Cách mạng khoa họ c công nghệ, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 92 - 95)

7. Kết cấu của luận án

3.1. Các nhân tố tác động đến việc vận dụng ngoại giao văn hóa Hồ Chí

3.1.2. Cách mạng khoa họ c công nghệ, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập

3.1.2. Cách mạng khoa học - công nghệ, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nhập quốc tế

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển nhanh chóng mang lại những biến đổi sâu sắc về mọi mặt của đời sống xã hội. Trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, hòa bình, hợp tác và phát triển trở thành xu thế lớn của mọi quốc gia. Bởi, chính sự phát triển nhanh chóng của những thành tựu khoa học - công nghệ đã góp phần đắc lực trong quá trình toàn cầu, kết nối mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới với nhau, bất luận khoảng cách địa lý hay sự khác biệt về thể chế chính trị, đặc trưng tôn

giáo, tín ngưỡng… Những thành tựu mà cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đem lại giúp cho các nước đi sau như Việt Nam, nắm bắt được nhiều cơ hội để vận dụng, tiếp thu, rút ngắn dần khoảng cách về trình độ phát triển, mức sống và thu nhập. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức và sự hình thành mạng thông tin điện tử toàn cầu do cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đem lại đã tạo ra những cơ hội trao đổi thông tin một cách tự do, tạo những điều kiện hình thành xã hội tri thức, nâng cao sự hiểu biết cho mọi người. Đây là một trong những biểu hiện của sự thay đổi căn bản về tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, từ đó đưa đến những biến đổi về kinh tế - xã hội, văn hóa, tư tưởng, lối sống và cả kiến trúc thượng tầng của xã hội.

Xu thế toàn cầu hóa hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực làm cho các quốc gia ngày càng có điều kiện giao lưu, nắm bắt nhiều cơ hội để phát triển. Hội nhập quốc tế trở thành một giải pháp tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của bất cứ quốc gia nào: “Không một quốc gia - dân tộc nào có thể phát triển trong thế cô lập và khép kín, ốc đảo và đơn tuyến. Nhìn toàn cục thế giới người ta thấy các quốc gia - dân tộc khác nhau về ý thức hệ, chế độ chính trị và trình độ phát triển, nhưng để tồn tại trong một thế giới toàn cầu, đều đang phải đối mặt với những tình huống phát triển của chính mình trong tính chế ước lịch sử của thời đại cách mạng khoa học - công nghệ, xã hội thông tin và kinh tế tri thức” [153, tr.30]. Toàn cầu hóa văn hóa cũng làm cho giao lưu văn hóa được đẩy mạnh. Trong thế giới hiện đại, giao lưu văn hóa trở thành một nhu cầu tất yếu mang tính phổ biến, là quy luật của bảo tồn và phát triển của mỗi nền văn hóa. Giao lưu văn hóa nhằm nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc, góp phần vào quá trình hội nhập quốc tế và qua đó thúc đẩy sự phát triển của đất nước và là yếu tố cơ bản để gìn giữ hòa bình thế giới:

Văn hóa ngày càng trở thành công cụ để tăng cường sự hiểu biết và kết nối giữa các quốc gia, dân tộc; tăng cường và củng cố các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước. Văn hóa góp phần quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế của các quốc gia dân tộc; tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của các nước; tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh bảo vệ

hòa bình, duy trì ổn định ở mỗi nước, cũng như khu vực và thế giới” [153, tr.66].

Do đó, “Giao lưu và tiếp biến văn hóa ngày càng trở thành động lực làm giàu những nền văn hóa cũ và tạo dựng những nền văn hóa mới” [153, tr.67].

Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa được tăng cường, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, làm gia tăng các hoạt động giao lưu quốc tế trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự… Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo ra những cơ hội lớn, những động lực lớn cho quá trình phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với tất cả các nước, trước hết là các nước đang phát triển và chậm phát triển. Trong bối cảnh chung đó, một mặt các quốc gia phải chủ động tham gia vào quá trình giao lưu chính trị, kinh tế, văn hóa để cùng phát triển, mặt khác, mỗi quốc gia cũng phải nhận thức rõ rằng: quá trình toàn cầu hóa có thể làm lộ rõ hơn sự khác biệt về nhiều mặt giữa các quốc gia, dân tộc. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các cuộc xung đột văn hóa, sắc tộc, tôn giáo…

Như vậy, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay đang tạo cho ngoại giao văn hóa Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức đan xen với nhau. Trước những tác động to lớn đó, chúng ta nhận thấy sự cần thiết phải vận dụng những giá trị của ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh. Ngay từ rất sớm, đặc biệt từ khi giữ cương vị Chủ tịch nước kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Hồ Chí Minh luôn chủ trương tiếp thu các thành tựu khoa học - kỹ thuật của các nước tiên tiến, các giá trị văn hóa tiến bộ của nhân loại, sẵn sàng hợp tác với các nước dân chủ… để Việt Nam có thể “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. Người cũng nhận thấy sự cần thiết phải đẩy mạnh giao lưu văn hóa, coi đó là quy luật tất yếu trong quá trình phát triển. Đây chính là những tiền đề lý luận quan trọng để Đảng ta tiếp thu và vận dụng nhằm đẩy mạnh phát triển ngoại giao văn hóa đáp ứng yêu cầu và xu thế của quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)