Nhóm giải pháp về cơ chế, thể chế, chính sách, pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 148 - 150)

7. Kết cấu của luận án

4.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng vận dụng ngoại giao văn hoá Hồ

4.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế, thể chế, chính sách, pháp luật

Đảng lãnh đạo đường lối đối ngoại, trong đó có đối ngoại về văn hóa. Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước cụ thể hóa thành các chính sách ngoại giao văn hóa. Nhà nước với tư cách là chủ thể thực hiện chính sách đối ngoại nói chung và là chủ thể hoạch định, triển khai chính sách ngoại giao văn hóa nói riêng, trong thời kỳ hội nhập, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về ngoại giao văn hoá cho phù

hợp với những yêu cầu mới đặt ra, dựa trên cơ sở vận dụng các giá trị ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh. Đó là:

Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh việc vận dụng ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh thông qua các hình thức tuyên truyền, tạo thành phong trào học tập rộng lớn, làm cho các giá trị ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh thẩm thấu vào các hoạt động ngoại giao văn hóa và đời sống của nhân dân.

Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về ngoại giao văn hoá một cách toàn diện, đồng bộ trên cơ sở kế thừa ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh, phù hợp với pháp luật của Nhà nước và đường lối đối ngoại của Đảng; đồng thời điều chỉnh, bổ sung chính sách ngoại giao văn hoá cho phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước và với cam kết quốc tế. Trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế về mọi mặt như hiện nay, việc hoàn thiện hệ thống cơ chế và chính sách ngoại giao, trong đó có ngoại giao văn hóa là một trong những nhiệm vụ cấp thiết. Nếu hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp, nó sẽ là cơ sở, là “đòn bẩy” thúc đẩy nhanh và mạnh hơn nữa quá trình giao lưu, hội nhập văn hóa, đem lại hiệu quả thiết thực không chỉ đối với việc phát triển văn hóa mà còn đối với phát triển kinh tế và xã hội. Bên cạnh đó, ngoại giao văn hóa khi được đặt dưới sự chỉ đạo và định hướng đúng đắn của Đảng, được thực hiện bằng những chính sách hợp lý, phù hợp với xu thế chung của thế giới sẽ phát huy được sức mạnh riêng có của nó mà không một lĩnh vực nào có thể có được, đó là “sức mạnh mềm” của mỗi một quốc gia trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Hiện nay, ở nước ta có cả Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 (2009) và Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 (2011), điều đó thể hiện chúng ta đã nhận thức tầm quan trọng của văn hóa và ngoại ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, trong cả hai Chiến lược có nhiều nội dung trùng lặp, đều có nhiều chủ thể cùng tham gia (các Bộ, Ban, Ngành) vào các chiến lược nhưng lại thiếu một cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo và triển khai chiến lược. Nên chăng, cần thành lập một Ban chỉ đạo chung để việc triển khai các chiến lược nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.

Gắn công tác ngoại giao văn hoá với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, ngành, địa phương; lồng ghép các hoạt động ngoại giao văn hoá trong triển khai chiến lược phát triển văn hoá, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, nhằm tạo tính cộng hưởng trong mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương. Việc gắn công tác ngoại giao với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương là một trong những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động ngoại giao văn hóa. Mỗi ngành, địa phương cần phải đưa ra đồng bộ các giải pháp để phát huy tiềm năng và thế mạnh về ngoại giao văn hóa của ngành, địa phương mình, thông qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường đầu tư ngân sách cho việc nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại giao văn hóa. Quan tâm đầu tư đổi mới và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ quan chuyên trách làm công tác ngoại giao văn hóa. Cấp ngân sách để hợp tác với nước ngoài như: mời phóng viên báo chí nước ngoài vào Việt Nam để đưa tin, viết bài, làm phim… để giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 148 - 150)