Nội dung vận dụng ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh vào phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 137 - 144)

7. Kết cấu của luận án

4.1. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng và nội dung vận dụng ngoại giao

4.1.2. Nội dung vận dụng ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh vào phát triển

triển ngoại giao văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách đổi mới kinh tế và mở cửa đối ngoại, Việt Nam đã từng bước hội nhập với thế giới về các mặt từ chính trị, kinh tế, an ninh đến văn hoá, giáo dục… và đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, cũng như hội nhập kinh tế, hội nhập văn hoá cũng có tính hai mặt. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngoại giao văn hoá của chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức. Vì thế, một vấn đề lớn đang được đặt ra cho ngoại giao văn hoá nước ta hiện nay là làm thế nào để vừa tiếp thu được những thành tựu to lớn, những giá trị văn hoá tiến bộ của nhân loại, vừa giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập. Ngoại giao văn hóa phải trở thành trụ cột và là nền tảng tinh thần cho các hoạt động ngoại giao trên mọi lĩnh vực, là chất “kết dính” nhằm phát huy tổng thể sức mạnh đem lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động đối ngoại. Nghiên cứu ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh, chúng ta thấy được những giá trị to lớn về mặt lý luận và thực tiễn mà Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc và có thể vận dụng những giá trị đó để phát triển ngoại giao văn hóa Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển trong quá trình hội nhập.

Sự vận dụng ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh vào phát triển ngoại giao văn hoá trong quá trình hội nhập thể hiện ở bốn nội dung chủ yếu sau:

4.1.2.1. Xây dựng sự hiểu biết và chấp nhận lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước trên thế giới nhằm tăng cường hoà bình, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển.

Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, ngoại giao văn hóa có vai trò quan trọng trong việc giữ vững, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ trong đường lối đối ngoại, đồng thời tăng cường đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, góp phần nâng cao vị thế của dân tộc. Chính vì vậy, trong các hoạt động ngoại giao, Hồ Chí Minh thường xuyên sử dụng sự hiểu biết sâu sắc văn hóa của dân tộc và nhân loại như một công cụ, vũ khí sắc bén để thực hiện các mục tiêu đối ngoại. Hồ Chí Minh chủ trương phát huy pháp lý quốc tế, vận dụng những giá trị của văn hóa và ngoại giao truyền thống Việt Nam, cũng như các tư tưởng phổ biến, tiến bộ của nhân loại, luôn chú ý tìm ra những điểm đồng, nêu cao nhân nghĩa và đạo lý trong quan hệ quốc tế để thuyết phục, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới. Như vậy là, bằng công cụ văn hóa và dùng văn hóa làm phương tiện ngoại giao, ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam.

Nền văn hoá của mỗi một dân tộc trong quá trình tồn tại và phát triển bao giờ cũng hình thành cho mình một hệ giá trị riêng, bản sắc riêng, tuy nhiên trong đó cũng bao gồm cả những giá trị chung của nhân loại. Những giá trị chung đó chính là cơ sở cho sự chấp nhận lẫn nhau giữa các nền văn hoá. Thông qua giao lưu văn hoá, các hệ giá trị của mỗi nền văn hoá có điều kiện tiếp xúc, trao đổi, bổ sung cho nhau và làm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hoá. Cũng thông qua giao lưu văn hóa, hệ giá trị chung của các quốc gia, dân tộc được phát hiện, nó là cơ sở để gắn kết và thiết lập các mối quan hệ về chính trị, kinh tế giữa các quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, quá trình giao lưu văn hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ do tác động của quá trình toàn cầu hoá. Do đó, ngoại giao văn hoá có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hợp tác văn hoá, thông qua đó, thúc đẩy sự hợp tác chính trị và kinh tế giữa các quốc gia.

Bên cạnh đó, xu thế hòa bình, hợp tác, cùng phát triển đang là xu thế chính trong quan hệ quốc tế hiện nay. Ngoại giao văn hóa đều được các quốc gia chú trọng bởi ưu thế của nó trong việc giải quyết các mối quan hệ bằng phương thức hòa bình. Thông qua văn hóa và bằng văn hóa, nhiều mối quan hệ ngoại giao đã bớt đi sự căng thẳng, xoa dịu những bất đồng, giảm thiểu một cách tối đa nhất những cách giải quyết bằng xung đột vũ trang, trừng phạt kinh tế, thậm

chí là khủng bố hay chiến tranh đẫm máu… Ngoại giao văn hóa có vai trò to lớn trong việc giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập và thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia.

