổi kinh nghiệm sống của một nhóm người mà phải phát huy được hết vai trò của mình trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ cũng như trong đời sống hàng ngày của cộng đồng, góp phần xây dựng tình đoàn kết cộng đồng.

Năm là, cần phải tạo dư luận phê phán mạnh mẽ đối với các tệ nạn xã hội, thói quen chơi bời lêu lổng, chủ nghĩa cá nhân, coi trọng đồng tiền… đang theo làn sóng đô thị hóa xuất hiện ngày càng nhiều và nhanh chóng trong đời sống của người dân nông thôn.

Sáu là, nghiêm cấm và xử lý một cách công bằng, nghiêm minh những hành

vi vi phạm pháp luật, không phân biệt là cán bộ hay dân thường. Đây là yếu tố rất quan trọng bởi xã hội nông nghiệp nông thôn chỉ có thể chuyển sang xã hội công nghiệp dịch vụ khi người dân có ý thức pháp luật cao, loại bỏ tính tuỳ tiện, coi thường pháp luật, từ bỏ quan niệm "phép vua thua lệ làng".

Bảy là, thực hiện công tác vệ sinh môi trường. Hiện nay, ở đồng bằng sông

Hồng tập trung rất nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp nhưng vấn đề rác thải công nghiệp độc hại lại không được quan tâm đúng mức, ảnh hưởng đến chất lượng sống cũng như sinh hoạt văn hóa của người dân. Vì vậy, cần tiến hành xây dựng thêm và nâng cao công suất hoạt động của các nhà máy xử lý rác và nước thải bằng phương pháp đốt và vi sinh để hạn chế và tiến tới xoá bỏ biện pháp chôn lấp rác thải, tránh tác động xấu về môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân. Bản thân tại các hộ gia đình nông nghiệp, rác thải sinh hoạt và rác thải chăn nuôi cần được khuyến khích xử lý theo dạng bể bioga tại các gia đình, qua đó vừa có thể giải quyết được vấn đề rác thải vừa thoả mãn được nhu cầu về năng lượng.

Đô thị hóa là quá trình tất yếu, khách quan khi đất nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó, sự biến đổi của văn hóa làng cũng là tất yếu. Tuy nhiên, để sự biến đổi ấy có thể duy trì, phát huy các giá trị tích cực của văn hóa làng, không thể không chú ý đến vai trò tích cực chủ động của cư dân đồng bằng sông Hồng. Để làm được điều này, không thể không nâng cao chất lượng của các thiết chế văn hóa hiện có tại các thôn làng.

Cần phải nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa và thể chế văn hóa. Các thiết chế này bao gồm các thiết chế “cứng”, tức là các công trình văn hóa (đài truyền thanh, thư viện, nhà văn hóa...) và các tổ chức “mềm” (câu lạc bộ, đội văn nghệ...), bên cạnh đó còn có nhiều tổ chức dân lập tự quản như hội bảo thọ, hội khuyến học, hội nghề... Các thiết chế văn hóa dù đầy đủ nhưng không tạo được thể chế vận hành tốt thì khó có thể nói về sự hoạt động có chất lượng của chúng. Các thể chế vận hành hiện nay trước tiên phải kể đến chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, thành phố và các quy chế về hiếu, hỷ, lễ hội v.v.. Sau đó phải kể đến các

thể chế văn hóa tại làng cả thành văn và bất thành văn như phong tục, tập quán, hương ước, lệ làng, tôn giáo, tín ngưỡng... Hiện nay chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa chưa cao do cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý văn hóa còn kém. Sự phối hợp giữa nhà văn hóa làng xã với các tổ dân phố hoặc các cơ quan, trường học chưa thu hút được đông đảo người dân tham gia. Vì vậy, cần có những biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa hiện có, cụ thể là ngành Văn hóa - Thông tin từ cấp thành phố đến cấp cơ sở phải đảm bảo phát triển đa dạng, ổn định các hoạt động văn hóa, nhất là trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nhằm thúc đẩy thường xuyên các thiết chế văn hóa hiện có. Ngoài ra, tiếp tục quy hoạch đầu tư kinh phí và có chính sách khuyến khích các cơ sở xây dựng những dự án đầu tư cần thiết để nâng cấp các trung tâm hoặc cụm văn hóa thể thao, nhất là kinh phí duy trì hoạt động và nguồn lực cán bộ quản lý. Thực tế, cả hai nguồn lực tài chính và nhân sự có tầm quan trọng như nhau. Khi có nguồn tài chính ổn định, đội ngũ nhân sự quản lý văn hóa có năng lực, có tâm huyết cùng với một chế độ phụ cấp thỏa đáng sẽ đa dạng hóa các hoạt động của nhà văn hóa, từ đó, tạo bề nổi và chiều sâu của hoạt động văn hóa cơ sở, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa nhanh và mạnh như hiện nay.

Cần phải giáo dục, nâng cao nhận thức, hiểu biết về văn hóa- thông tin và lối sống mới. Việc giáo dục này được thực hiện rộng rãi từ việc tự giáo dục cho đến giáo dục trong nhà trường, đơn vị công tác, sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh việc tuyên truyền vận động, cũng cần phải tổ chức thực hiện chương trình xây dựng văn hóa làng và văn hóa đô thị nhằm nâng cao ý thức tự giáo dục về nếp sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ gìn được những giá trị truyền thống tốt đẹp. Thông qua báo chí, phát thanh,truyền hình... tiếp tục xây dựng các chuyên mục, chương trình liên quan đến bồi dưỡng kiến thức văn hóa phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Quá trình xây dựng các mô hình văn hóa, việc tuyên truyền vận động đóng vai trò không thể thiếu đối với việc triển khai thực hiện xây dựng các nội dung của mô hình văn hóa. Việc tuyên truyền,vận động và kết quả xây dựng mô hình văn hóa tùy thuộc vào mức độ nhận thức của các thành viên trong cộng đồng về văn hóa và lối sống mới. Vì thế, mục tiêu của tuyên truyền vận động không chỉ là động viên mọi người tích cực tham gia xây dựng mô hình văn hóa, hướng tới giáo dục, nâng cao hiểu biết của người dân làng vùng đồng bằng sông Hồng về văn hóa và văn hóa

làng. Suy cho cùng, chất lượng các mô hình văn hóa cơ bản tùy thuộc vào trình độ dân trí của các thành viên tham gia xây dựng chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông hồng hiện nay (Trang 140 - 144)