Những kết quả nghiên cứu đạt đƣợc và những vấn đề luận án tập

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 33 - 37)

7. Kết cấu của luận án

1.3. Những kết quả nghiên cứu đạt đƣợc và những vấn đề luận án tập

tập trung giải quyết

1.3.1.Những kết quả nghiên cứu đạt được

Khái quát một cách toàn diện (quan niệm, phương thức tiếp cận, nội dung triển khai, các kết quả chủ yếu đạt được…) tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung của luận án, tác giả nhận thấy:

Về ngoại giao văn hóa

Trong những năm gần đây, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngoại giao văn hóa được quan tâm phát triển nhờ sự gia tăng nhận thức về vai trò của nó đối với ngoại giao nói riêng và với sự phát triển xã hội nói chung. Ngoại giao văn hóa ngày càng trở thành công cụ hữu hiệu trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế bằng phương pháp hòa bình. Đây chính là xu hướng chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Ở Việt Nam, ngoại giao văn hóa là một lĩnh vực nghiên cứu còn tương đối mới. Việc nghiên cứu lĩnh vực này đang còn tập trung giải quyết các vấn đề thuộc về lý luận như nội hàm khái niệm, nội dung, chức năng, vai trò, chủ thể của ngoại giao văn hóa và các nhóm giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của ngoại giao văn hóa… Chưa có nhiều những công trình nghiên cứu chuyên sâu, chuyên khảo về lĩnh vực này.

Về ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh

Cho đến nay, các công trình khoa học chủ yếu nghiên cứu về tư tưởng và hoạt động đối ngoại, ngoại giao của Hồ Chí Minh. Các công trình này đã nghiên cứu một cách khá toàn diện, hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về đối ngoại, ngoại giao; đồng thời, khẳng định những đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh và những giá trị của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh đối với nền ngoại giao Việt Nam nói riêng, sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung. Trong những công trình đã công bố, xuất hiện một số gợi ý về các khía cạnh khác nhau của ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh - một bộ phận hợp thành di sản ngoại giao Hồ Chí Minh nói chung.

Về sự vận dụng di sản ngoại giao Hồ Chí Minh và các quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về ngoại giao văn hóa thời kỳ hội nhập quốc tế.

Hầu hết các công trình thuộc nhóm này đều khẳng định giá trị tư tưởng và những đóng góp to lớn cho nền ngoại giao Việt Nam mà Hồ Chí Minh đã để lại. Qua đó nhấn mạnh sự cần thiết phải vận dụng di sản ngoại giao Hồ Chí Minh với tư cách là cơ sở lý luận quan trọng cho việc hoạch định những chủ trương, đường lối, chính sách ngoại giao đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng chủ yếu về phát triển, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa hoặc về phát triển ngoại giao nói chung. Đã có những quan điểm chỉ đạo phát triển ngoại giao văn hóa nhưng chưa nhiều và chỉ dừng lại ở những định hướng mang tính chiến lược, chưa đi sâu vào những nội dung và giải pháp cụ thể cho ngoại giao văn hóa.

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về ngoại giao văn hoá Hồ Chí Minh cùng với những giá trị lý luận và thực tiễn của nó được Đảng ta vận dụng trong quá trình xây dựng và phát triển ngoại giao văn hóa Việt Nam. Đây chính là vấn đề gợi mở cho người viết lựa chọn vấn đề “Ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” là đề tài nghiên cứu luận án của mình.

1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết

Có thể khẳng định “Ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” là một đề tài mới, vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn sâu sắc. Nghiên cứu đề tài này, tác giả sẽ tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Thứ nhất, đưa ra khái niệm ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh.

Từ việc nghiên cứu tư tưởng, hoạt động, phong cách, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh, đặc biệt là việc Hồ Chí Minh sử dụng vốn hiểu biết, vốn văn hóa của mình trong các hoạt động ngoại giao để nhằm thực hiện các mục tiêu ngoại giao, người viết cố gắng đưa ra được khái niệm ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh.

- Thứ hai, phân tích cơ sở hình thành, nội dung của ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh.

Luận án tập trung phân tích các cơ sở hình thành ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh bao gồm: truyền thống ngoại giao văn hóa của dân tộc, các giá trị ngoại giao văn hóa của nhân loại, di sản ngoại giao Mác - Lênin và những phẩm chất nổi trội của nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh. Làm rõ những nội dung chủ yếu ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh là: quan niệm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu của ngoại giao văn hóa; về mối quan hệ giữa ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao quân sự; quan điểm về vai trò của ngoại giao văn hóa và các phương pháp tiến hành ngoại giao văn hóa.

- Thứ ba, khảo sát, đánh giá thực trạng vận dụng ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và phân tích nguyên nhân của thực trạng đó.

Việc đánh giá thực trạng vận dụng ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh hiện nay có một ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết nhiệm vụ của đề tài luận án đặt ra. Từ những thành tựu và hạn chế của việc vận dụng ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay, người viết phân tích các nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó, đồng thời, xác định các vấn đề đặt ra trong quá trình vận dụng ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh hiện nay.

- Thứ tư, vận dụng di sản ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh vào phát triển ngoại giao văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Ở nội dung này, người viết phân tích các nhân tố tác động đến sự vận dụng ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh của Đảng trong quá trình hội nhập quốc tế, các quan điểm chỉ đạo của Đảng và nội dung vận dụng ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh vào phát triển ngoại giao văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, đề xuất một số nhóm giải pháp mang tính định hướng nhằm phát huy hơn nữa vai trò và hiệu quả của hoạt động ngoại giao văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Tóm lại, những vấn đề luận án tập trung giải quyết sẽ góp phần làm rõ những giá trị lý luận và thực tiễn của ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh, khẳng định những đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển ngoại giao văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Tiểu kết chƣơng 1

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, tác giả đã chia các công trình nghiên cứu thành hai nhóm chủ yếu, đó là: tình hình nghiên cứu về ngoại giao văn hóa, ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh và tình hình nghiên cứu thực trạng ngoại giao văn hóa Việt Nam hiện nay và sự vận dụng di sản ngoại giao Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế. Có thể khẳng định, ngoại giao văn hóa là một lĩnh vực nghiên cứu còn tương đối mới ở trên thế giới và Việt Nam. Vấn đề này chỉ thực sự được quan tâm nghiên cứu khoảng vài chục năm gần đây khi vai trò của ngoại giao văn hóa ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, các công trình nghiên cứu về thực trạng ngoại giao văn hóa Việt Nam cũng chưa nhiều. Đối với ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh, đây là vấn đề mới. Các công trình nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung nghiên cứu về tư tưởng, hoạt động ngoại giao, đối ngoại của Hồ Chí Minh và sự vận dung tư tưởng ngoại giao, đối ngoại của Hồ Chí Minh trong thực tiễn.

Từ việc khảo sát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, tác giả đã khái quát những kết quả nghiên cứu đã đạt được, tiếp thu và kế thừa các kết quả đó để triển khai nội dung của luận án. Tác giả cũng khẳng định, vấn đề luận án đặt ra và giải quyết là vấn đề hoàn toàn mới, chưa có một công trình nào nghiên cứu. “Ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” là đề tài vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn. Giải quyết nhiệm vụ của luận án đặt ra sẽ góp phần làm rõ nội dung cơ bản của ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh, giá trị to lớn của ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của ngoại giao văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)