Biến đổi văn hóa làng biểu hiện trong hoạt động văn hóa văn nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông hồng hiện nay (Trang 100 - 104)

7. Kết cấu của luận án

3.2. Biến đổi văn hóa làng biểu hiện trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

3.2.2. Biến đổi văn hóa làng biểu hiện trong hoạt động văn hóa văn nghệ

Văn hóa - nghệ thuật bao gồm văn hóa - nghệ thuật dân gian và văn hóa - nghệ thuật bác học. Văn hóa làng biểu hiện tập trung ở văn hóa nghệ thuật dân gian, bởi đây là những sáng tạo mang tính đặc trưng của cư dân vùng đồng bằng sông Hồng.

Hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống của người dân vùng đồng bằng sông Hồng luôn thể hiện tính cộng đồng trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật vô cùng phong phú và đa dạng. Quá trình đô thị hóa đem lại một diện mạo mới, đời sống kinh tế các làng quê được cải thiện nhanh chóng và vững chắc, người dân có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần. Người dân nông thôn hiện nay đang có sự chuyển dần từ thói quen hưởng thụ thụ động sang hưởng thụ chủ động và trực tiếp tham gia các hoạt động văn hóa. Bên cạnh các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống, cư dân đồng bằng sông Hồng có thể tham gia các hoạt động văn hóa giải trí của xã hội đô thị thông qua tivi, internet, phim rạp, bar…

Một trong những hình thức hoạt động góp phần làm thay đổi diện mạo đời sống văn hóa các làng quê vùng đồng bằng sông Hồng là sự chấn hưng phong trào văn nghệ quần chúng, đặc biệt ở các địa phương vốn có truyền thống từ trước như hát chèo ở Thái Bình, Nam Định, hát đúm ở Hải Phòng, hát quan họ ở Bắc Ninh, múa rối nước ở Hải Dương. Ở nhiều địa phương, hàng năm đều tổ chức các cuộc thi, các cuộc liên hoan, góp phần khơi dậy vốn văn hóa cổ đã bị lãng quên trong một thời gian dài. Thông qua quá trình đô thị hóa, các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống không chỉ thỏa mãn nhu cầu của người dân tại làng mà nó còn được lan truyền rộng rãi và nhanh chóng theo làn sóng đô thị đi khắp nơi, tạo thành phong trào sinh hoạt văn nghệ trong cả nước. Để có thể tham gia các cuộc thi, các cuộc liên hoan, người ta thường tổ chức sưu tầm vốn cổ, mời nghệ nhân về hướng dẫn, truyền nghề cho lớp trẻ. Khi được hỏi về hoạt động của đội văn nghệ trong làng, bà Nguyễn Thị Bé, 60 tuổi, Hà Nội cho biết: “Các làng quanh đây, làng nào cũng có đội văn nghệ riêng của mình đấy, làng mình thì mạnh về ngâm thơ, nhưng

làng bên thì mạnh về hát chèo, họ thuê cả người về dạy đàng hoàng lắm”. Những hoạt động trên đã góp phần bảo tồn, truyền bá vốn văn hóa cổ truyền, vừa tạo ra không khí vui tươi cho cuộc sống làng quê. Những năm gần đây, cư dân làng vùng đồng bằng sông Hồng rất hào hứng với các đội văn nghệ “cây nhà, lá vườn”. Họ đến, không chỉ thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật mà còn được trực tiếp thưởng thức, chứng kiến động viên con em, người thân của mình. Những buổi biểu diễn văn nghệ “cây nhà lá vườn” ấy đã tạo ra không khí náo nức, nhộn nhịp trong làng nhiều ngày, kể cả trước, sau và ngay cả trong đêm diễn. Đây là một đặc điểm nổi trội của các hình thức hoạt động văn nghệ quần chúng. Nếu được quan tâm đúng mức, có sự động viên, trợ giúp kịp thời thì hình thức hoạt động này sẽ phát huy được vai trò quan trọng của nó trong việc tạo nên diện mạo văn hóa thôn làng, tính cộng đồng làng mang dần tính cộng đồng xã hội. Những năm gần đây, nhiều hội diễn văn nghệ quần chúng vượt ra khỏi phạm vi của làng được tổ chức. Liên hoan hát văn, hát chầu văn khu vực đồng bằng sông Hồng mở rộng năm 2013 được tổ chức tại Vĩnh Phúc, liên hoan diễn xướng dân gian chèo sân đình khu vực đồng bằng sông Hồng mở rộng tổ chức tại Hải Phòng năm 2016… đã thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân từ nhiều địa phương trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Những hội diễn đó thể hiện văn hóa làng đang có sự biến đổi và giao thoa khá rõ nét, đồng thời cũng thể hiện sự phát triển phong phú của đời sống tinh thần trong cư dân đồng bằng sông Hồng.

