Các quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển ngoại giao văn hóa thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 125 - 137)

7. Kết cấu của luận án

4.1. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng và nội dung vận dụng ngoại giao

4.1.1. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển ngoại giao văn hóa thờ

hóa thời kỳ hội nhập quốc tế theo ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh

Ngay từ rất sớm, Đảng luôn coi trọng văn hóa và phát triển văn hóa, xác định văn hóa là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong công cuộc đổi mới, đứng trước nhu cầu giao lưu và mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa, Đảng đặc biệt quan tâm đến phát triển văn hóa từ hình thức đến nội dung, từ tư tưởng đến chất lượng sáng tác, từ ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc đến việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới. Vì thế, trong các văn kiện Đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X, XI và XII đều thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, trong đó có chủ trương mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa và các quan điểm đó đã được cụ thể hóa bằng các chính sách ngoại giao văn hóa của Nhà nước. Các chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa là sự kế tục truyền thống ngoại giao văn hóa Việt Nam, di sản ngoại giao văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là sự tiếp tục đường lối đối ngoại trong thời kỳ đổi mới. Có thể khái quát các quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển ngoại giao văn hóa thời kỳ hội nhập quốc tế ở một số nội dung cơ bản sau:

4.1.1.1. Mở rộng giao lưu văn hóa và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa

Từ Đại hội lần thứ VI (1986), Đảng đã có chủ trương đổi mới tư duy về hội nhập quốc tế song song với sự nghiệp đổi mới của đất nước. Nhưng phải

đến giữa những năm 1990, quá trình hội nhập quốc tế ở nước ta được đẩy mạnh thông qua việc bình thường hóa, thiết lập quan hệ với nhiều nước và tham gia vào nhiều hiệp hội, tổ chức quốc tế trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa.

Hội nhập về văn hóa là quá trình mở cửa, trao đổi văn hóa với các nước khác; chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh thần với thế giới; tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới để bổ sung và làm giàu nền văn hóa dân tộc; tham gia vào các tổ chức hợp tác, phát triển văn hóa trong khu vực và trên thế giới; ký kếtvà thực hiện các hiệp định song phương hoặc đa phương về văn hóa…

Chủ trương mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa của Đảng ta nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa, đáp ứng các nhu cầu về đời sống tinh thần của nhân dân và các yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của thế giới đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước. Bởi, giao lưu văn hóa giúp tăng cường, nâng cao sự hiểu biết và nhận thức về những giá trị chung của toàn nhân loại và tôn trọng sự khác biệt của từng dân tộc, đồng thời tạo cơ hội cho các nền văn hóa hợp tác cùng chung sống hòa bình vì sự phát triển bền vững. Cũng qua quá trình tiếp xúc, giao lưu và đối thoại văn hóa, giá trị văn hóa của các cộng đồng nhờ đó được phong phú, sáng tạo hơn. Chủ trương này vừa là sự tiếp nối truyền thống giao lưu văn hóa trong lịch sử dân tộc, vừa là một xu thế khách quan, phù hợp với quy luật phát triển. Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII (1998) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã chỉ ra một trong những thành tựu của thực trạng giao lưu văn hóa với nước ngoài, đó là “giao lưu văn hóa với nước ngoài từng bước được mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ về văn hóa. Qua giao lưu quốc tế về văn hóa chúng ta vừa có dịp tiếp xúc rộng rãi với những thành tựu của nhân loại, đồng thời giới thiệu với nhân dân các nước nhũng giá trị tốt đẹp, độc đáo của văn hóa Việt Nam, qua đó nâng cao uy tín của dân tộc, của Tổ quốc ta” [32, tr.22 - 23]. Nghị quyết cũng đề ra nhiệm vụ mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa: “Làm tốt việc giới thiệu văn hóa đất nước và con người Việt Nam với thế giới; tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài. Phổ biến những kinh

