Biểu hiện của sự biến đổi văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông hồng hiện nay (Trang 72 - 82)

7. Kết cấu của luận án

2.3. Quan niệm về biến đổi văn hóa làng ở đồng bằng sông Hồng trong

2.3.3. Biểu hiện của sự biến đổi văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa

bằng sông Hồng

Khi văn hóa làng truyền thống ở đồng bằng sông Hồng phải chịu nhiều sự tác động từ quá trình đô thị hóa, tất yếu sẽ nảy sinh những xu hướng mới, nó bao gồm giá trị văn hóa và phản văn hóa trên tất cả các lĩnh vực: phong tục - tập quán, văn hóa - nghệ thuật và tổ chức quản lý cộng đồng làng.

Biến đổi văn hóa trong phong tục - tập quán, văn hóa - nghệ thuật và tổ chức quản lý cộng đồng làng đều thể hiện ở sự đan xen, giằng co, đấu tranh lẫn nhau giữa những giá trị văn hóa tốt đẹp, đặc biệt về tinh thần, đạo lý, phép ứng xử truyền thống lâu đời của nông thôn Việt Nam với những biểu hiện xấu xa, ngang ngược của lối sống thực dụng, ích kỷ, tàn nhẫn, vì tiền, phi tình nghĩa đang nảy mầm giữa làng quê từng bước đô thị hóa cùng với các loại dịch vụ sản xuất, dịch vụ sinh hoạt phát triển. Các tệ nạn như ma túy, cờ bạc, mại dâm,.. với những hình thức, phương thức hoạt động “hiện đại” gắn với các loại hình dịch vụ mới... đang từ thành phố tràn về nông thôn.

* Trên lĩnh vực phong tục - tập quán.

Phong tục - tập quán của cư dân vùng đồng bằng sông Hồng là sự đề cao tập thể, tạo nên nét đẹp trong truyền thống ứng xử. Đây là sản phẩm của lối tư duy biện chứng và loại hình văn hóa gốc nông nghiệp. Đó là tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong sản xuất và trong đời sống. Trong bối cảnh lệ thuộc vào thời tiết và mùa vụ, việc giúp đỡ nhau được thực hiện một cách tự nhiên để đảm bảo năng suất sản lượng. Bên cạnh đó, họ còn cùng nhau hiệp sức, đồng lòng nhất trí khi tham gia những sinh hoạt tập thể như cưới xin, ma chay, đào kênh vét

mương, đắp đê chống lũ lụt,... Chắc chắn rằng phong tục, tập quán, lối sống, nếp sống sẽ thể hiện hành vi ứng xử của con người trong những sinh hoạt xã hội cơ bản nhất của đời người. Những sinh hoạt này mang tính chu kỳ ổn định và phổ biến, do vậy nó mang tính cộng đồng rất cao trong môi trường làng xã sản xuất nông nghiệp. Cơ sở tạo nên tính cộng đồng trong môi trường làng xã trong các phong tục tập quán truyền thống vẫn là tính dân chủ, bình đẳng, ở đó việc tham gia của các thành viên trong cộng đồng vào những sinh hoạt này không chỉ mang ý nghĩa về sự chuẩn bị cho mình mà còn là hình thức thể hiện quan hệ xã hội của họ. Trong những phong tục, tập quán sinh hoạt cộng đồng ở thôn làng vùng đồng bằng sông Hồng thì hôn nhân, tang ma, khao vọng hay kết chạ, lễ hội... là những sinh hoạt mang ý nghĩa đó. Các hoạt động này có vai trò quan trọng, tạo nên diện mạo văn hóa của cư dân nông thôn.

Trong phong tục - tập quán, sự biến đổi văn hóa thể hiện rõ rệt thông qua nghi lễ hôn nhân, tang ma và các sinh hoạt tôn giáo. Có thể nói, khuôn mẫu của các hoạt động này đã đang và sẽ trải qua những biến đổi to lớn. Trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, những khuôn mẫu này có những biến đổi nhất định, đặc biệt từ khi đất nước đổi mới, thực hiện chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự biến đổi này càng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Tất nhiên, những biến đổi đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể chế xã hội, văn hóa vùng miền, dân tộc, điều kiện sống… Còn tại vùng đang chịu sự tác động mạnh mẽ của đô thị hóa, các sinh hoạt cộng đồng này đang có sự biến đổi rất lớn.

