Sự vận dụng di sản ngoại giao Hồ Chí Minh và các quan điểm chỉ đạo của

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 29 - 33)

7. Kết cấu của luận án

1.2. Tình hình nghiên cứu về thực trạng ngoại giao văn hóa Việt Nam

1.2.2. Sự vận dụng di sản ngoại giao Hồ Chí Minh và các quan điểm chỉ đạo của

chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về ngoại giao văn hóa thời kỳ hội nhập quốc tế

Với vai trò là “nền tảng tinh thần” và là “kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng”, tư tưởng ngoại giao và những đóng góp trong thực tiễn hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh đã trở thành cơ cở lý luận và thực tiễn quan trọng đề Đảng ta vận dụng trong quá trình lãnh đạo đường lối đối ngoại thời kỳ hộ nhập quốc tế. Chính vì vậy, sự vận dụng di sản ngoại giao Hồ Chí

Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng trở thành đề tài của nhiều công trình nghiên cứu.

Đề tài khoa học cấp Bộ “Vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập” năm 2008 do PGS, TS Vũ Dương Huân làm chủ nhiệm tập trung nghiên cứu một số vấn đề chung về tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng đối ngoại, nghệ thuật và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Trong công trình này, các nhà khoa học đều khẳng định tư tưởng đối ngoại, phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh là một trong các nhân tố đảm bảo thắng lợi của chúng ta trong công tác đối ngoại. Trong bối cảnh trên, việc nghiên cứu sâu hơn nữa, toàn diện hơn nữa và đặc biệt là việc phân tích sự vận dụng sáng tạo tư tưởng, phương pháp, phong cách ngoại giao của Người, trong bối cảnh mới có ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa lý luận hết sức quan trọng.

Trong bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh soi rọi cho ngoại giao Việt nam thực hiện thành công đường lối đối ngoại của Đảng”, tác giả Nguyễn Dy Niên đã khẳng định ý nghĩa to lớn của việc vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh: “Việc vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong những giai đoạn và thời khắc lịch sử cho tới nay đã giúp ngoại giao Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhân dân giao phó, trở thành một mặt trận và binh chủng hợp thành của cách mạng Việt Nam” đồng thời nhấn mạnh: “việc không ngừng nghiên cứu, học tập, quán triệt và thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh có tầm quan trọng quyết định đối với việc triển khai thực hiện thành công đường lối đối ngoại của Đảng. Chỉ như vậy đối ngoại Việt Nam mới có thể vươn lên ngang tầm với thời đại, mới có đủ khả năng để xử lý kịp thời và thoả đáng, có lợi nhất cho đất nước tất cả những vấn đề nảy sinh. Chỉ có như vậy, ngoại giao Việt Nam mới có thể trở thành nền ngoại giao cách mạng, chính quy và hiện đại, xứng đáng là nền ngoại giao trong thời đại Hồ Chí Minh quang vinh” [138].

Bài viết của tác giả Phạm Gia Khiêm “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong đổi mới đối ngoại” in trong cuốn sách “Đảng Cộng sản Việt Nam - 80 năm xây dựng và phát triển” đã khẳng định: “Trong kho tàng tinh hoa ngoại giao ấy của dân tộc, sáng lấp lánh tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, một hệ

giá trị phong phú và sâu sắc, bao hàm nhiều bài học quý giá đối với công tác đối ngoại. Ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới đã kế thừa và vận dụng nhuần nhuyễn phong cách, bản sắc và những giá trị bền vững của tư tưởng ngoại giao của Bác” [42]. Cụ thể là Đảng ta đã vận dụng thành công trong việc định hình chính sách, phá thế bao vây cấm vận; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; chủ động hội nhập khu vực, thế giới và triển khai một nền ngoại giao toàn diện trong tình hình mới.

Tác giả Lê Viết Duyên trong bài viết “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại trong công cuộc đổi mới hiện nay” cho rằng: “Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, những quan sát và phân tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các vấn đề quốc tế và thời đại, cách ứng xử của Người trên trường quốc tế đã hình thành nên hệ thống lý luận, quan điểm, nguyên lý thực tế, sâu sắc cũng như những hành động đối ngoại chuẩn mực, hiệu quả, định hướng cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam” [28] và tác giả cũng khẳng định những thành tựu to lớn của ngoại giao Việt Nam trong 70 năm qua là minh chứng sinh động của đường lối, chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng ta, đồng thời thể hiện sự vận dụng sáng tạo và hiệu quả tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở vận dụng các giá trị trong di sản ngoại giao Hồ Chí Minh để lại, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra các quan điểm chỉ đạo để phát triển ngoại giao, trong đó có ngoại giao văn hóa. Nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển ngoại giao văn hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế, tác giả Hồ Sĩ Vịnh trong bài “Quan điểm của Đảng ta về vấn đề giao lưu văn hóa” đã khẳng định: “Từ khi ra đời đến nay, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đề có những quan điểm nhất quán, cởi mở và có hệ thống về giao lưu văn hóa. Đóng cửa, khép kín và kỳ thị văn hóa nước ngoài là những xu hướng xa lạ với Đảng” [193, tr.621]. Trong bài viết, tác giả còn nêu ra những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề giao lưu văn hóa, từ những quan điểm mang tính chủ trương trong Đề cương văn hóa (1943) đến những quan điểm chỉ đạo trong Đại hội VII (1991), Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998), Đại hội X (2006) của Đảng.

Trong bài viết “Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế” [56], tác giả Võ Văn Hải cho rằng: “Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới và sự chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng nước ta, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác ngoại giao văn hóa đang được đặt ra ngày càng cấp bách hơn”. Từ quan điểm chỉ đạo của Đại hội XI là phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước và đối ngoại của nhân dân, giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh, Nhà nước ta đã cụ thể hóa bằng việc ban hành “Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020”, góp phần tăng cường quản lý nhà nước về ngoại giao văn hóa. Tác giả còn nêu rõ, sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ngoại giao văn hóa thể hiện trước hết ở việc xác lập trong thực tiễn chỉ đạo có định hướng đối với lĩnh vực này, để phát huy sức mạnh xây dựng và bảo vệ những thành quả của sự nghiệp đổi mới. Trên cơ sở đó, hoàn thiện hệ thống chính sách ngoại giao văn hóa trong tổng thể nền ngoại giao toàn diện, lồng ghép các hoạt động ngoại giao văn hóa với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, bộ, ban ngành…

Trong bài phát biểu với chủ đề “Định hướng của Đảng về Ngoại giao văn hóa trong tình hình mới” [155], tác giả Nguyễn Bắc Son đã khẳng định sự phát triển của đường lối văn hóa văn nghệ theo từng thời kỳ đều phù hợp với yêu cầu của cách mạng, đều nhất quán theo nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó, tác giả nêu ra một số nội dung cần đẩy mạnh ngoại giao văn hóa trong thời gian tới. Đây là nội dung nhưng đồng thời cũng là những nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của ngoại giao văn hóa trong tình hình mới. Những công trình nghiên cứu trên đều khẳng định giá trị to lớn của tư tưởng đối ngoại, ngoại giao Hồ Chí Minh và sự cần thiết phải vận dụng những giá trị đó vào sự nghiệp phát triển ngoại giao nói chung, ngoại giao văn hóa Việt Nam nói riêng; đồng thời với việc nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển ngoại giao văn hóa, tác giả luận án có nguồn tư liệu chính thống để nhận thức rõ hơn về sự vận dụng các giá trị trong di sản ngoại giao Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động ngoại giao văn hóa qua các thời kỳ cách mạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 29 - 33)