7. Kết cấu của luận án
2.2. Cơ sở hình thành ngoại giao văn hoá Hồ Chí Minh
2.2.2. Các giá trị ngoại giao văn hoá của nhân loại
Hồ Chí Minh là hiện thân tiêu biểu nhất của sự tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại: tư tưởng Hồ Chí Minh là đỉnh cao của sự kết hợp những giá trị của văn hoá phương Đông và văn minh phương Tây. Ngoại giao văn hoá Hồ Chí Minh cũng được hình thành trên cơ sở kế thừa, phát triển các giá trị ngoại giao văn hoá của nhân loại Đông và phương Tây.
Trước hết, là các giá trị ngoại giao văn hoá phương Đông. Là người được giáo dục theo Hán học từ nhỏ, Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi quan niệm coi con người là một thế lực trong vũ trụ hài hoà (Thiên - Địa - Nhân). Vũ trụ có ngũ hành - con người có ngũ tạng; vũ trụ có lục khí - con người có lục phủ… Tất cả đều gắn bó chặt chẽ với nhau. Cho nên, trong vũ trụ, trên thế giới mọi người sống với nhau hòa mục, không có chiến tranh, không có sự phân biệt phân biệt nước lớn - nước nhỏ mà chỉ có sự hoà đồng giữa con người với con người, con người với tự nhiên. Hồ Chí Minh còn ảnh hưởng tư tưởng về thế giới Đại đồng của Khổng Tử là hướng tới một xã hội lý tưởng, thiên hạ như gia đình, mọi người coi nhau như anh em một nhà, cùng hưởng thụ các quyền lợi cùng có trách nhiệm với nhau. Sau này, trong bài Le Grand Confucius (Đức Khổng
Tử vĩ đại) đăng trên Tạp chí Communise số ra ngày 15/05/1921 Nguyễn Ái Quốc (khi đó mới 31 tuổi) đã giới thiệu về thuyết Đại đồng như sau: “Đức Khổng Tử vĩ đại (năm 551 trước Công nguyên) khởi xướng nền đại đồng và thuyết giáo quyền bình đẳng về của cải. Người nói tóm lại là: Nền hoà bình trên thế giới chỉ nảy nở từ nền Đại đồng trong thiên hạ. Người ta không sợ thiếu mà chỉ sợ không công bằng” [169]. Điều lý thú là vào năm 1965 khi gặp ông Lưu Thiếu Kỳ, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Hồ Chí Minh đã đọc hai câu thơ:
"Quan sơn muôn dặm một nhà Bốn phương vô sản đều là anh em”.
Hồ Chí Minh còn tiếp thu nhiều kinh nghiệm ngoại giao văn hoá từ các nhà tư tưởng Trung Quốc. Các quan điểm về nguyên tắc, phương pháp ngoại giao như “dĩ bất biến ứng vạn biến”, tọa sơn quan hổ đấu, lấy nhu thắng cương, sử dụng đúng đắn thời và thế, coi trọng “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”… đã được Hồ Chí Minh vận dụng rất độc đáo và sáng tạo trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, trong những tình huống phức tạp, khó khăn và đã thành công. Năm 1946, trước khi sang Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời cụ Huỳnh Thúc Kháng ra gánh vác việc nước, thay mặt Người giải quyết mọi công việc. Khi tiễn Người ở sân bay Gia Lâm, cụ Huỳnh Thúc Kháng xin Hồ Chủ tịch một lời khuyên. Hồ Chủ tịch nói ngắn gọn: “Dĩ bất biến ứng vạn biến” (Lấy sự không thay đổi để đối phó với mọi cái thay đổi). Đây chính là một mệnh đề nổi tiếng trong Kinh Dịch: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức. Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật” (có nghĩa là: Trời vận hành khoẻ khoắn, người quân tử cần theo gương trời mà tự cường không nghỉ. Đất đai rộng rãi, người quân tử nên theo gương đất mà lấy đức dày chở muôn vật). Như vậy tinh thần cơ bản của triết học nhân sinh trong Kinh Dịch là vận hành biến dịch, tự cường, không vì bất trắc mà lùi bước, lấy lòng khoan dung để giúp đỡ mọi người cùng tiến lên với mình đã được Hồ Chí Minh thể hiện trong lời dặn ứng khẩu của Người với cụ Huỳnh Thúc Kháng, chứng tỏ mức độ nghiên cứu uyên thâm Kinh Dịch của Người.
Hồ Chí Minh còn nghiên cứu kỹ phép dùng binh của Tôn Tử và rút ra bài học ngoại giao để thắng địch: “Dùng binh giỏi nhất, là đánh bằng mưu. Thứ hai là đánh bằng ngoại giao. Thứ ba mới là đánh bằng binh. Vây thành mà đánh là kém nhất” [118, tr.562].
Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh còn được thể hiện rõ nét qua việc vận dụng những phương pháp, phong cách ứng xử nhạy bén, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động đối ngoại. Tài ngoại giao của Bác có được là nhờ am hiểu và vận dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo “năm cái biết” (ngũ tri) của triết lý phương Đông là: Biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng, biết biến. Vận dụng nguyên tắc đó, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt” [123, tr.555]. Trong các hoạt động ngoại giao, Hồ Chí Minh mềm mỏng nhưng rất quyết đoán, kiên trì chân lý, bảo vệ nguyên tắc, bảo vệ lợi ích quốc gia, tạo được sức cảm hóa và thuyết phục đối với mọi đối tượng nước ngoài. Ngoài ra, với việc vận dụng vốn tri thức và hiểu biết văn hóa sâu rộng, Hồ Chí Minh còn có khả năng tiên tri, tiên liệu và dự cảm vượt thời gian. Những dự báo đúng đắn về thời cơ, về khả năng phát triển và những bước ngoặt của tình hình thế giới và Việt Nam đều do khả năng phân tích đúng đắn các quy luật và xu thế vận động của thực tiễn khách quan của Người.
Đối với văn hoá phương Tây: Hồ Chí Minh sớm có điều kiện tiếp xúc với văn hoá phương Tây, chủ yếu là văn hoá Pháp. Ngay từ khi còn theo học ở trường Pháp - Việt, Người đã được làm quen với những giá trị văn hoá tiêu biểu là tự do, bình đẳng, bác ái. Sau này sang phương Tây, Người đã sống và làm việc chủ yếu ở Pháp từ năm 1917 đến 1924. Chính trong thời gian này, Người đã tiếp cận với những trào lưu tư tưởng tiến bộ của nhân loại, nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin. Người đã tiếp xúc sâu sắc với những quan điểm quan trọng của các nhà tư tưởng lớn của phương Tây như Vônte, Rutxô, Môngtexkiơ… Đó là những tư tưởng dân chủ, nhân văn, tư tưởng độc lập, tự do, bình đẳng giữa các dân tộc. Hồ Chí Minh còn đặc biệt quan tâm đến tinh thần độc lập trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, chú trọng và đề cao tinh thần nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp. Khi soạn thảo bản Tuyên
ngôn độc lập bất hủ - văn kiện đối ngoại đầu tiên và cơ bản của nước ta - Người đã nêu rõ: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [119, tr.1] và khẳng định lời bất hủ đó được trích ra từ Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776. Người cũng trích dẫn Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” [119, tr.1]. Như vậy là, bằng việc vận dụng những giá trị văn hóa phương Tây đã tiếp thu được, Hồ Chí Minh đã sử dụng chúng như một thứ vũ khí để chống lại kẻ thù, khẳng định với toàn thế giới quyền độc lập, tự do, bình đẳng của dân tộc và cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là chính nghĩa.
Tiếp thu văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đề cao tính nhân văn và tư tưởng giải phóng con người. Tinh thần đó được Người thể hiện ngay cả đối với những người gây ra tội ác chiến tranh trên đất nước mình. Trong Thư gửi các tù binh và hàng binh Âu Phi nhân dịp Noel năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “tôi chắc lễ Nôen này là ngày mà các bạn và gia đình các bạn cùng chung một ý nghĩ là cầu nguyện cho hoà bình chóng trở lại để các bạn chóng được trả về xứ sở, xây dựng lại cuộc đời. Đó cũng là ý nguyện của nhân dân Việt Nam” [121, tr.516]. Hay khi thăm trại tù binh, Hồ Chí Minh đã cởi áo khoác của mình trao cho một viên sỹ quan Pháp khi thấy anh ta phải ở trần trong thời tiết giá lạnh; Người cảm thông sâu sắc với những phụ nữ Pháp và Mỹ có chồng con bị đưa sang Việt Nam đi lính. Hồ Chí Minh còn chia sẻ với những mất mát của chính những người lính trong hàng ngũ kẻ thù. Người viết:
Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam, đã vì Tổ quốc mà hy sinh tính mệnh. Tôi cũng ngậm ngùi thương xót cho những người Pháp đã tử vong. Than ôi, trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người [119, tr.510].
Chính nhờ nêu cao tinh thần nhân văn, nhân đạo chủ nghĩa và tư tưởng giải phóng con người trong các hoạt động ngoại giao, Hồ Chí Minh đã chinh
phục, lấy được cảm tình và sự ủng hộ từ nhiều phía dành cho cuộc chiến tranh chính nghĩa của Việt Nam.
Là một người Á Đông nhưng lại có thời gian dài sinh sống và làm việc ở