Đối với người Việt Nam, nghi lễ hôn nhân luôn là việc hệ trọng bậc nhất trong đời mỗi người, đồng thời nó cũng là một hoạt động văn hóa không thể thiếu của cộng đồng làng xóm. Hôn nhân - là hoạt động mang ý nghĩa thiêng liêng của cá nhân, gia đình, dòng tộc. Đây không chỉ thể hiện sự kết đôi đơn giản là được mà còn cần sự quan tâm, chứng kiến của cả cộng đồng từ quyền lợi của gia tộc, đối tượng kết hôn, nghi thức thực hiện... Trước đây, nghi lễ hôn nhân phải trải qua rất nhiều thủ tục nhưng hiện nay đã giảm đi rất nhiều, đặc biệt có thể thấy sự ảnh hưởng rõ rệt nhất của đô thị trong trang phục cưới. Đây có thể là một trong những yếu tố văn hóa lan tỏa nhanh nhất từ đô thị đến làng xã.

Hôn nhân truyền thống coi trọng tính cộng đồng, tính hướng nội với sự góp mặt đầy đủ của họ hàng, làng xóm cùng những lễ nghi và quan niệm hôn nhân đậm màu sắc của cư dân nông nghiệp. Đô thị hóa đã tạo nên sự biến đổi lớn về cơ cấu

kinh tế và thành phần dân cư. Đây là tiền đề tạo nên mối liên kết tự nhiên giữa các thành viên trong làng đã không còn như truyền thống, ý thức về giá trị cộng đồng làng trong mỗi ứng xử của con người đã thay đổi. Một trong những tiêu chí cơ bản để điều chỉnh, ràng buộc hành vi ứng xử của con người vào hệ giá trị chuẩn mực của xã hội là dư luận xã hội đã được nhìn nhận một cách cởi mở hơn. Một mặt, điều này thể hiện tính nhân văn sâu sắc khi nó tôn trọng tự do và những ứng xử thể hiện cá tính, nhưng mặt khác nó cũng tạo nên những biểu hiện của một lối sống khá phóng túng.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, làn sóng đô thị đã đem theo nhiều quan niệm mới về hôn nhân. Thóat khỏi sự nghiệt ngã của dư luận, biểu hiện dễ nhận thấy nhất là sự tự do trong quan hệ tình cảm của nam nữ thanh niên. Kinh tế thị trường và tốc độ đô thị hóa cao đã biến vùng ven đô thành một khu vực bị xáo trộn mạnh mẽ nhất. Sự xáo trộn này do kinh tế phát triển nhanh, thậm chí, người dân chưa kịp chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý để tiếp nhận một lối sống mới. Nam nữ thanh niên khu vực vùng được đô thị hóa cao, đặc biệt là ở những vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhanh chóng được tiếp cận với những điều kiện thuận lợi để mở rộng các mối quan hệ, sự liên kết với cộng đồng làng ngày một nới lỏng tạo ra cơ hội cho lối sống thử nghiệm tiền hôn nhân, lối sống đa phương ngoài hôn nhân hoặc lối sống vô trách nhiệm trong chính cuộc hôn nhân của mình. Ý thức về danh dự cá nhân còn bị xem nhẹ thì việc giữ gìn giá trị cộng đồng làng, những phong tục, tập quán tốt đẹp cũng không còn có ý nghĩa. Trong một cuộc điều tra khảo sát cho thấy, việc sống gần họ hàng, người thân, ý thức về việc giữ gìn uy tín của gia đình, dòng họ, hay rộng hơn là của làng xã vẫn còn được in đậm trong quan niệm giới trẻ, từ đó có ảnh hưởng tới việc điều chỉnh hành vi trước dư luận xã hội.

Hoạt động tổ chức tang ma hay các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng cũng giống hoạt động hôn nhân, đây là một hoạt động thể hiện phong tục - tập quán làng xã nông nghiệp rất rõ nét. Triết lý “nghĩa tử là nghĩa tận” đã bao hàm sâu sắc, đầy đủ tính nhân văn trong quan hệ giữa người với người từ xưa đến nay của nhân dân ta. Cư dân nông nghiệp thường rất coi trọng việc hiếu và sự đánh giá của xóm giềng, nó thể hiện tình cảm lần cuối với người đã mất và chia buồn cùng tang quyến. Về cơ bản, trong các đám tang ngày nay vẫn giữ được lễ thức truyền thống. Đây là cách xử thế phổ biến của những người dân ở nông thôn đồng bằng sông Hồng. Đôi khi, thông qua hoạt động hiếu, giữa các thành viên trong gia đình, làng xóm có thể xóa

