Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch và phát triển đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông hồng hiện nay (Trang 148 - 151)

7. Kết cấu của luận án

4.2. Một số giải pháp chủ yếu định hướng sự biến đổi văn hóa làng

4.2.5. Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch và phát triển đô thị

Cho đến nay đồng bằng sông Hồng đã và đang cố gắng hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 795/QĐ-TTg ngày 23/05/2013 trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, chú trọng phát triển hệ thống đô thị “theo hướng văn minh, hiện đại gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ trên cơ sở đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa hai tiểu vùng Bắc và Nam đồng bằng sông Hồng” và “tập trung phát triển các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng. Hạn chế phát triển công nghiệp, khu công nghiệp ở địa bàn các tỉnh có ưu thế trồng lúa góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tận dụng lợi thế của khu vực trung du (đất bạc màu nhiều) và khu vực ven biển (đất xấu nhiều) để bố trí các công trình công nghiệp và dịch vụ. Hoàn thiện các khu đô thị mới đang triển khai xây dựng; từng bước điều chỉnh lại sự phát triển và phân bố các khu dân cư nông thôn theo hướng tập trung, hiện đại về hạ tầng kinh tế - xã hội.”

Mặc dù đã xây dựng và điều chỉnh nhiều lần, nhưng cho đến nay quy hoạch và phát triển đô thị ở đồng bằng sông Hồng nhìn chung vẫn chưa đi vào ổn định. Hệ thống đô thị ở đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng còn thấp. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, năng lực quản lý còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bản thân việc phát triển đô thị và quá trình đô thị hóa hiện nay ở đồng bằng sông Hồng chưa thể hiện rõ bản sắc địa phương và đặc điểm khí hậu, vùng, miền, sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn. Bộ mặt kiến trúc nông thôn trong quá trình đô thị hóa vẫn còn lộn xộn, thiếu thẩm mỹ. Việc mở rộng đô thị theo chiều rộng dẫn đến việc chiếm dụng đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp, đô thị mà không có sự quy hoạch tổng thể. Đô thị hóa quá nhanh trong cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp sẽ đặt ra các vấn đề như nạn thất nghiệp, ô nhiễm môi trường… và hạn chế sự phát triển của các đô thị

Đô thị hóa nông nghiệp - nông thôn hôm nay chưa tạo được nhiều ngành nghề mới cho lao động. Những nghề mà nhiều người nông dân mất đất đang làm như: xe ôm, cửu vạn, phụ hồ, giúp việc… không có tác dụng đến nâng cao tay nghề cho lực lượng sản xuất hay đẩy mạnh tiến trình tăng năng suất, chất lượng lao động xã hội. Một số “nghề” còn cho thấy mặt trái, mầm mống xuất hiện của “hình sự hóa” cộng đồng. Đô thị hóa cũng tạo ra dòng di cư từ nông thôn đến thành thị đóng góp khá lớn vào việc tăng dân số đô thị. Do đó, Nhà nước cần phải tạo điều kiện cho luồng di cư này phát triển để đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, bên cạnh đó, cần mở rộng và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: nhà ở, đường sá, cơ sở đào tạo, cơ sở y tế… Không những thế, đô thị hóa ở đồng bằng sông Hồng vẫn chủ yếu diễn ra theo chiều rộng, tăng lượng dân số đô thị do di cư và phân chia địa giới hành chính. Vì vậy, giữa đô thị với nông thôn, đô thị với đô thị vẫn còn khoảng cách rất lớn về điều kiện sống, trình độ chuyên môn, trình độ dân trí. Để rút ngắn khoảng cách giữa các khu vực này, Nhà nước cũng cần có những chính sách ưu tiên để phát triển các khu đô thị thấp và vùng ngoại ô có điều kiện phát triển

Di dân cũng là nguyên nhân gây áp lực về hạ tầng cho nhiều đô thị, trong khi nông thôn không có người làm ruộng, xuất hiện tình trạng nhiều nhà có đất nhưng bỏ ruộng hoang không muốn dùng hoặc không thâm canh, thậm chí nếu là ruộng giao khóan thì đem trả lại nhà nước, thanh niên bỏ ra thành thị kiếm sống, nông thôn chỉ có người già và trẻ nhỏ. Do đó, trước mắt cần áp dụng một số biện pháp sau:

Một là, cần phải nhanh chóng hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị hóa, đảm bảo sự phát triển đồng bộ. Để đảm bảo được sự đồng bộ đó, đồng bằng sông Hồng cần phải nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể và nhất là quy hoạch phát triển ngành. Bởi lẽ, việc quy hoạch ngành ở các cấp quận, huyện sẽ nắm bắt được từng đặc điểm riêng của từng vùng, đồng thời dự báo tốt được cả một số cái chung liên quan đến xu hướng phát triển cái riêng của từng vùng, miền. Trên cơ sở đó, có thể nâng cao được “…tầm quy hoạch tổng thể không chỉ gồm tổng số của những dự báo có tính bộ phận, mà gồm cả những cái chung không liên quan trực tiếp đến bộ phận này hay bộ phận khác, song có vai trò chi phối tất yếu và thiết yếu đối với xu hướng phát triển của đa số các bộ phận và xu hướng phát triển chung của văn hóa đô thị, nhằm giữ vững tính hệ thống của thành phố trong quá trình tăng tốc phát triển ở giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”[139, tr.234]. Để nâng cao chất lượng việc quy hoạch cho quá trình đô thị hóa cần phải có sự liên kết, hợp tác đồng bộ giữa thành phố với Trung ương, và các tỉnh, thành phố có liên quan, đảm bảo tính khả thi, tránh việc quy hoạch chồng chéo và mang tính hình thức. Tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quản lý đô thị để thiết lập lại trật tự trong quản lý đất đai, quản lý đô thị. Xóa dần hình ảnh các dự án quy hoạch “treo”, dự án bị bỏ hoang… đưa đất vào sử dụng đúng mục đích.

Hai là, ban hành và hoàn thiện cơ chế định cư, nhập cư và ngụ cư ở đô thị

cũng như nông thôn, từ đó điều chỉnh phân bố dân cư nội, ngoại thành cho phù hợp. Hiện tại, một số trụ sở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, bệnh viện, trường đại học, cao đẳng dạy nghề, các khu đô thị mới đã và đang được chuyển ra khỏi trung tâm thành phố. Điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và thu hẹp sự chênh lệch giữa người nhập cư ở nông thôn và thành thị. Song cũng cần kiên quyết thực hiện sự chuyển đổi này, tránh việc làm không đến nơi đến chốn “đầu voi đuôi chuột”. Các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng… cần phối hợp tốt với các địa phương xung quanh để phát triển kinh tế, xây dựng các đô thị vệ tinh, nhằm hạn chế quá trình di dân tự phát vào thành phố. Việc làm này cần có sự thống nhất giữa chính quyền thành phố và các địa phương, có chính sách tạo công ăn việc làm cho trẻ em lang thang và những người cơ nhỡ.

Ba là, hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý. Không thể

trường, bởi việc đổi mới và cơ cấu bộ máy quản lý chính quyền là một trong những biện pháp quan trọng nhằm quản lý đô thị, hạn chế tệ nạn xã hội. Do đó, cần phân công đúng người đúng việc và có sự bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Các cấp chính quyền cần có sự quan tâm nghiêm túc đến nguồn lực con người, cụ thể là có chính sách đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm cũng như hỗ trợ vay vốn cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư nông thôn đồng bằng sông Hồng bằng các chính sách ưu đãi về giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe… rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Thực hiện được điều này sẽ giúp cho người nông dân nơi đây nâng cao được chất lượng cuộc sống, tiếp nhận và thích nghi với lối sống mới một cách có chọn lọc khi cuộc sống đã phần nào được đảm bảo.

Bốn là, khuyến khích và phát huy các đề án có tính thực tiễn cao về xây dựng

nông thôn mới theo hướng hài hòa, gắn kết các lĩnh vực kinh tế, chính trị văn hóa và bản sắc văn hóa vùng, xây dựng đô thị xanh có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại. Nguyên tắc thực hiện là phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương, tránh lãng phí nguồn lực. Không dập khuôn, máy móc trong cách xây dựng nông thôn mới bởi mỗi vùng, miền lại có những đặc trưng riêng về điều kiện địa lý tự nhiên, xã hội và dân cư. Ngoài ra, cần đẩy mạnh chương trình phát triển bền vững ở nông thôn và phát triển vùng, nâng cao mức sống, cải thiện môi trường, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, hỗ trợ người nghèo vay vốn để chuyển đổi ngành nghề, dạy nghề cho người dân nông thôn. Các chính sách này góp phần rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, điều kiện sống giữa thành thị và nông thôn, làm giảm nhẹ luồng di cư từ nông thôn ra thành thị, giảm nhẹ sức ép môi trường sống đô thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông hồng hiện nay (Trang 148 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)