Đây là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể phát huy hơn nữa vai trò và thế mạnh của ngoại giao văn hóa trong quá trình hội nhập. Ngoại giao văn hóa Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thế giới ngày nay biết đến Việt Nam nhiều hơn nhờ việc đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến và hợp tác đầu tư trong lĩnh vực văn hóa. Ngoại giao văn hóa đã góp phần làm cho thế giới biết Việt Nam hiện nay là một quốc gia năng động, kinh tế - chính trị - xã hội phát triển ổn định và là điểm đến an toàn, hấp dẫn với người nước ngoài. Tuy nhiên, ngoại giao văn hóa Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém, chưa phát huy hết các tiềm năng và thế mạnh với vai trò trụ cột quan trọng của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Dó đó, việc vận dụng những giá trị ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh trong việc xây dựng sự hiểu biết và chấp nhận lẫn nhau giữa nước ta với các dân tộc, các khu vực, lãnh thổ, qua đó, tăng cường hoà bình, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

4.1.2.2. Quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, làm cho thế giới hiểu biết đúng về Việt Nam, có thiện cảm và ủng hộ Việt Nam.

Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiểu biết của nhân dân thế giới về Việt Nam, tăng cường sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bản thân Hồ Chí Minh trong các hoạt động ngoại giao phong phú của mình cũng luôn đề cao và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhờ đó, thế giới đã biết đến Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống văn hóa, nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, khoan dung, yêu chuộng và khát khao hòa bình. Chính Người cũng trở thành biểu tượng văn hóa của dân tộc, được nhân dân tiến bộ trên thế giới ngưỡng mộ và khâm phục. Chính vì vậy, trong Nghị quyết về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của

Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và Nhà văn hóa kiệt xuất” vào năm 1990, Đại hội đồng UNESCO đã khẳng định Người “là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc” [6].

Trong ngoại giao văn hóa, quảng bá là một trong những chức năng cơ bản. Thực hiện việc quảng bá, chúng ta có dịp giới thiệu ra thế giới hình ảnh tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam, giới thiệu những giá trị đặc sắc và phong phú của nền văn hoá dân tộc. Kế thừa những giá trị và bài học kinh nghiệm trong ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ phát huy được thế mạnh trong ngoại giao, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Nếu như trước đây, thế giới biết nhiều đến Việt Nam là một dân tộc anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc, bảo vệ nền độc lập dân tộc, thì ngày nay, ngoại giao văn hoá còn có nhiệm vụ giới thiệu và quảng bá cho thế giới hiểu biết thêm về nền văn hoá dân tộc, tạo ra những ấn tượng tốt đẹp và đưa Việt Nam trở thành địa chỉ tin cậy trong việc giao lưu văn hoá, thúc đẩy văn hoá phát triển.

Nội dung quảng bá của ngoại giao văn hóa Việt Nam hiện nay là phải làm nổi bật và lan tỏa được những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam được biểu hiện qua các phong tục, tập quán, lối sống, lễ hội truyền thống, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, văn hóa Việt Nam là sự thống nhất của văn hóa của nhiều tộc người khác nhau trên cùng một vùng lãnh thổ. Đặc điểm này tạo nên tính đa dạng, độc đáo, đặc sắc của văn hóa Việt Nam, làm cho văn hóa Việt Nam rất giàu sức hấp dẫn. Chúng ta còn tự hào khi có một nền văn hóa lâu đời và bề dày lịch sử được hình thành trên mảnh đất này, thiên nhiên ưu ái nhiều cảnh đẹp, con người Việt Nam cởi mở, thân thiện, mến khách… nên thu hút được rất nhiều người nước ngoài đến nghiên cứu, tham quan. Văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú của các vùng miền trên đất nước ta cũng là một yếu tố vô cùng hấp dẫn… Đây chính là những thế mạnh của văn hóa Việt Nam, nếu chúng ta

biết khai thác một cách hiệu quả, chúng không chỉ dừng lại ở việc mang đến lợi ích kinh thế mà còn giúp chúng ta quảng bá mạnh mẽ hơn về văn hóa, đất nước và con người Việt Nam. Do đó, Việt Nam hiện nay đang cố gắng xây dựng và khai thác nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch các làng nghề truyền thống… Đây là một trong những biện pháp hiệu quả để quảng bá văn hóa Việt Nam ra với thế giới và để phấn đấu đến mục tiêu xa hơn là xây dựng được một ngành công nghiệp văn hóa cho Việt Nam.