bỏ được hận thù, tị hiềm được cởi bỏ khi họ chia buồn với hiếu chủ, quan hệ gia đình làng xóm có thể trở lại như xưa. Tất nhiên, đứng trước sự biến động của xã hội với sự va chạm không ngừng của các dòng văn hóa khác nhau, sinh hoạt hiếu này cũng không thể giữ mãi các nghi thức truyền thống. Đặc biệt, các khu đô thị, khu công nghiệp mọc lên, thu hẹp những cánh đồng lúa, đồng nghĩa với việc các nghi lễ truyền thống cũng đang dần thay đổi, quan hệ họ mạc, làng xóm không phải là duy nhất. Bên cạnh mối quan hệ cộng đồng làng xóm, còn xuất hiện nhiều mối quan hệ khác như quan hệ đối tác, quan hệ cơ quan, bạn bè. Do đó, sự tham dự của làng xóm với những nghi thức nông nghiệp đang dần chuyển sang quan hệ đa chiều, rộng mở và nghi thức công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu.

Xu hướng này thể hiện rõ đối với các thiết chế văn hóa vật thể truyền thống như đình, đền, chùa.... Có thể nói đây là những di tích được phục hồi một cách mạnh mẽ nhất. Hầu hết các đền, chùa, bị tàn phá hoặc xuống cấp đều được tu tạo lại bằng tiền của khách thập phương và của nhân dân các làng sở tại. Việc này, một mặt có sự ủng hộ và bảo trợ của Nhà nước với việc công nhận các di tích lịch sử, kiến trúc, mặt khác cũng là lúc người dân có điều kiện, thời gian, vật chất để khôi phục lại. Đồng thời, chúng ta cũng thấy rằng đối với đông đảo các tầng lớp nhân dân ở nông thôn đồng bằng sông Hồng, việc sinh hoạt ở các thiết chế này vẫn là một nhu cầu bức thiết của họ. Mặt khác, đây cũng là nhu cầu tâm linh thực sự của những người dân ở địa phương và khách thập phương. Bản thân mỗi cộng đồng làng cũng phát sinh tâm lý khôi phục lại những vị trí tín ngưỡng làm nơi sinh hoạt cho mọi người, làm chỗ đi về cho người làng xa xứ và trên hết là để tỏ lòng với thần linh của làng minh. Vì thế, không những đền chùa xuống cấp được khôi phục mà những cái đã bị mất đi cũng đang được xây dựng lại. Song bên cạnh đó, đô thị hóa cũng làm các sinh hoạt tôn giáo này không còn mang đậm nét sinh hoạt truyền thống nông nghiệp như trước. Nhiều nơi, nhiều nghi lễ đang bị thương mại hóa, hiện tượng buôn thần bán thánh, lợi dụng lòng tin, nhu cầu sinh hoạt tâm linh của người dân để trục lợi không phải là hiếm. Nhiều ngôi chùa, miếu đình được tu sửa hoặc xây dựng mang kiến trúc hiện đại với các khối bê tông cao to cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

* Trên lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật.

Sự biến đổi văn hóa làng trên lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật cũng diễn ra mạnh mẽ với những biểu hiện phức tạp trong quá trình đô thị hóa. Trong quan hệ với công chúng thời kỳ hiện đại, văn hóa truyền thống đặc biệt là văn hóa làng, đang xuất

hiện hai xu hướng dường như trái ngược nhau nhưng đều do tác động trực tiếp của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Một mặt, đó là xu hướng khôi phục lại các yếu tố của các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống và có khuynh hướng phát triển tràn lan như các câu lạc bộ hát chèo, đúm, dân ca, võ thuật. Mặt khác, lại có xu hướng ngược lại, đó là sự thờ ơ, thiếu đồng cảm, mất hứng thú với một số loại hình văn hóa văn nghệ truyền thống, xa lạ với những chuẩn giá trị văn hóa quá khứ, đặc biệt trong quan hệ ứng xử của cá nhân với cộng đồng.

Một điều dễ nhận thấy trong cuộc sống hiện đại là nhịp sống ngày càng nhanh hơn, gấp gáp và căng thẳng hơn. So với cuộc sống bình lặng ở thôn quê xưa thì cuộc sống hiện đại đòi hỏi con người phải vận động rất nhiều. Đời sống đô thị đòi hỏi người ta phải tuân theo những chuẩn mực nhất định như giờ giấc, kỷ luật, sự nghiêm chỉnh tuân theo những quy định. Từ đó tạo cho con người nhiều căng thẳng, dồn nén, phá vỡ lối sống bình thường của thôn quê xưa, đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển.