nghiệm tốt xây dựng và phát triển văn hóa của các nước. Ngăn ngừa sự thâm nhập các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy… Giúp đỡ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiểu biết tình hình nước nhà, thu thập thông tin và sản phẩm văn hóa từ trong nước ra, nêu cao lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc, phát huy trí tuệ, tài năng sáng tạo, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước” [32, tr.26]. Nghị quyết còn đề cập đến những giải pháp xây dựng ban hành các chính sách cụ thể về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa: “Đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ về văn hóa (Nhà nước, các tổ chức phi Chính phủ, cá nhân) nhằm tiếp thu được nhiều tinh hoa, kinh nghiệm của nước ngoài, ngăn ngừa những tác động tiêu cực” [32, tr.28]. Có thể khẳng định, Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) đã đưa ra những chủ trương, định hướng và giải pháp lớn cho việc triển khai các các hoạt động giao lưu văn hóa và hợp tác quốc tế về văn hóa. Đến Đại hội lần thứ X (2006), Đảng ta tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại giao trong lĩnh vực văn hóa là “Mở rộng giao lưu văn hóa, thông tin với thế giới” [34, tr.213]. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đưa ra quan điểm cần phải chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại: “Chủ động hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc. Chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua các thách thức để giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa” [36, tr.130 -131].

Như vậy, trong quá trình hội nhập, Đảng chủ trương mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa, coi giao lưu văn hóa là điều kiện thuận lợi nhất đưa đất nước ta nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu để vươn lên trong quá trình phát triển, tiến bộ của thế giới, vừa không ngừng nâng cao nền văn hóa của dân tộc mình, vừa góp phần xứng đáng vào kho tàng văn hóa của nhân loại. Nhưng đồng thời, trong quá trình giao lưu, bên cạnh việc tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của các nước; làm tốt việc giới thiệu văn hóa, đất nước, con người Việt Nam với thế giới, cần phải giữ gìn và phát huy

bản sắc văn hóa dân tộc, phải ngăn ngừa sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy.

4.1.1.2. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế

Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế vừa là nội dung quan trọng, vừa là yêu cầu cấp thiết mà Đảng ta đưa ra trong quá trình chỉ đạo xây dựng và phát triển ngoại giao văn hóa Việt Nam. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu có vốn văn hóa của dân tộc là một truyền thống tốt đẹp của văn hóa Việt Nam. Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, Đảng ta xác định cần phải tiếp thu có chọn lọc, tận dụng những thành quả văn hóa, khoa học - kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của nhân loại, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển đất nước. Chính vì vậy, chủ trương tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới luôn được Đảng ta đề cập đến trong hầu hết các kỳ Đại hội, nhất là từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới đất nước, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt của sự nghiệp đổi mới. Đại hội VI của Đảng nhấn mạnh: “Mở rộng và nâng cao hơp tác quốc tế về khoa học và kỹ thuật. Thông qua hợp tác để nhanh chóng nắm bắt các thành tựu khoa học - kỹ thuật… Gắn chặt hợp tác khoa học - kỹ thuật với hợp tác kinh tế. Xây dựng và thực hiện chính sách chuyển giao công nghệ có chọn lọc, kết hợp với nghiên cứu trong nước” [30, tr. 75 - 76]. Văn kiện Đại hội VII đã nêu ra nhiệm vụ: “Tiếp tục bảo tồn và phát triển sự nghiệp văn hóa, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp các dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại”. Nghị quyết Đại hội VIII khi nêu ra định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu cũng đã đề cập đến nội dung này: “Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam” [31, tr.111]. Đến Đại hội IX, Đảng ta vẫn khẳng định cần phải: “Tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa nhân loại” [33, tr.115] và chủ trương này vẫn được Đảng ta nêu ra trong các văn kiện của Đại hội X, XI và XII. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định nội dung xây dựng và phát triển nền văn hoá nước ta trong giai đoạn