Hiện nay, địa điểm sinh hoạt văn hóa làng bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt. Phần lớn các làng xã dù là làng ven đô hay làng được chuyển đổi thành phường đều đã xây dựng được nhà văn hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân sinh hoạt văn hóa. (Xem Phụ lục 3). Tuy nhiên, trên tổng thể, do không được quy hoạch ngay từ đầu nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sinh hoạt của cư dân. Ở một số nơi, sau nhiều năm đô thị hóa, nhà văn hóa vẫn chưa được xây dựng hoặc bị xây dựng lồng ghép vào khuôn viên của các khu di tích văn hóa do thiếu quỹ đất. “Sau nhiều năm đô thị hóa, một số nhà hội họp khu dân cư bị xây dựng “lồng ghép” vào trong khuôn viên của các khu di tích văn hóa do thiếu đất (Nhà văn hóa làng Trung Kính Thượng xây ở trong khuôn viên đình làng), hoặc xây trên những khu đất kẹt, đất “thẹo” nên diện tích không đồng đều, cái to, cái nhỏ, một số cái có diện tích chỉ 30 - 40m2, hình dáng không vuông vắn”[163, tr.274]. Ngược lại, cũng có tình trạng nhà văn hóa được xây dựng khang trang, mỗi làng,

thôn đều có nhà văn hóa, nhưng việc sử dụng kém hiệu quả, gây tình trạng lãng phí, thất thóat lớn về tiền của, công sức cho cư dân và cộng đồng.

Khi nhắc đến các sinh hoạt văn hóa văn nghệ, không thể không kể đến vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là phương tiện sinh hoạt văn hóa tinh thần có hiệu quả cao và không thể thiếu. Khi người dân “mở cổng” làng đón nhận làn sóng đô thị hóa, mức sống cao hơn, điều kiện kinh tế dư dả, phần lớn nhà nào cũng đầu tư và tiếp cận với các trang thiết bị giải trí như ti vi, loa đài, báo chí, internet. Các phương tiện này đã góp phần to lớn vào việc chuyển tải các thông tin hữu ích về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa giúp người nông dân bắt kịp với xu thế thời đại, đời sống văn hóa tinh thần trở nên phong phú và đa dạng hơn. Dưới hình thức các chương trình trò chơi truyền hình như “Nhà nông đua tài”, “làng vui chơi, làng ca hát”, “Ở nhà chủ nhật”, “Dân ca và nhạc cổ truyền”, “Dân ca quan họ Bắc Ninh”, “Chèo”.... là những sân chơi bổ ích, có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, vừa có tác dụng bồi bổ tri thức, vừa có tác dụng giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc. Những hoạt động văn hóa văn nghệ này được nhân dân vùng đồng bằng sông Hồng đón nhận một cách tích cực. Đồng thời, nó cũng góp phần giúp người dân đồng bằng sông Hồng có tầm nhìn xa hơn, rộng hơn, khát khao vươn tới cái chân - thiện - mỹ, góp phần định hướng nhận thức và điều chỉnh hành vi cho từng con người.

Thực tế, người dân đồng bằng sông Hồng rất đam mê các loại hình văn hóa văn nghệ, tích cực tham gia vào các sân chơi đồng thời cũng là chủ nhân sáng tạo ra các trò chơi có giá trị nghệ thuật lâu bền như rối nước, hát ả đào, trò chơi dân gian. Do đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ do phương tiện truyền thông đã góp phần giúp cho người dân giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, lịch sử dân tộc, nâng cao vốn kiến thức về đời sống văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, lịch sử, âm nhạc. Thậm chí, nó còn giúp người nông dân quảng bá sản phẩm của mình ra khỏi phạm vi làng, tìm đầu ra cho sản phẩm, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. Tuy nhiên, “...trong các chương trình, sản phẩm giải trí này cũng còn không ít hạt sạn, không phù hợp với đạo đức truyền thống dân tộc”[48, tr.250]. Bên cạnh những bước phát triển mạnh mẽ, lĩnh vực văn hóa nghệ thuật cũng đang đứng trước nhiều khó khăn phức tạp, bởi đây là một lĩnh vực gắn bó chặt chẽ với đông đảo cư dân, đặc biệt là đối với cư dân đồng bằng sông Hồng, thì đây là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống. Vì vậy, cũng có thể nhận thấy rõ mặt trái của quá trình đô thị hóa diễn ra trên lĩnh vực này.