Thực tế, ở nông thôn đồng bằng sông Hồng đang diễn ra một sự biến động hết sức phức tạp, tinh tế của bản thân văn hóa - văn nghệ truyền thống và của thái độ của cư dân nông thôn đối với nó, nên không thể đơn giản đánh giá, kết luận ngay là đúng hay sai, là tích cực hay tiêu cực, là cần phê phán hay bảo vệ đối với một số hiện tượng và xu hướng đang nảy sinh. Nhìn nó như một tổng thể giá trị bất biến, cho rằng không cần có sự chọn lọc, đào thải, khẳng định và đề cao một chiều, coi thái độ đối với nó là chuẩn mực bất biến để đánh giá con người hiện nay, tất cả điều đó đều không hợp lý, thiếu một cái nhìn biện chứng, khoa học đối với hiện tượng văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa. Mặt khác, không biết chọn lọc để phát huy những giá trị tốt đẹp, phù hợp với thời kỳ mới trong di sản văn hóa - nghệ thuật truyền thống, buông lỏng cho sự phát triển tràn lan những biểu hiện xấu xa, tiêu cực do quá trình đô thị hóa nông thôn dưới áp lực của kinh tế thị trường lại là một thái độ sai lầm, nguy hiểm không chỉ đối với bản thân hoạt động văn hóa - nghệ thuật của làng, mà thực chất còn đối với chính chiều hướng phát triển không lành mạnh, thiếu vững chắc của nông thôn Việt Nam trong thời kỳ mới.

Sự đan xen giằng co giữa nếp sống, nếp nghĩ, tâm lý của một xã hội nông nghiệp đã tồn tại vững chắc hàng ngàn năm với những dấu hiệu đang hình thành mạnh mẽ của nếp sống, tác phong, ứng xử công nghiệp do tác động của lao động công nghiệp đang nảy nở và phát triển. Kết quả của cuộc đấu tranh này phải là sự

chiến thắng áp đảo của cái mới do công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đem lại và sự biến đổi theo chiều hướng tích cực, phù hợp với thực tiễn mới của các yếu tố văn hóa truyền thống. Đặc điểm này đòi hỏi công tác, hoạt động văn hóa và người làm công tác văn hóa ở nông thôn phải nhận thức được thật thấu đáo để đón trước, chuẩn bị trước. Đồng thời nhạy cảm nắm bắt từng sự biến đổi và diễn biến cuộc đấu tranh giằng co phức tạp trên để kịp thời, chủ động định hướng cho sự phát triển hợp quy luật của đời sống văn hóa trong quá trình đô thị hóa.

* Trên lĩnh vực tổ chức quản lý.

Trong quá trình đô thị hóa, sự biến đổi văn hóa làng trên lĩnh vực tổ chức quản lý biểu ở nhiều nội dung, nhưng rõ nhất là qua hai thiết chế: hương ước và dòng họ. Khác so với đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng xây dựng hương ước một cách chặt chẽ và có lịch sử phát triển lâu đời. Đó là một bộ luật tục không thể thiếu trong tổ chức quản lý cộng đồng làng xã đồng bằng sông Hồng. Nó làm nên một nét riêng trong văn hóa làng đồng bằng sông Hồng. Thực tế chứng minh trong suốt chiều dài phát triển của làng xã vùng đồng bằng sông Hồng không thể không có hương ước và dòng họ. Đô thị hóa đã có những tác động mạnh mẽ đến hai thiết chế này. Vốn dĩ là hai thiết chế góp phần tạo nên tính cộng đồng, tính tự trị tự quản và tính hướng nội của làng xã Việt Nam nhưng trong quá trình đô thị hóa, hai thiết chế này cũng đã có nhiều thay đổi. Tất nhiên, nó không còn đóng vai trò tuyệt đối như trước nhưng trên thực tế, nó vẫn là phương tiện không thể thiếu đối với xã hội hiện nay. Chúng ta cũng chưa thể kết luận nó hoàn toàn xấu hay hoàn toàn tốt bởi đô thị hóa với văn hóa đô thị làm cho hương ước, tổ chức dòng họ không còn là

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông hồng hiện nay (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)