hiện nay, trong đó có nội dung tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đó là “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao” [35, tr.75 - 76]. Đây cũng chính là cơ sở cho việc xác định nội dung xây dựng và phát triển ngoại giao văn hoá Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Bên cạnh chủ trương đẩy mạnh tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới trong quá trình hội nhập quốc tế, một vấn đề cấp thiết được đặt ra, đó là làm thế nào có thể giữ vững, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa đã tạo cho chúng ta nhiều cơ hội để phát triển nhưng đồng thời cũng phải đối diện với nhiều nguy cơ, thách thức, trong đó có nguy cơ đánh mất các giá trị truyền thống tốt đẹp và mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, song song với việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, Đảng rất quan tâm đến vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là một nguyên tắc cơ bản của Đảng trong quá trình giao lưu văn hóa quốc tế, bởi: “Chỉ có biết giữ gìn, khai thác, phát triển và nâng cao bản sắc riêng của nền văn hóa dân tộc thì mới có được giá trị bản thân trong tiếp xúc và đối thoại với các nền văn hóa khác, và cũng chỉ trên cơ sở đó mới tiếp thụ được những tinh hoa của văn hóa thế giới” [41, tr.154]. Đảng cũng giải thích rõ hơn về quan điểm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đó là: “giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là đóng kín, kỳ thị đối với các nền văn hóa khác. Các nền văn hóa luôn trao đổi với nhau. Lịch sử văn minh nhân loại cho thấy, qua giao lưu, các nền văn hóa dân tộc làm phong phú lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển” [41, tr.153]. Về vấn đề này, Đại hội VIII của Đảng cũng nhấn mạnh: “Sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có cách tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại, vừa mang sắc thái Việt Nam. Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn coi trọng những giá trị truyền thống và bản

sắc dân tộc, quyết không được tự đánh mất mình, trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác [31, tr.30]. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng cũng khẳng định: “Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thụ có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác” [32, tr.56].

Có thể thấy rằng, chủ trương gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không hề đồng nghĩa với bảo thủ, tự cô lập, đóng kín, khư khư giữ lấy cái cũ. Bản sắc văn hóa không phải là những giá trị tạm thời, nay còn mai mất, nhưng cũng không phải là cái không bao giờ thay đổi và không sửa đổi. Trái lại, bản sắc văn hóa cũng có sự vận động, phát triển cùng với quá trình vận động, phát triển của dân tộc và luôn được bổ sung thêm những tinh túy mới trong quá trình phát triển. Do đó, tiếp thu các giá trị văn hóa tiêu biểu của nhân loại cũng là một phương thức làm giàu có, phong phú hơn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc còn đồng nghĩa với việc ngăn chặn những tác động tiêu cực từ việc mở rộng giao lưu văn hóa với thế giới. Nhận thức được vấn đề này, Đảng ta luôn chú ý tới một nhiệm vụ cũng rất quan trọng, đó là đấu tranh chống lại sự xâm nhập của các loại văn hóa độc hại, khuynh hướng độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc. Nghị quyết Đại hội VIII đã đưa ra vấn đề này như một nhiệm vụ cấp bách cần phải giải quyết trong quá trình xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc: “đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hóa độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc” [31; tr.111]. Đại hội IX của Đảng cũng đã nêu ra vấn đề này: “Tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của nhân loại. Đấu tranh chống sự xâm nhập của văn hóa độc hại” [33, tr.115]. Từ đó, Đảng cũng ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị và đưa ra nhiều giải pháp nhằm bảo vệ những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, ngăn chặn những tác động tiêu cực trong quá trình giao lưu văn hóa với thế giới: “Tỉnh táo đấu tranh khôn khéo, có hiệu quả chống lại các âm mưu và thủ đoạn của các thế lực đế quốc và phản động dùng văn hóa, nghệ thuật làm công cụ chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta; loại trừ các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật độc hại” [40, tr.623 - 624]. Và “cùng với việc giữ gìn và phát triển những di sản văn hóa quý báu của dân tộc, tiếp thụ những tinh hoa văn hóa thế giới,

sáng tạo, vun đắp nên những giá trị mới, phải tiến hành kiên trì cuộc đấu tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư tật xấu, nâng cao tính chiến đấu, chống mọi âm mưu toan lợi dụng văn hóa để thực hiện diễn biến hòa bình” [31, tr.58].

Như vậy, trong quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với việc xây dựng và phát triển ngoại giao văn hóa thời kỳ hội nhập quốc tế có một nội dung hết sức

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 125 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)