Quá trình đô thị hóa không chỉ mở rộng về diện tích đất đai mà còn đem theo các luồng văn hóa mới, hiện đại cho làng. Tính hướng nội, tự trị trong các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật đang giảm dần, khi người dân và đặc biệt là thế hệ trẻ có điều kiện được tiếp xúc với văn hóa nghệ thuật nước ngoài một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua nhiều phương tiện truyền thông. Vì vậy, một số loại hình nghệ thuật dân tộc đang có nguy cơ bị coi nhẹ. Điều đáng lo ngại nhất trong xu thế đô thị hóa hiện nay là hiện tượng kinh doanh nghệ thuật, thương mại hóa nghệ thuật, vi phạm bản quyền tác giả và tình trạng thẩm lậu văn hóa phẩm độc hại đang liên tục diễn ra trên địa bàn các làng xã đồng bằng sông Hồng. Sự thẩm lậu những đĩa CD, VCD, DVD ca nhạc nước ngoài, dòng phim Mỹ, Hàn, Trung Quốc... đang phổ biến ở các thôn làng gây nên những tác động không lường trước. Những cảnh phim bạo lực, cách ăn mặc hở hang, trang điểm lòe loẹt đang len lỏi vào cuộc sống của người dân, làm cho các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống như, tuồng, chèo, hát ví không còn được giới trẻ ưa chuộng như trước. Thậm chí, tình trạng bắt chước các ca sĩ, diễn viên trong ăn mặc, trang điểm, đầu tóc đã thể hiện thị hiếu cũng như thẩm mỹ của thanh niên nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình đô thị hóa cũng rất đáng lo ngại.

Cùng xu hướng thương mại hóa là xu hướng lai căng, mất gốc, đi vào cái tôi nhỏ nhen, ích kỷ, lẩn tránh thực tế, xa rời cuộc sống. Trong những năm qua, giới trẻ đam mê trào lưu mà chúng ta gọi là “dòng nhạc thị trường”. Loại ca khúc này tạo nên sự sôi động trong đời sống âm nhạc cả nước nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng. Nhưng điều đáng nói ở đây, trong một số ca khúc mới sáng tác thuộc dòng nhạc này là sự nghèo nàn về nội dung, đề tài, hòa âm, phối khí. Nhiều ca khúc sử dụng ca từ sáo rỗng, quẩn quanh, lúc nào cũng “cô đơn, u sầu”. Ngoài ra còn có loại nhạc “sến” cũng đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu tiêu dùng văn hóa nghệ thuật của cư dân đặc biệt là thế hệ trẻ. Tất cả những tác phẩm như thế đang theo dòng đô thị hóa vào làng, chúng có tác động không nhỏ đến lối sống, nếp suy nghĩ, gu thẩm mỹ của cư dân nơi đây. Sự lan tràn, ồ ạt của công nghệ lăng xê đã tác động rất lớn đến đời sống âm nhạc của người dân trong khi đó các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật truyền thống trong làng xã lại mới chỉ tạo được bề rộng, chưa tạo được chiều sâu cho chất lượng. Các tác phẩm này hầu như chỉ được những người lớn tuổi trong làng xã ưa chuộng bởi nó không có sự đổi mới về mặt hình thức và nội dung sinh hoạt, thậm chí nhiều hoạt động văn hóa lại chỉ mang tính chất hình

thức, phong trào. Một số cơ sở xây dựng văn nghệ quần chúng chỉ là sự đối phó chạy theo thành tích mỗi khi có yêu cầu hội diễn của các cơ quan ban ngành.

Các thiết chế văn hóa cấp thôn, làng, xã còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động bởi thiếu kinh phí. Các nhà văn hóa làng cũ kỹ, không có trang thiết bị, có nơi còn tận dụng một gian của đình làng làm nhà văn hóa, nên cũng không phát huy hết hiệu quả. Theo số liệu điều tra của đề tài KX.05.02 của tác giả Phan Hồng Giang thực trạng số lượng của nhà văn hóa như sau:

Huyện Từ Sơn (Bắc Ninh) Quế Võ (Bắc Ninh) Văn Giang (Hƣng Yên) Khóai Châu (Hƣng Yên) Tổng số làng 59 118 84 98 Số làng có nhà văn hóa 26 67 51 47 % 44% 56,7% 60% 47,9% Qua bảng số liệu trên cho thấy ở đồng bằng sông Hồng hiện nay vẫn còn thiếu địa điểm sinh hoạt văn hóa cho người dân nơi đây. Nhưng cũng theo sự phản ánh của người lớn tuổi, thanh niên bây giờ thường ưa thích các loại băng đĩa nhạc thị trường, những loại hình giải trí như karaoke, internet mà ít quan tâm đến các hoạt động văn hóa - nghệ thuật truyền thống.

Những hiện tượng tiêu cực trên đòi hỏi sự chỉnh đốn và tạo ra một thị trường dịch vụ văn hóa nghệ thuật, thị hiếu nghiêm túc đang là một yêu cầu cấp bách trong quá trình đô thị hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn hóa làng trong quá trình đô thị hóa ở đồng bằng sông hồng hiện nay (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)