4.1.2.3. Xây dựng ngoại giao văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại

Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa với chính trị và kinh tế. Đây là cơ sở lý luận hình thành nên quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính và ngoại giao kinh tế. Mặt khác, Hồ Chí Minh coi ngoại giao cũng là một mặt trận, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của sự nghiệp cách mạng. Những quan điểm trên có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng ngoại giao văn hóa trở thành nền tảng tinh thần cho việc triển khai thắng lợi nền ngoại giao Việt Nam về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, xã hội nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc.

Hội nghị ngoại giao lần thứ 25 (năm 2006) đã khẳng định: cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa tạo thành ba trụ cột của hoạt động ngoại giao toàn diện hiện đại. Trong đó, các giá trị văn hoá sẽ là chỗ dựa tinh thần bền vững cho hoạt động ngoại giao, làm áp lực với các đối tác để thực hiện có kết quả cao các chính sách chính trị, kinh tế và văn hoá. Quan điểm trên cho thấy, ngoại giao văn hoá là một bộ phận trong toàn bộ hoạt động ngoại giao, có mối quan hệ chặt chẽ với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế bởi mọi vấn đề kinh tế và chính trị được đặt ra trong ngoại giao đều gắn liền với văn hoá. Vì vậy, sự tham gia của văn hoá là một điều kiện đảm bảo cho sự thành công hay thất bại của ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. Sự kết hợp chặt chẽ giữa ngoại giao văn hoá với ngoại giao chính trị

và ngoại giao kinh tế sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của ngoại giao nước ta trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Để phát huy vai trò nền tảng tinh thần của ngoại giao văn hóa, chúng ta cần phải làm giàu có, phong phú hơn các giá trị văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa đó để phục vụ lợi ích dân tộc thông qua việc tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa và những thành tựu khoa học - kỹ thuật của nhân loại. Bằng cách đó, chúng ta đã làm tăng sức mạnh nội sinh cho văn hóa dân tộc, tạo được cho mình bản lĩnh trong quá trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, ngoại giao văn hóa chỉ có thể trở thành nền tảng tinh thần khi được kết hợp ngoại giao kinh tế với vai trò là nền tảng vật chất và ngoại giao chính trị với vai trò định hướng. Các lĩnh vực ngoại giao này sẽ bổ trợ cho nhau trong quá trình phát triển bởi chúng đều nằm trong tổng thể chính sách của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Do đó, Đảng và Nhà nước ta khi xây dựng những chủ trương, đường lối và chính sách phát triển ngoại giao văn hóa phải gắn liền với phát triển ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. Đây là một yêu cầu đồng thời cũng là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Chính vì vậy, Chiến lược Ngoại giao văn hóa Việt Nam đến năm 2020 đã khẳng định cần phải có sự gắn kết giữa ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế: “Hàng năm, căn cứ theo nhu cầu thực tế, tổ chức các chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài, các sự kiện văn hóa nhân dịp năm chẵn, năm tròn ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước, ngày Quốc khánh… hoặc nhân dịp các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam đến các nước và Lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam, góp phần đưa quan hệ Việt Nam với các nước đi vào chiều sâu, bền vững, tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, giữa nhân dân các nước với Việt Nam, đồng thời vận động thu hút đầu tư nước ngoài, khách du lịc quốc tế, trao đổi thương mại, tạo điều kiện mở rộng quan hệ hơp tác trên các lĩnh vực khác” [166].

4.1.2.4. Tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc

Lịch sử văn hoá nhân loại đã chứng minh, không có một nền văn hoá nào có thể tồn tại và phát triển khi tồn tại độc lập, tách rời với các nền văn hoá

khác. Nền văn hoá Việt Nam đã có truyền thống giao lưu văn hoá từ rất sớm. Thông qua sự giao lưu đó, văn hoá Việt Nam được tiếp nhận nhiều cái hay, cái đẹp, cái tiến bộ của văn hoá nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả mà giao lưu văn hóa đem lại, bất cứ nền văn hóa của dân tộc nào cũng đứng trước nguy cơ ảnh hưởng, lai căng, mất gốc, đánh mất đi những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Đây chính là một thực tế, hay nói đúng hơn là mặt trái của quá trình đẩy mạnh giao lưu, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 137 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)